Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù

Chiều ngày 14.1, tại đình Hàng Kênh, quận Lê Chân, đệ nhất danh cầm đàn đáy, nghệ nhân ca trù Nguyễn Phú Đẹ cùng câu lạc bộ ca trù Hải Phòng ra mắt chầu hát Cửa đình phục dựng đầu tiên trong lịch sử.
Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù

Ca trù của Việt Nam được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ khẩn cấp năm 2010. Đây được xem là loại hình ca nhạc chuyên nghiệp đầu tiên của người Việt, đã tồn tại từ 1000 năm trước.

Trong các trình thức ca trù, hát Cửa đình được xem là trình thức cổ điển nhất, tuy nhiên, vì nhiều lý do, hát cửa đình đã không còn tồn tại trong đời sống từ khoảng thập kỷ 50 của thế kỷ trước (cách đây hơn 60 năm). Theo nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đẹ: “Ca trù mà không giữ được hát Cửa đình là mất gốc”.

Với trăn trở và quyết tâm giữ lại trình thức hát Cửa đình của ông cha, câu lạc bộ (CLB) Ca trù Hải Phòng thực hiện chuyến điền dã về nhà nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ, 92 tuổi, ở xã Dân Chủ, huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. Ông cũng là người thầy duy nhất của ca trù Việt Nam nhớ được những thể cách của hát cửa đình xưa kia.Trong khoảng 2 tháng ròng rã, cứ mỗi tuần từ 1-2 buổi, không quản nắng mưa, các đào kép lại dắt díu nhau về nhà nghệ nhân để được thầy trực tiếp hướng dẫn mọi thể cách, ngón nghề ca – múa - nhạc cổ xưa.

Sau khi báo cáo tại nhà nghệ nhân để ông kiểm định chất lượng. Tới chiều 14/1, toàn bộ trình thức hát Cửa đình từ không gian tới 14 thể cách được thầy trò cụ Nguyễn Phú Đẹ trình diễn tại đình Hàng Kênh.

Nhà nghiên cứu âm nhạc Bùi Trọng Hiền, Văn hóa nghệ thuật Việt Nam khẳng định: "Hiện nay chúng ta làm sống dậy hát Cửa đình có ý nghĩa rất lớn trong việc bảo tồn loại hình âm nhạc nhạc truyền thống này".

Việc phục dựng “Chầu hát Cửa đình” do chính tình yêu với nghệ thuật Ca trù của những đào nương, đào kép Hải Phòng. Tất cả mọi chi phí đi học đều do thành viên của câu lạc bộ bỏ tiền túi ra. Đây là việc làm rất đáng trân trọng của CLB hi vọng góp phần bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa dân gian Việt Nam.

Theo Nghệ sĩ ưu tú Đỗ Quyên, chủ nhiệm CLB Ca trù Hải Phòng, dù việc trình diễn hát Cửa đình 10 phần thì được lão nghệ nhân Nguyễn Phú Đẹ công nhận 8, 9 phần nhưng trong năm 2015, CLB sẽ vẫn về nhà thầy học tiếp để có thể hoàn thiện hơn nữa. Mong muốn của toàn bộ thành viên trong CLB là cần có sự quan tâm, giúp đỡ về vật chất và tinh thần của các cấp chính quyền và nhân dân để bảo tồn được di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại này được tốt hơn nữa./

Một số ảnh ấn tượng trong buổi ra mắt chầu hát Cửa đình phục dựng đầu tiên trong lịch sử:

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 1

Phần múa Tứ linh do CLB múa rối Bảo Hà – Vĩnh Bảo biểu diễn

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 2

Nghệ nhân dân gian Nguyễn Phú Đẹ hát giai

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 3

Phần hát nói do nghệ nhân Đỗ Quyên thực hiện

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 4

Đào nương trẻ của CLB ca trù Hải Phòng

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 5

Đào nương Thu Hằng và kép đàn Hoàng Khoa

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 6

Cụ Nguyễn Phú Đẹ chăm chú theo dõi từng nhịp gõ, câu hát của học trò

Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 7

Ca nương và kép đàn của CLB Ca trù Hải Phòng trong chầu hát


Lần đầu tiên phục dựng thành công chầu hát Cửa đình cổ – loại hình gốc của nghệ thuật Ca trù - anh 8

Phần dâng hương của 4 ca nương trong canh hát Cửa đình

Xem thêm:

1. Ra mắt chầu Hát cửa đình phục dựng đầu tiên trong lịch sử

2. UNESCO đưa quần thể di tích và danh thắng Yên Tử vào danh mục đề cử Di sản thế giới

3. Việt Nam có thêm 12 bảo vật quốc gia

4. Tràng An Ninh Bình chuẩn bị đón nhận bằng Di sản của UNESCO

Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.
Việc đánh đập trẻ em khiến sức khỏe tinh thần bị ảnh hưởng, học hành sa sút và tăng cao tỷ lệ bạo lực và lạm dụng. Ảnh: Getty Images
Anh quốc: Kêu gọi cấm phụ huynh đánh con
(Ngày Nay) - Các chuyên gia y tế kêu gọi chính phủ Vương quốc Anh (Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland, bao gồm nước Anh, Xứ Wales, Scotland và Bắc Ireland) đã ban hành lệnh cấm hoàn toàn hình phạt thể xác đối với trẻ em vì cho rằng việc này có hại cho sức khỏe tinh thần và thể chất của trẻ.
Vị trí đắc địa mang tới cảnh quan, sinh thái, môi trường sống vượt trội cho phân khu Quý Tộc
Phân khu Quý Tộc - BĐS “chữa lành” với vị trí sang quý bậc nhất Thành phố Đảo Hoàng Gia
(Ngày Nay) - Vừa ra mắt thị trường, phân khu Quý Tộc (Vinhomes Royal Island) đã được nhiều khách hàng và nhà đầu tư đánh giá là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu sống thụ hưởng đỉnh cao, cũng là sản phẩm giàu tiềm năng nhờ sở hữu vị trí sang quý bậc nhất trong lòng Thành phố Đảo Hoàng Gia.
Hai bộ xương cá Voi có chiều dài trên 22m và 18m được phục dựng phục vụ du khách tham quan ở huyện đảo Lý Sơn.
Ngọc cốt cá Voi lớn nhất Việt Nam ở đảo Lý Sơn hấp dẫn du khách
(Ngày Nay) - Ngư dân vùng biển Việt Nam nói chung, huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) nói riêng có văn hóa tín ngưỡng thờ cúng cá Ông (tức cá Voi) nhằm cảm tạ và cầu mong cho người dân huyện đảo bình an trước sóng gió trùng khơi, khai thác được nhiều sản vật từ biển. Cũng vì vậy mà ở đảo Lý Sơn đang có hàng chục lăng mộ thờ cá Ông.