Hoàn thành kè và lát đá Hồ Gươm

Dự án cải tạo, chỉnh trang Hồ Gươm hoàn thành sau 5 tháng thi công và được gắn biển chào mừng kỷ niệm 1010 năm Thăng Long - Hà Nội.
Hồ Gươm nhìn từ trên cao. Ảnh: Giang Huy.
Hồ Gươm nhìn từ trên cao. Ảnh: Giang Huy.

Lễ gắn biển diễn ra hôm qua, ngày 10/10 với sự tham dự của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ.

Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long cho hay, quận sẽ tiếp tục triển khai các các dự án để kết nối, hoàn chỉnh không gian kiến trúc cảnh quan khu vực xung quanh Hồ Gươm: tháp Hòa Phong, đền Bà Kiệu, quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nhà hàng Thủy Tạ, đền Vua Lê... và thực hiện dự án cải tạo, chỉnh trang hệ thống chiếu sáng khu vực xung quanh hồ.

Dự án cải tạo, chỉnh trang Hồ Gươm khởi công cuối tháng 5, bao gồm các hạng mục: Cải tạo hệ thống kè xung quanh hồ (khoảng 1.452 m) bằng kết cấu bê tông cốt sợi đúc sẵn; lát hè, đường dạo, bồn hoa bằng đá granit tự nhiên Bình Đình, Phú Yên; Hạ ngầm đường dây điện lực, điện chiếu sáng, hệ thống tưới nước tự động xung quanh hồ.

Dự án cũng bao gồm hạng mục cải tạo, thay thế thảm cỏ, thảm hoa; cải tạo, bổ sung các trang thiết bị đô thị như nhà vệ sinh công cộng, ghế ngồi, thùng rác, trụ uống nước sạch tại vòi...
Đánh giá dự án, nguyên Phó chủ tịch Hội Kiến trúc sư Việt Nam Nguyễn Quốc Thông cho rằng, việc kè hồ và lát đá tạo nên "một không gian đồng nhất về mặt ngôn ngữ kiến trúc, loại bỏ cảm giác chắp vá".

"Bây giờ có các lớp cây xanh từ bên ngoài đi vào mặt hồ. Thảm xanh, thảm hoa tương đối mạch lạc, nó không mất đi không gian xanh quen thuộc ở Hồ Gươm mà còn ngăn nắp hơn, có quy hoạch hơn và nhẹ nhàng hơn", ông Thông nói.
Việc lát đá ở Hồ Gươm được tiến hành từ năm 2010 và là một trong những công trình chào mừng đại lễ 1.000 năm Thăng Long - Hà Nội. Tuy nhiên việc lát những viên đá xanh cỡ lớn, được thực hiện từ đoạn nhà hát múa rối Thăng Long đến nhà hàng Thuỷ Tạ thì phải dừng, do lo ngại lãng phí và loại đá mới có thể gây trơn trượt.

Quận Hoàn Kiếm sau đó đã lập hòm phiếu tại Hồ Gươm (khu vực đường đôi Đinh Tiên Hoàng) để lấy ý kiến người dân. Mặc dù kết quả được Quận thông báo trên 87% người dân đồng tình nhưng dự án vẫn bị dừng. Năm 2012, quận Hoàn Kiếm có văn bản đề nghị và được thành phố cho tiếp tục triển khai dự án. Tuy nhiên lúc này đang có một số nghiên cứu quy hoạch và thiết kế đô thị liên quan đến Hồ Gươm nên dự án tiếp tục bị dừng.

Giữa năm 2015, thành phố có văn bản đồng ý cho quận Hoàn Kiếm triển khai dự án. Tháng 1/2017, quận tổ chức trưng bày phương án thiết kế, lấy ý kiến cộng đồng lần thứ nhất. Sau khi ghi nhận ý kiến của các nhà chuyên môn, sở ngành và người dân, đơn vị tư vấn thiết kế đã tiếp thu, chỉnh sửa và tiếp tục tổ chức lấy ý kiến lần hai vào đầu tháng 3/2018.

Tháng 1/2020, lần thứ ba trong 10 năm, quận tổ chức trưng bày và lấy ý kiến người dân về dự án cải tạo chỉnh trang khu vực xung quanh Hồ Gươm, trong đó có hạng mục lát đá.


Hồ Gươm rộng hơn 115.000 m2. Xung quanh hồ được bó vỉa bằng kè đá, bao quanh là hệ thống vườn hoa, cây xanh. Khu di tích lịch sử và danh lam thắng cảnh hồ Hoàn Kiếm được công nhận di tích quốc gia đặc biệt năm 2013, gồm: hồ, tháp Rùa, đền Ngọc Sơn và khu tưởng niệm vua Lê.
Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.