Kỳ diệu thay tiếng trống ếch, đèn lồng vỏ bưởi những năm thập niên 70

(Ngày Nay) -Tôi sinh vào đầu thập niên 70, ở xã Tốt Động, huyện Chương Mỹ, Hà Nội (Hà Tây cũ). Niềm háo hức của những đứa trẻ nông thôn chúng tôi thời bấy giờ là mỗi khi đến Rằm tháng 8 sẽ được ăn một bữa rất là tươi (ăn mặn).
Cho đến bây giờ, chiếc trống ếch vẫn là một món quà Trung thu ngọt ngào đối với trẻ em (Ảnh: vietnamtrongtoi.net)
Cho đến bây giờ, chiếc trống ếch vẫn là một món quà Trung thu ngọt ngào đối với trẻ em (Ảnh: vietnamtrongtoi.net)

Quanh năm chỉ rau dưa, đến Rằm tháng 8 bữa ăn của chúng tôi được cải thiện nhiều lắm. Có con gà, con vịt, hoặc cân thịt lợn nấu thành các món... ,cả gia đình sum vầy đông đủ quanh mâm cơm. Nói vậy nhưng chỉ riêng Rằm tháng 8 đâu, bởi trong tâm thức mỗi người, ngày 5/5 (Âm lịch) không hẳn chỉ gắn với Tết Đoan Ngọ, còn gắn với ngày thu hoạch vụ chiêm nữa. Nên mùng 5/5 (Âm lịch), 10/10 (Âm lịch) - ngày thu hoạch vụ mùa và 15/8 (Âm lịch) ở giữa hai vụ sẽ là những ngày ăn linh đình nhất.

Nhà quê đơn sơ, các dịp lễ hội văn hóa thường gắn với thu nhập của người nông dân. Ngay cả những người trưởng thành ở quê tôi cũng không để ý lắm những ý nghĩa to tát của ngày Trung thu là gì. Họ sẵn coi đó là một cái Rằm lớn trong năm. Với riêng tôi, có lẽ tôi không bao giờ quên được những ký ức về Rằm Trung thu ấy, vì quá  ấn tượng với tiếng trống ếch và hình ảnh chiếc đèn lồng làm từ vỏ bưởi.

Là cái trống ếch đúng nghĩa. Thời thơ ấu, chúng tôi đi xin lon sữa bò ở nhà mẫu giáo. Tranh thủ lúc chăn trâu ngoài đồng, chúng tôi bắt những con ếch to. Thịt ếch tất nhiên sẽ được nấu thành một món ăn hấp dẫn, song, háo hức hơn cả là bọn trẻ con sẽ lột da ếch, phơi rất khéo làm mặt trống. Tôi nhớ như in, phải phơi da ếch vừa phải, phơi giòn quá dễ nát, cũng không được phơi vội, da ỉu dễ hỏng.

Xong xuôi, lũ trẻ mục đồng chúng tôi bịt miếng da đó vào miệng lon sữa bò rồi gõ. Tiếng trống ếch mang một âm thanh lạ lẫm, nó kỳ diệu lắm! Khác hoàn toàn với trống lễ hội bây giờ. Nó kêu lung tung lung tung lung tung... vô cùng hồn nhiên.

Kỳ diệu thay tiếng trống ếch, đèn lồng vỏ bưởi những năm thập niên 70 ảnh 1

Trẻ em nông thôn thường dùng vỏ bưởi làm đèn lồng chơi Rằm tháng 8 (Ảnh: Phunusuckhoe)

Kỳ diệu thay tiếng trống ếch, đèn lồng vỏ bưởi những năm thập niên 70 ảnh 2

Tuổi thơ ngào ngạt hương thơm với đèn lồng vỏ bưởi (Ảnh: Phunusuckhoe)


Rằm tháng 8 cũng gắn với mùa bưởi sai trĩu cành, đám trẻ quê nghèo không có đèn ông sao hay đèn lồng giấy màu rực rỡ bèn lấy chính cái vỏ bưởi bổ xoáy trôn ốc làm đèn, cắm bấc đèn là chuỗi hạt bưởi xâu dây thép. Hạt bưởi trước khi xâu chỉ phơi se se thôi, nếu khô quá không còn tinh dầu cháy nữa. Khi châm lửa, bấc hạt bưởi cháy lên một ánh sáng kỳ ảo thần thiên, lửa nhỏ, ánh xanh, thơm dịu. Và trong đêm trăng sáng ngần, gió dè dặt, ngọn lửa be bé hắt qua những khe vỏ bưởi đầy nâng niu bí mật.

Tuổi thơ của tôi thật giản dị nguyên sơ. Nhưng tôi nhớ lâu bởi trân trọng nó. Ăn một bữa tươi, khi ăn ấm bụng rồi có năng lượng hứng khởi để chơi cùng chúng bạn. Những cuộc thi trống ếch kéo dài từ năm này sang năm khác, cho đến khi tôi vỡ òa rằng mình đã lớn khôn. Tôi nhớ lắm những đứa trẻ gương mặt rạng ngời hăm hở so nhau ai bưng trống đều, đẹp hơn, mặt trống không trùng, không căng quá kẻo khi đánh trống dễ thủng.

Cho đến cuối những năm tháng tuổi thơ tôi, cũng là những năm sau Giải phóng, Đoàn thanh niên quê tôi tổ chức các hoạt động Đội, Tết Trung thu mới có tiếng trống thiếu nhi, múa hát tập thể, nô nức cuộc thi kéo co bơi lội... Khi chững chạc ra dáng đàn anh, tôi đã tham gia vào các hoạt động công tác Đội của xã Tốt Động, tổ chức các hoạt động ngày Rằm tháng 8 cho các em thiếu nhi. Lúc ấy, tôi mới biết tường tận về nguồn gốc của Tết Trung thu, ngậm ngùi nuối tiếc tuổi thơ mình đã vuột qua mất. Nhưng, tôi mong đợi Tết Trung thu của tất cả trẻ em sẽ luôn đầy ắp kỷ niệm và ấm no.

Theo Nhà văn Đỗ Tiến Thụy

Sa Châu (ghi)

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.