Lâu đài Wartburg

[Ngày Nay] - Lâu đài Wartburg nằm trên một vách đá cheo leo cao 410m ở Tây Nam bang Thuringia.
Lâu đài Wartburg

Lâu đài này được Bá tước Ludwig der Springer xây dựng vào năm 1067. Cho đến năm 1440, Wartburg là nơi đóng đô của các lãnh chúa vùng Thuringia và là trung tâm văn hóa của giới quý tộc Đức thời bấy giờ.

Lâu đài Wartburg bắt đầu từ tòa cung điện bằng đá được coi là kiệt tác của nghệ thuật kiến trúc hậu La Mã. Cung điện này được xây dựng từ năm 1156 đến năm 1172, với 200 cây cột được chạm trổ rất tinh xảo tượng trưng cho sự sung túc và quyền lực của đế chế Đức. Kế bên cung điện bằng đá là phòng hiệp sĩ, nơi nghỉ ngơi của các hiệp sĩ và các chiến binh của lãnh chúa. Đây là một kiến trúc mái vòm tiêu biểu của phong cách Romance, với một cột trụ đồ sộ ở trung tâm và các thanh xà trang trí cầu kỳ và những tấm đá lát tường xuất xứ từ vùng Eisenach. Tiếp đến là phòng ăn tối của lãnh chúa, nơi đang trưng bày những sưu tập cổ vật quý giá hàng trăm năm tuổi. Phòng kế tiếp là nơi nữ thánh Elizabeth từng cư ngụ từ năm 1211 đến năm 1228. Ngày nay, căn phòng này được coi là một kiệt tác của nghệ thuật Mosaic (nghệ thuật ghép mảnh) ở châu Âu.

Lâu đài Wartburg ảnh 1

Một kiến trúc đáng chú ý khác là nhà nguyện, nơi có những bức bích họa khổng lồ miêu tả 6 tông đồ của Chúa Jesus, cùng với những hàng cột, những chiếc chậu thánh tẩy và cây thánh giá có hình Chúa Jesus… đều là những hiện vật nguyên gốc, mang đậm dấu ấn của trường phái Romance.

Năm 1840, kế hoạch trùng tu và tôn tạo Wartburg được Đại Công tước Carl Alexander von Sachsen - Weimar - Eisenach, chủ nhân của tòa lâu đài khởi xướng. Chủ trì thi công là kiến trúc sư trưởng Hugo von Ritgen - người đã đem đến cho lâu đài vẻ bề ngoài hiện nay.

Lâu đài Wartburg ảnh 2

Wartburg là nơi mà Martin Luther (1483 - 1546), nhà thần học người Đức và là tu sĩ dòng Augustine, đã rao giảng luận thuyết của mình về cải cách tôn giáo. Tư tưởng của ông phải sự phản ứng dữ dội từ Giáo hội Công giáo La Mã. Để trốn tránh sự tầm nã của Giáo hội và của hoàng đế Karl V, Martin Luther phải ẩn dật ở Wartburg trong suốt 10 tháng. Tại đây, ông đã dịch Kinh Tân ước từ tiếng gốc Hy Lạp sang tiếng Đức và đã viết 14 luận văn về thần học và cải cách tôn giáo.

Lâu đài Wartburg ảnh 3

Wartburg cũng là nơi mà hơn 500 sinh viên của 11 trường đại học ở Đức đã tụ họp vào ngày 18/10/1817 để kỷ niệm 300 năm Ngày của phong trào cải cách ở châu Âu và kỷ niệm lần thứ 4 chiến thắng vẻ vang của người Đức trước đạo quân hùng mạnh của Napoléon ở Leipzig vào năm 1813.

Lâu đài Wartburg ảnh 4

Wartburg là “độc nhất vô nhị” ở nước Đức bởi lịch sử tồn tại của lâu đài này được ghi dấu bởi những sự kiện hòa bình chứ không phải là những cuộc giao tranh đẫm máu như những lâu đài khác.

Năm 1999, UNESCO đã liệt kê lâu đài này vào danh sách di sản thế giới. Theo đánh giá của UNESCO thì lâu đài này là “công trình nổi bật của thời kỳ phong kiến ở Trung Âu”, “có giá trị văn hoá toàn cầu”. 

Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.