Người cai quản vườn địa đàng hạ giới

[Ngày Nay] - Đận một nhà viết kịch lão thành qua đời, tôi có viết bài tưởng nhớ ông. Báo ra, lập tức điện thoại réo: “Chào Hương Sen, Thành đây, Thành vừa đọc bài của Sen. Thành nghĩ là Sen đã viết về rất nhiều người, nhưng rồi sau này ai sẽ viết về Sen nhỉ”.
Nhà điêu khắc Lê Công Thành: ‘Mơ ước tác phẩm được phóng to, đặt trong không gian rộng lớn’
Nhà điêu khắc Lê Công Thành: ‘Mơ ước tác phẩm được phóng to, đặt trong không gian rộng lớn’

Lúc ấy, tôi đang bụng bầu lặc lè chuẩn bị đến tháng đẻ, nghe thế tự dưng vừa buồn cười vừa bừng bực: “Đúng là ông già lẩm cẩm”.

1. Nhưng nói gì thì nói, tôi rất thích đến nhà ông, và lần nào cũng một khao khát mãnh liệt là tại sao không có cơ quan nào, công sở nào, bảo tàng nào thỉnh bức tượng Bác Hồ của ông về trưng bày, hoặc thờ. Thâm tâm ông cũng muốn điều đó. Phải có tình yêu, sự thấu hiểu và cảm thông vô tận với lãnh tụ, nhà điêu khắc Lê Công Thành mới sáng tạo nên tác phẩm hoàn mỹ về nghệ thuật và tư tưởng như thế.

Lê Công Thành từ sau năm 1985, khi hoàn tất thi công tượng đài Chiến thắng Núi Thành ở quê hương ông, Quảng Nam - Đà Nẵng mà ông gặp phải tai nạn khủng khiếp, ngã từ giàn giáo 30 mét xuống đất, đã kiên quyết không làm tượng đài nữa. Cú ngã lịch sử biến đổi ông thành một con người khác. Ông nhủ rằng “khi đất nước chưa yên, đời sống người dân còn nghèo khó không nên làm những chuyện xây dựng đền đài miếu mạo, đụng chạm đến đời sống nhân sinh và đời sống tâm linh của đất nước”.

Ông cũng phản đối chuyện xây dựng tượng đài, nhất là những danh nhân lịch sử: “Là những bậc vĩ nhân chân chính, những công thần khai quốc, chẳng mấy ai muốn mình được dựng tượng đồng bia đá, không phải vì khiêm nhường mà không muốn mọi người sẽ sùng bái mình như một thần tượng về một cá nhân. Hơn nữa khi dựng tượng đài về một người đã khuất, giữa đất trời, giữa chốn đông người, lúc vui vầy lễ lạt chẳng làm sao, nhưng lúc vắng vẻ con người, tượng sẽ trở thành ông phỗng chơ vơ đứng giơ chân giơ tay trơ trọi một mình, và những đêm dài vắng vẻ, những ngày mưa nắng tầm tã, người sống nhìn vào không thể không thấy buồn tủi, ngượng ngùng. Làm một con người đã ra đi rồi mà còn phải bị đày ải giữa thế gian. Cho nên ông bà ta xưa rất húy kỵ điều này”…

Người cai quản vườn địa đàng hạ giới ảnh 1

Điêu khắc gia Lê Công Thành.

2. Tôi đến nhà ông, ngay từ lần đầu tiên đã coi đấy là một vườn địa đàng thực thụ, và ông, người cai quản vườn địa đàng ấy. Tôi từng lẩn thẩn nghĩ chả có gì liên quan giữa ông già nhỏ thó trong suốt lợi răng móm mém với những bức tượng phụ nữ khỏa thân cực kì mô đéc. Đàn bà trong tượng của ông, cả ở sự sinh nở, cũng thanh tân và mỹ lệ, và cả e ấp rụt rè dù không còn gì để che giấu.

Lê Công Thành không làm tượng đàn bà trần truồng, cơ thể đàn bà chỉ là một ẩn dụ để ông gửi gắm vào đó nhân sinh quan về vũ trụ, về mối giao hòa giữa vạn vật, sự tương thích tự nhiên giữa mọi chuyện ở đời và có thể, thêm cả sự dè bỉu với những đôi mắt dung tục phàm phu trong giới đàn ông của chính ông: “Không ở đâu bộc lộ ra rõ nhân cách của một con người bằng bức tranh, bức tượng về người phụ nữ khỏa thân do chính mình làm ra. Ở đó không chỉ phải là hình ảnh của một người đàn bà khỏa thân trần truồng mà chính tác giả đã tự lột trần mình ra trước bàn dân thiên hạ. Cho nên liệu hồn cho những ai có dã tâm muốn lột truồng người phụ nữ. Tiếp nhận được vẻ Đẹp cả về thể xác lẫn tinh thần của người đàn bà không dễ chút nào. Cũng như tiếp nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên và vạn vật vậy. Không phải ai cũng có thể thấy ngay ra điều này”.

Người cai quản vườn địa đàng hạ giới ảnh 2

Vô cùng nhiều những “lảm nhảm”, “lẩm cẩm” của ông, đều là những đúc kết chiêm nghiệm mà có thể, phải trầy da tróc vỉ trong quá nhiều năm tháng cuộc đời, con người mới ngộ được ra. Ông đích thực là người cai quản vườn địa đàng hạ giới, là vị thần của giáo phái đẹp, như những tựa bài báo mà mình đã viết về ông bao năm qua…

Lê Công Thành từng tự nhủ: “Về già, tôi không làm người canh giữ đền đài họ tộc. Tôi chỉ muốn ngồi bên em. Đặt bàn tay mình lên nơi chốn ấy. Để nhớ lại nơi tôi đã sinh ra. Và sắp đến cũng chính từ nơi ấy. Sẽ là nơi tôi bước chân sang một cuộc đời mới”.

3. Giờ thì nhà điêu khắc Lê Công Thành đã bước sang một cuộc đời mới. Hôm nghe tin ông mất, tôi gọi điện cho vợ ông, họa sĩ Kim Thái. Cô bảo: “Bác không còn ở với chúng ta nữa rồi”.

Tôi lúc nào cũng thấy rằng, và có thể đó chính là sự hòa hợp vị tha của tự nhiên, của tạo hóa, có những nghệ sĩ như Lê Công Thành, thì phải có những người như cô Kim Thái làm vợ ông. Một người không chỉ là vợ, là học trò, là thư ký, là giúp việc, là y tá…, mà hơn hết, là mẹ, như mẹ, bởi chỉ có mẹ mới có thể bao dung độ lượng mà không cần báo đáp lại với con trai của mình. 

Lê Công Thành giờ rong chơi lượn lờ ở một nơi khác, vườn địa đàng nơi tiên cảnh. Tôi thấy lo và tiếc, gia tài nghệ thuật của ông, kho tàng nghệ thuật của ông, những biểu tượng của Đẹp ấy, chả nhẽ vẫn mãi khuất lấp trong căn hộ buồn rầu và ít ánh sáng ấy. Giá như có những đại gia nào đó, những mạnh thường quân nào đó, những nhà quản trị đô thị nào đó, và có cả những không gian khoáng đạt nào đó, cùng xúm vào phóng to những bức tượng đó, đặt ở ngoài trời, cho công chúng được chiêm ngưỡng cái Đẹp, sống giữa cái Đẹp, quen dần với Đẹp như đã và đang từng phải chấp nhận sống chung với xấu, chịu đựng hệ thống tượng đài xấu đến khó hiểu trên khắp mọi miền đất nước suốt bao năm tháng qua...

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.