Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung thu

Rằm tháng Tám âm lịch hàng năm, nhà nhà đều nô nức vui Tết Trung thu trong tâm trạng vui vẻ và hân hoan. Hãy cùng tìm hiểu nguồn gốc, ý nghĩa và nét đẹp phong tục truyền thống của ngày lễ cổ truyền này trong văn hóa Việt Nam. 
Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung thu

Nguồn gốc Tết Trung thu

Tết Trung thu là ngày Rằm tháng Tám hàng năm. Vào ngày này, trẻ em thường được người lớn tặng đồ chơi như: Đèn ông sao, mặt nạ, đèn kéo quân, tò he,... và được ăn bánh nướng, bánh dẻo.

Cho đến bây giờ, vẫn chưa xác minh rõ ràng được Tết Trung thu bắt nguồn từ Việt Nam hay tiếp nhận từ văn hóa Trung Hoa.

Theo các nhà khảo cổ thì hình ảnh về Trung thu đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ. Đây là ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Người Trung Hoa cổ đại cho rằng Tết Trung Thu bắt nguồn từ thời Xuân-Thu. Có lẽ Trung thu được bắt đầu từ nền văn minh lúa nước của đồng bằng Nam Trung Hoa và đồng bằng châu thổ sông Hồng của Việt Nam, là một ngày lễ hội mừng thu hoạch được mùa, vào lúc nông dân nghỉ ngơi và vui chơi sau một vụ mùa.

Tại Trung Quốc, sử sách ghi lại rằng, vua Đường Minh Hoàng (713-741) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm rằm tháng 8 âm lịch.

Trong đêm Trung thu, trăng rất tròn và trong sáng thì nhà vua thì gặp đạo sĩ La Công Viễn còn được gọi là Diệp Pháp Thiện có phép tiên đưa nhà vua lên cung trăng.

Về tới hoàng cung, nhà vua còn vấn vương cảnh tiên nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng cùng vua và Dương Quý Phi Dương Ngọc Hoàn.

Vì là ngày lễ vua hạ chỉ nên từ đó trở về sau, dân chúng nhà Đường mở tiệc rất to vào Rằm tháng Tám, đồng thời treo đèn lồng và thả hoa đăng để nguyện cầu sức khoẻ cho vua và mong 1 năm an lành bình yên.

Ý nghĩa và phong tục đẹp trong Tết Trung thu cổ truyền

Trong mâm cỗ ngày rằm, không thể thiếu món bánh trung thu. Bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp Tết Trung thu không thể thiếu của mọi nhà và được coi là biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Theo lệ cũ, vốn bánh trung thu có hai loại, bánh nướng và bánh dẻo. Bánh nướng thường có vị mặn, làm bằng nhân lạp xưởng và lòng đỏ trứng gà. Còn bánh dẻo có vị ngọt làm bằng nhân đậu xanh hay đậu đỏ được nấu nhừ và đánh nhuyễn như bột.

Nguồn gốc ý nghĩa Tết Trung thu ảnh 1

Ban đầu, bánh trung thu có hình dáng tròn, tượng trưng cho sự đoàn kết và hoàn chỉnh, dần dần, bánh được biến dạng thành hình vuông. Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Rằm tháng 8 chính vì thế là dịp để con cái hiểu được sự chăm sóc quý mến của cha mẹ đối với mình một cách cụ thể, vì thế, tình yêu gia đình lại càng khăng khít thêm.

Cũng trong dịp này nhà nhà mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác, vừa để tri ân vừa tỏ lòng thành kính, yêu mến.

Ngoài ra, người Việt còn đặc biệt tổ chức múa sư tử hay múa lân trong dịp Tết Trung thu, lân trong văn hóa Việt là con vật tượng trưng cho điềm lành. Đám múa lân thường gồm có một người đội chiếc đầu lân bằng giấy và múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống.

Đầu lân có một đuôi dài bằng vải màu do một người cầm phất phất theo nhịp múa của lân. Ngoài ra còn có thanh la, đèn màu, cờ ngũ sắc, có người cầm côn đi hộ vệ đầu lân... Đám múa lân đi trước, người lớn trẻ con đi theo sau.

Tết Trung thu là một phong tục rất có ý nghĩa. Đó là ý nghĩa của chăm sóc, của báo hiếu, của biết ơn, của tình thân hữu, của đoàn tụ, và của thương yêu.

Theo Người Đưa Tin
Ảnh minh hoạ.
TP HCM: Chủ động phòng ngừa bệnh sốt rét
(Ngày Nay) - Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP Hồ Chí Minh (HCDC) cho biết, để bảo vệ thành quả loại trừ bệnh sốt rét, năm 2024 TP Hồ Chí Minh tiếp tục duy trì các hoạt động phòng chống sốt rét.
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
Ngân hàng Nhà nước có thêm nhiều giải pháp để ổn định tỷ giá
(Ngày Nay) - Ngân hàng Nhà nước đã có một loạt động thái như phát hành tín phiếu, sử dụng thêm kênh tín phiếu trên thị trường mở (OMO), điều tiết thanh khoản, lãi suất thị trường liên ngân hàng để ổn định thị trường trước đà tăng nóng của tỷ giá.
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy trình diễn trong đêm nhạc đỉnh cao
(Ngày Nay) - Nghệ sỹ Nhân dân Bùi Công Duy sẽ trình diễn tác phẩm âm nhạc nổi tiếng thế giới trong “Đêm nhạc Mozart, Beethoven & Brahms” diễn ra tối 27/4 tại Nhà hát Thành phố Hồ Chí Minh. Nghệ sỹ và dàn nhạc của Nhà hát Giao hưởng nhạc vũ kịch Thành phố Hồ Chí Minh biểu diễn dưới dự chỉ huy của nhạc trưởng Trần Nhật Minh.