K-League chuẩn bị khởi tranh trong mùa dịch

(Ngày Nay) - Trong một trận giao hữu trước mùa giải vào cuối tháng 4, hai cầu thủ của đội Incheon United đã uống nước từ chai, sau đó họ nhận ra mình cầm nhầm và đổi cho nhau. Các chai nước sẽ được dán riêng tên của từng cầu thủ để tránh lây nhiễm COVID-19.
Cầu thủ Lee Dong-gook của Jeonbuk Huyndai Motors được đo thân nhiệt trước trận đấu tập với Daejeon Citizen cuối tuần trước. Ảnh: FA
Cầu thủ Lee Dong-gook của Jeonbuk Huyndai Motors được đo thân nhiệt trước trận đấu tập với Daejeon Citizen cuối tuần trước. Ảnh: FA

Giải vô địch bóng đá Hàn Quốc K-League sẽ mở màn vào ngày 8/5, thu hút sự chú ý của giới mộ điệu về cách tổ chức một mùa giải khi dịch bệnh chưa kết thúc.

Trong lịch sử 37 năm, chưa bao giờ bóng đá Hàn Quốc trải qua giai đoạn chuẩn bị mùa giải kỳ lạ tới vậy. Mọi năm, ban tổ chức sẽ luôn vướng mắc ở khâu bán bản quyền truyền hình, nhưng hiện tại các công ty truyền thông từ khắp nơi trên thế giới đã gõ cửa trụ sở K-Leage tại Seoul.

Hiện đã có 10 quốc gia ký hợp đồng mua bản quyền phát sóng giải đấu, từ Trung Quốc đến Croatia, vẫn còn nhiều đơn vị khác đang thương thảo hợp đồng với ban tổ chức.

K-League chuẩn bị khởi tranh trong mùa dịch ảnh 1

Các chai nước dán tên cầu thủ tại trận đấu tập giữa Inceon United vs Suwon FC. Ảnh: FA

"Các trận đấu trực tiếp là điều hiếm hoi trong những ngày này", Chủ tịch của K-League Kwon Oh-gap, nói. "Đây là một cơ hội tuyệt vời để cho thế giới biết về giải đấu hàng đầu châu Á. Chúng tôi hy vọng người hâm mộ sẽ quên đi dịch bệnh khi họ xem K-League".


Đài Loan và Turkmenistan vẫn tổ chức các giải đấu, nhưng K-League, nơi sản sinh ra nhiều đội bóng vô địch châu Á nhất, luôn ở một cấp độ khác.

Theo lịch ban đầu, giải đấu này đã diễn ra vào ngày 29/2 và kết thúc vào ngày 4/10 nhưng dịch bệnh bùng phát tại Daegu và Gyeongsang Bắc đã khiến các nhà tổ chức tuyên bố tạm hoãn tới tháng 5.

"Trong quá trình chuẩn bị cho giải đấu, chúng tôi đã tham khảo ý kiến của các chuyên gia y tế và ý kiến chung của họ là chúng tôi có thể xem xét bắt đầu giải đấu khi số bệnh nhân được duy trì ở mức dưới 30 trong vòng 2 tuần", ông Kwon nói.

Để có thể dời lịch thi đấu từ tháng 2 tới tháng 5 đòi hỏi rất nhiều sự cố gắng của các đội bóng. Tất cả 1.100 nhân viên và cầu thủ đã được xét nghiệm vào tuần trước và trong vòng 6 giờ, tất cả được xác nhận âm tính, tạo điều kiện cho K-League được khởi tranh.

Mùa giải năm nay cũng đã sửa đổi một số quy định, giải đấu gồm 12 đội bóng đã giảm số trận đấu trong mùa giải này từ 38 xuống còn 27 và kết quả sẽ được tính miễn là 22 trận đấu được hoàn thành.

K-League chuẩn bị khởi tranh trong mùa dịch ảnh 2

Các cầu thủ  Inceon United vs Suwon FC giữ khoảng cách trước khi thi đấu. Ảnh: FA

"Tình hình dịch bệnh đã dịu đi nhưng nó vẫn chưa chấm dứt", chủ tịch K-League cho biết. "Nếu một trường hợp mắc bệnh được phát hiện, thì đồ đạc của họ, cũng như đối thủ đã thi đấu, sẽ bị cách ly trong ít nhất 2 tuần".

"Các giải đấu khác cùng các hiệp hội bóng đá quốc gia đã đặt câu hỏi về quy trình tổ chức của K-League và cách vận hành trong tình hình hiện tại. Chúng tôi rất vui được hợp tác và chia sẻ hướng dẫn", ông Kwon nói.

Các trận đấu chắc chắn diễn ra trong tình trạng không có khán giả, còn các cuộc phỏng vấn sau trận đấu sẽ diễn ra trên sân, các phóng viến sẽ đứng cách xa 2 m. Những quy định như bắt tay trước trận đấu sẽ bị loại bỏ, còn các huấn luyện viên sẽ phải đeo khẩu trang khi chỉ đạo học trò.

"Các hành vi như nhổ nước bọt hoặc xì mũi quá nhiều sẽ bị nghiêm cấm", chuyên gia truyền thông K-League, Woo Cheoung-sik nói. "Trong suốt trận đấu, những người chơi thường xuyên nhổ nước bọt hoặc nói chuyện quá gần sẽ bị cảnh cáo".

"Mục tiêu của chúng tôi trong năm nay là hoàn thành giải đấu", ông Woo nói. "Bất cứ điều gì khác là một phần thưởng nhưng bất cứ điều gì xảy ra thế giới sẽ dõi theo chúng tôi".

Theo The Guardian
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.