Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam

(Ngày Nay) - Cổ vũ và ăn mừng chiến thắng của đội tuyển U22 nơi địa đầu Tổ quốc là trải nghiệm vô cùng đặc biệt mà không nhiều người hâm mộ Việt Nam có được. Với các VinFaster, khát khao chiến thắng trên sân cỏ SEA Games đã hoà chung với đam mê chinh phục và niềm tự hào dân tộc được lan toả bởi hành trình Caravan.
Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam

Trước ý nghĩa quan trọng của trận đấu và để gây bất ngờ cho các VinFaster sau hành trình chinh phục miền địa đầu Tổ quốc, Ban tổ chức đã lắp một màn hình lớn ở Làng Văn hóa du lịch cộng đồng dân tộc Mông (xã Pả Vi, huyện Mèo Vạc, Hà Giang), biến đây thành địa điểm cổ vũ bóng đá đặc biệt nhất Việt Nam. 

Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam ảnh 1

“Xem bán kết giữa trời đêm lạnh, giữa núi rừng Hà Giang, chỉ cách Mã Pí Lèng và dòng Nho Quế huyền thoại 1 cây số, thế này mới phê”, BLV Trương Anh Ngọc không giấu được sự phấn khích trước trải nghiệm có 1-0-2.  

Trước trận đấu quan trọng nhưng được đánh giá là không mấy dễ dàng của U22 Việt Nam, BLV Trương Anh Ngọc vẫn tự tin dự đoán các chiến binh sao vàng sẽ giành chiến thắng 2 - 0 trước các chiến binh Angkor. Tuy nhiên, thầy trò Park Hang-seo đã làm được nhiều hơn thế khi đánh bại đội bóng xứ chùa tháp với tỷ số 4 - 0 trong 1 trận cầu không thể ấn tượng hơn, từ đó tiến gần hơn tới mục tiêu huy chương Vàng SEA Games đầu tiên. 

Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam ảnh 2

Sau 2 ngày lái xe vượt 500km, trong đó có 200km đường đèo cheo leo, hiểm trở, các thành viên đoàn Caravan vẫn tràn đầy nhiệt huyết.Quên đi cái lạnh gần 0 độ ở vùng biên ải lúc màn đêm buông xuống, 300 VinFaster đã hò reo “vang cả núi rừng” khi các tuyển thủ U22 liên tục sút tung lưới Campuchia. 

Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam ảnh 3

“Cháy lên Việt Nam!” vốn là lời cổ vũ tinh thần quen thuộc của người hâm mộ cả nước. Nhưng tại Hà Giang, các VinFaster đã biến nó thành một nguồn “sức mạnh vật chất” để cùng cháy hết mình, truyền lửa cho các chàng trai áo đỏ trong hành trình hiện thực hóa giấc mơ vàng SEA Games trên đất Philippines. 

Sau các pha lập công của Đức Chinh và Tiến Linh, đặc biệt là hattrick của “siêu tiền đạo” mang áo số 9 của “lò” PVF, BLV Trương Anh Ngọc đã tức cảnh sinh tình, xuất khẩu thành thơ: “Xếp Chinh đá bên Linh là rất thông minh; U22 Việt Nam đang đá rất xinh; Đá thế không vô địch thì quá linh tinh...”

Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam ảnh 4

Bà con đồng bào Mông có lẽ chưa bao giờ được chứng kiến màn hò reo, cổ vũ bóng đá và ăn mừng chiến thắng tưng bừng đến thế. Tình yêu bóng đá đã giúp xóa nhòa mọi khoảng cách, hòa những con người xa lạ làm một và cùng nhau hô vang “Việt Nam vô địch! Việt Nam vô địch!” trong niềm hạnh phúc vỡ òa. 

Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam ảnh 5

Hơn 90 phút của trận đấu đã kết thúc với chiến thắng thuyết phục của đội tuyển Việt Nam. Sau 10 năm Việt Nam mới lại vào chung kết bóng đá nam SEA Games. Bởi thế, dư âm của trận đấu sẽ còn vang mãi trong cộng đồng VinFaster khi họ đã được thăng hoa và thỏa khát khao chiến thắng với trái bóng tròn ở vùng đất thiêng liêng nơi địa đầu Tổ quốc. Trong ảnh, diễn viên Mạnh Trường đang hò reo khi Văn Toản cản phá thành công cút sút phạt 11m của cầu thủ Campuchia.

Lạc giọng vì cổ vũ bóng đá ở nơi đặc biệt nhất Việt Nam ảnh 6

Không chỉ tình yêu với môn thể thao vua mà khát vọng đưa đẳng cấp và trí tuệ Việt Nam vươn tầm thế giới cũng là một chất keo gắn kết người dân Việt Nam thành một khối vững chắc. Sự đồng lòng đó sẽ góp phần lan tỏa và đưa sứcmạnh Việt Nam lan xa - mãnh liệt như tinh thần VinFast. 

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.