Lễ hội Diều Huế 2019: Lưu giữ nghệ thuật chơi diều trên đất Cố đô

Vào các dịp lễ hội, Huế không chỉ có cảnh đẹp của sông Hương-núi Ngự, Nội thành Huế cổ kính uy nghi, mà còn hấp dẫn với những cánh diều bay vút trên cao mang theo khát vọng của người dân Cố đô.
Du khách tham quan trưng bày diều nghệ thuật. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)
Du khách tham quan trưng bày diều nghệ thuật. (Ảnh: Tường Vi/TTXVN)

Theo ông Nguyễn Dung, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên-Huế, Lễ hội Diều Huế 2019, diễn ra từ ngày 8-12/6, góp phần giúp nghệ thuật chế tác và thả diều truyền thống ở Huế phát triển bền vững, đồng thời lưu giữ nghệ thuật chơi diều vốn rất nổi tiếng trên đất Cố đô, thu hút khách thập phương đến chiêm ngưỡng.

Lễ hội Diều Huế 2019 gồm các hoạt động như thả diều nghệ thuật, triển lãm diều nghệ thuật, làm và vẽ trang trí diều nghệ thuật cùng nhiều hoạt động khác.

Mỗi buổi chiều trong thời gian lễ hội, bầu trời trong xanh càng trở nên đẹp và rực rỡ hơn bởi những cánh diều muôn màu, muôn kiểu.

Như là biểu tượng cho sự thanh bình, tự do và khát vọng, những cánh diều từ từ cất cánh rồi bay lượn trên bầu trời lộng gió. Đầu tiên là những con diều rồng dũng mãnh, diều phượng hoàng kiêu sa, những cánh diều biểu tượng chim công đỏng đảnh, diều bướm dễ thương, diều cá tinh nghịch... tấp nập nối đuôi nhau tạo nên một sân khấu múa rối trên không vô cùng hấp dẫn người xem.

Từ lâu, thú chơi diều ở Huế được biết đến như là nét văn hóa truyền thống, bởi hiếm có địa phương nào mà người chơi diều lại tạo được cho những cánh diều nét đặc trưng riêng biệt, nâng cánh diều lên thành một nghệ thuật, một nét văn hóa vùng miền.

Thậm chí, vào các dịp lễ hội, Huế không chỉ có cảnh đẹp của sông Hương-núi Ngự, Nội thành Huế cổ kính uy nghi mà còn hấp dẫn với những cánh diều bay vút trên cao mang theo khát vọng của người dân vùng đất Cố đô.

Diều Huế là sự kết hợp hài hòa giữa mỹ thuật, chất liệu và kỹ thuật, tạo được dấu ấn riêng. Diều Huế không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được biết đến rộng rãi ở các quốc gia khác.

Không ít lần nghệ nhân Huế đã mang cánh diều quê hương đi tham dự các lễ hội quốc tế.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng, một người chơi diều lâu năm ở Huế, cho biết ông đã nhiều lần mang diều đi tham gia Festival diều quốc tế tại Pháp, Thái Lan hay triển lãm trao đổi các ngành nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam-Ấn Độ, tổ chức tại Ấn Độ...

Lần ấn tượng nhất đối với nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng là đến với Festival diều quốc tế lần thứ XIII tại Pháp có 34 nước tham gia.

Câu lạc bộ diều Huế do nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng và nghệ nhân Nguyễn Văn Cư đã đem đến liên hoan hơn 40 con diều với nhiều loại như diều rồng, diều phụng, diều hạc, diều đại bàng cắp công chúa...

Sự đa dạng và phong phú về mẫu mã của diều Huế đã nhận được lời tán thưởng từ ban tổ chức và sự thích thú từ phía khán giả.

Theo nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng, nhiều địa phương trong nước làm diều nhưng diều Huế nổi trội hơn vì người làm diều rất công phu và mô phỏng gần giống với thực tế.

Lễ hội Diều Huế 2019: Lưu giữ nghệ thuật chơi diều trên đất Cố đô ảnh 1

Chẳng hạn, khi đi thi quốc tế, chỉ có Việt Nam và Trung Quốc mới có diều rồng. Nhưng diều rồng của Huế được kết cấu chặt chẽ hơn nên có thể thả khi gió mạnh.

Ở trong nước, ông đã cùng với các nghệ nhân Câu lạc bộ diều Huế tham gia hội chợ, trưng bày và giới thiệu sản phẩm, các kỳ Festival diều tại Cần Thơ, Bà Rịa-Vũng Tàu, Quảng Trị, Hội An, Nha Trang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nội, Huế... Diều Huế đã đạt được nhiều giải thưởng cao trong các hội thi diều toàn quốc.

Hiện Câu lạc bộ diều Huế mang tên Anh Vũ tham gia hầu hết các kỳ Festival Huế, Festival nghề truyền thống Huế, hội thi sản phẩm lưu niệm, quà tặng do tỉnh và thành phố tổ chức.

Trong quá trình làm nghề, nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng đã tự thiết kế và tự chế tác 16 sản phẩm diều dùng để thả, những sản phẩm diều được nhân dân, du khách đón nhận, thừa nhận sản phẩm có chất lượng cao.

Nghệ nhân Nguyễn Văn Hoàng còn nổi tiếng với các sản phẩm tự thiết kế và ứng dụng như: diều rồng (ưu điểm cao trong việc dùng trong trang trí nội thất, hàng lưu niệm và quà tặng); diều lưỡng long chầu nguyệt; diều cá vàng; rồng bay; diều cá chép hóa rồng; diều rồng cuộn; diều châu chấu; diều chim gõ kiến; diều ruồi; diều tôm; diều rắn; diều ốc sên; diều gà trống; diều bạch tuộc; diều hoa sen; diều chú tiểu đi cà kheo; diều biểu trưng; diều thợ lặn; Sơn Tinh-Thủy Tinh, Âu Cơ-Lạc Long Quân.

Đáng chú ý, trong thời gian Lễ hội diều Huế 2019, cùng với việc thả những cánh diều no gió lên bầu trời Cố đô, đêm trình diễn bộ sưu tập áo dài của nhà thiết kế Viết Bảo cũng sẽ được tổ chức.

Bộ sưu tập lấy ý tưởng từ họa tiết những cánh diều và hình tượng phụng từ dân gian đến những cánh diều tung bay trên bầu trời.

Bộ sưu tập bao gồm những hình ảnh ngộ nghĩnh của trò chơi thả diều trong dân gian, được nhà thiết kế khéo léo đưa lên tà áo dài của người mẫu cũng như các em nhỏ. Bộ sưu tập khiến người xem thích thú vì sự gần gũi và bắt mắt với màu sắc và họa tiết đẹp.

Theo TTXVN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.