Ảnh: Nguyễn Sơn Hoà

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?

Công trình khách sạn, nhà hàng được xây dựng trên đèo Mã Pí Lèng đang tạo ra một cuộc tranh cãi trong dư luận. Vậy, công trình này đang vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào?
* * *

Đèo Mã Pí Lèng được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia năm 2009, nên nó là di sản văn hóa vật thể, được điều chỉnh bởi Luật di sản văn hóa 2001 (quy định tại khoản 2, Điều 4 và Điều 1 luật này), cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009.

  Khu vực xây khách sạn là vực Tu Sản, nhìn xuống dòng sông Nho Quế, nơi dừng chân thưởng cảnh của du khách. Cho nên, theo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009, đây phải được xem là khu vực bảo vệ I của danh lam thắng cảnh.

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào? ảnh 1

Điểm a, khoản 1, Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 sửa đổi Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 nêu rõ: “Khu vực I là vùng có những yếu tố gốc cấu thành di tích”.

Khoản 3 Điều 13 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 sửa đổi Điều 32 Luật di sản văn hóa 2001 quy định: “Khu vực bảo vệ I phải được bảo vệ nguyên trạng về mặt bằng và không gian. Trường hợp đặc biệt có yêu cầu xây dựng công trình trực tiếp phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di tích, việc xây dựng phải được sự đồng ý bằng văn bản của người có thẩm quyền xếp hạng di tích đó.

Việc xây dựng công trình bảo vệ và phát huy giá trị di tích khu vực bảo vệ II đối với di tích cấp tỉnh phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đối với di tích quốc gia và di tích quốc gia đặc biệt phải được sự đồng ý bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Việc xây dựng công trình quy định tại khoản này không được làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường - sinh thái của di tích.”

Như vậy, vì đèo Mã Pí Lèng là danh lam thắng cảnh cấp quốc gia, nên việc xây dựng các công trình ở đây thuộc thẩm quyền cho phép của Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, không phải thẩm quyền quyết định của địa phương.

Khách sạn Mã Pí Lèng vi phạm Luật Di sản văn hóa như thế nào? ảnh 2

Việc xây dựng khách sạn Mã Pí Lèng Panorama ở khu vực này là hành vi trái với luật Di sản văn hóa 2001, cùng với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 vì chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Hơn nữa, việc xây dựng trái phép này thuộc các hành vi bị nghiêm cấm vì làm “sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh”, quy định bởi khoản 3, Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009. Cụ thể, theo điểm b khoản 1 Điều 4 của Nghị định 98/2010/NĐ – CP ngày 21.9.2010 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật di sản văn hóa 2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật di sản văn hóa 2009 thì hành vi “làm sai lệch di tích văn hóa – lịch sử, danh lam thắng cảnh” là hành vi “Làm thay đổi môi trường cảnh quan của di tích như chặt cây, phá đá, đào bới, xây dựng trái phép và các hành vi khác gây ảnh hưởng xấu đến di tích”.

Những dấu hiệu sai phạm đó của khách sạn Mã Pí Lèng Panorama cần được thanh tra theo Điều 66 của Luật di sản văn hóa 2001. Hành vi xây dựng trái phép này có thể bị cảnh cáo, hoặc phạt tiền theo điểm a, b khoản 1 Điều 21 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Nếu bị phạt tiền, mức phạt cao nhất là 50 triệu đồng, theo điểm c khoản 1 Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

Kèm theo đó là việc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là buộc tháo dỡ công trình (Điều 30), buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu (Điều 29) của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012. Có lẽ đây là điều cần thiết nhất, được công luận chờ đợi nhất, vì không thể chấp nhận một công trình xây dựng trái phép như vậy đe dọa hủy hoại cả cảnh quan thiên nhiên của đèo Mã Pí Lèng bên dòng sông Nho Quế.

Khi áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, chủ khách sạn được tự nguyện thi hành. Trong trường hợp chủ khách sạn không tự nguyện thi hành, bắt buộc phải cưỡng chế theo Điều 29, Điều 30 của Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

TIN LIÊN QUAN
Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.