Không cam chịu thất bại trước U23 Saudi Arabia, U23 Thái Lan khiếu nại lên AFC

(Ngày Nay) - U23 Thái Lan tức giận trọng tài, khiếu nại lên AFC sau khi bị loại khỏi tứ kết U23 châu Á 2020.
U23 Thái Lan không hài lòng về các quyết định của trọng tài
U23 Thái Lan không hài lòng về các quyết định của trọng tài

Trong trận tứ kết U23 châu Á 2020 giữa U23 Thái Lan và U23 Saudi Arabia (Ả Rập Saudi) diễn ra vào ngày 18/1 đã khiến dư luận Thái nổi sóng khi chứng kiến tuyển U23 nước nhà thua một cách tức tưởi ở tứ kết từ một quyết định gây tranh cãi của trọng tài người Oman.

Đó là tình huống hậu vệ Sorawit Panthong (U23 Thái Lan) phạm lỗi với Abdullah Al-Hamdan (Ả Rập Saudi) trong vòng cấm địa dẫn đến quả phạt 11m ở phút 78. Al-Hamdan chính là người thực hiện thành công để mang về chiến thắng 1-0 cho U23 Ả Rập Saudi. Ở tình huống trên, trọng tài Ahmed Al Kaf đã nhờ tư vấn từ tổ VAR trước khi đưa ra quyết định trao quả 11m cho đội bóng Tây Á. Quyết định này khiến CĐV chủ nhà và thành viên tuyển U23 Thái Lan sửng sờ bởi vị trọng tài người Oman đã thay đổi quyết định từ phạt trực tiếp sang 11m sau khi nghe tư vấn từ tổ VAR.

Trên thực tế, đoạn video quay chậm cho thấy Sorawit của U23 Thái Lan đã có pha kéo áo Al-Hamdan ở ngoài vòng cấm địa. Ngay sau đó, hậu vệ này tiếp tục có pha truy cản hợp lệ trong vòng cấm địa đối với tiền đạo Al-Hamdan của U23 Ả Rập Saudi. Tuy nhiên, trọng tài chính đã đảo ngược quyết định ban đầu về một cú đá phạt trực tiếp ở sát vạch 16m50 để trao một quả phạt 11m cho U23 Ả Rập Saudi gây choáng cho cả các cầu thủ Thái Lan trên sân và những người hâm mộ nhà trên khán đài sân Thammasat.

Trước thất bại 1-0 nghiêng về đội tuyển U23 Saudi Arabia, "voi chiến" phải dừng bước vì bàn thua trên chấm 11 mét được quyết định từ công nghệ VAR.

Không cam chịu thất bại trước U23 Saudi Arabia, U23 Thái Lan khiếu nại lên AFC ảnh 1

Trọng tài Al-Kaf gây tranh cãi với quyết định thổi phạt đền trên sân Thammasat ngày 18/1. Ảnh: AFC.

Nhưng U23 Thái Lan đã không cam chịu thất bại đó, mới đây, LĐBĐ Thái Lan (FAT) gửi đơn khiếu nại lên LĐBĐ châu Á (AFC) cho rằng đội ngũ trọng tài xử lý thiếu khách quan.

Theo đó, FAT đưa ra 3 vấn đề chính trong đơn khiếu nại gửi lên AFC.

Thứ nhất, một số quyết định của các trọng tài trong nhiều tình huống thiếu khách quan. Đặc biệt là việc rút thẻ vàng cho các cầu thủ U23 Thái Lan, nhưng nhẹ tay với các tình huống tương tự của cầu thủ U23 Saudi Arabia. Trong trận tứ kết 1 U23 châu Á 2020, trọng tài rút ra 3 thẻ vàng với U23 Thái Lan, trong khi U23 Saudi Arabia chỉ 1 lần bị cảnh cáo. Đáng chú ý, U23 Saudi Arabia phạm lỗi nhiều hơn, lên đến 16 lần. U23 Thái Lan có 14 pha phạm lỗi.

Thứ hai, yếu tố khách quan khi lựa chọn các trọng tài cùng khu vực của một trong hai đối thủ. AFC đã phân công nhóm trọng tài Oman điều khiển trận đấu. Trong đó, trọng tài chính là Ahmed Al-Kaf. FAT có lý do để phản ứng, vì Oman và Saudi Arabia là hai đồng minh tích cực ở vùng Vịnh.

Thứ ba, cần làm rõ quá trình xử lý của các trọng tài phụ trách VAR, nhất là liên quan đến tình huống U23 Thái Lan bị thổi phạt 11 mét. Việc áp dụng các quy tắc không phù hợp. Phía Thái Lan cho rằng việc xử lý của trọng tài chính Ahmed Al-Kaf là không hợp lý. Ông Ahmed Al-Kaf cho U23 Saudi Arabia từ phạt trực tiếp thành phạt đền nhưng không hề xem màn hình, mà chỉ nghe "nhắc nhở" từ đội ngũ quản lý phòng VAR. Điều này là thiếu khách quan, khi trọng tài chính không đưa ra quyết định của mình, mà dựa trên nhận định của trợ lý.

TIN LIÊN QUAN
Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.