Nguy cơ thất truyền nghề bốc thuốc nam của đồng bào dân tộc Dao ở Ba Vì

Việc sử dụng thuốc nam để chữa bệnh từ lâu đã gắn với cuộc sống trên núi cao của người Dao. Khi chuyển xuống núi sinh sống, do diện tích đất canh tác ít ỏi, nghề phụ không có, nên dân tộc Dao gặp nhiều khó khăn trong giữ gìn di sản phi vật thể, góp phần phát huy tri thức dân gian về thuốc nam của đồng bào.
Bà Triệu Thị Thanh, một trong những người còn lưu giữ được các tri thức dân gian của nghề thuốc nam ở Ba Vì
Bà Triệu Thị Thanh, một trong những người còn lưu giữ được các tri thức dân gian của nghề thuốc nam ở Ba Vì

Những bài thuốc gia truyền bao đời

Nói đến thuốc nam của người Dao ở Ba Vì người ta sẽ nhắc đến những bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh, thuốc tắm cho em bé, thuốc gan, thuốc bổ máu, bổ gân cốt hay xương khớp… Người dân ở nhiều nơi, kể cả ở các thành phố lớn cũng tìm về đây để chữa trị rất nhiều. Ngày nay, mặc dù y học phát triển nhưng những bài thuốc nam này vẫn  nổi tiếng và hữu hiệu. 

Năm 2003, Giáo sư Trần Văn Ơn, Trưởng bộ môn Thực vật học của trường Đại học Dược Hà Nội đã liệt kê ra 503 vị thuốc người Dao Ba Vì dùng để chữa các bệnh về xương khớp, sinh đẻ, bệnh ngoài da… Trong số đó có khoảng 165 loại thuốc hay được người Dao sử dụng nhất.

Nguyên liệu cho các thang thuốc nam chính là từ những cây thuốc trên núi được bà con dân tộc Dao cất công tìm kiếm, thu hái và sơ chế. Thường thì các cây thuốc này được bà con tìm trên các ngọn núi, khu rừng ở ngay Ba Vì và các vùng lân cận. Hiện nay do giới hạn về nguồn thuốc cũng như địa bàn khai thác nên họ còn tìm sang các tỉnh khác như Phú Thọ hay Hòa Bình. Thuốc nam của người Dao chủ yếu sử dụng thân cây, cây dây leo, lá và củ. Người Dao ít khi dùng một cây thuốc, một vị thuốc để chữa bệnh mà thường trộn nhiều vị khác nhau, chữa nhiều bệnh khác nhau.

Trong ba thôn Hợp Nhất, Hợp Sơn, Yên Sơn thì thôn Yên Sơn được coi là “xứ sở” của những bài thuốc nam người Dao với 100% người dân của thôn đều làm nghề bốc thuốc. Ở mỗi hộ gia đình thì bí quyết làm nghề thường được truyền cho con cháu trong nhà, nhất là phụ nữ. Trong những lần đi nương, rẫy, họ được bố mẹ chỉ cho từng loại thuốc và tác dụng của nó. Người ngoài đến học phải sắm lễ nhưng chỉ được dạy chữa các bệnh thông thường.

Di sản văn hóa phi vật thể cần được bảo vệ

Trước đây, do địa bàn sống của người Dao là ở rừng núi nên họ làm thuốc trước hết là để phục vụ nhu cầu bản thân. Từ năm 1960, sau khi được chính quyền tạo điều kiện để bà con xuống núi định cư thì người Dao đã biết tận dụng kiến thức về bài thuốc của mình để làm kinh tế, tăng thêm thu nhập nên kinh tế các hộ có sự chuyển biến rõ rệt. Họ bán thuốc đi khắp các vùng miền cả nước. 

Tuy nhiên, hiện nay diện tích khai thác và số lượng các cây thuốc đang sụt giảm dần. Vườn Quốc gia Ba Vì thắt chặt hơn công tác quản lý bảo vệ tài nguyên rừng nên hoạt động khai thác của người dân hạn chế hơn. Nguồn thuốc giảm sút nghiêm trọng do cách thức khai thác và sản xuất chưa khoa học của người dân.

Các hoạt động sản xuất thuốc chỉ mang tính chất nhỏ lẻ, tự phát và chưa có liên kết chặt chẽ giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Một số hộ ý thức được sự cạn kiệt của nguồn thuốc đã chủ động gây trồng trong vườn nhà. Tuy nhiên, không phải cây thuốc nào cũng sinh trưởng tốt và thuần hóa dễ dàng trong điều kiện thời tiết và địa hình thấp. Chưa kể không phải ai cũng có kỹ thuật để trồng cây thuốc.

Kinh nghiệm về các bài thuốc của tổ tiên truyền lại cho con cháu mang tính truyền khẩu nên cũng dễ mai một, phải là người thực sự có tâm huyết với nghề thì mới có thể nhớ, học và duy trì được lâu bền. 

Gìn giữ nghề quý của dân tộc

Đề án “Tổng Kiểm kê, bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội” 2013-2015 do Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội chủ trì đã quyết định đưa tri thức làm thuốc nam của người Dao ở Ba Vì vào mục di sản văn hóa phi vật thể của Hà Nội cần được ưu tiên bảo vệ. 

Để nghề bốc thuốc nam của người Dao Ba Vì phát triển bền vững cần thực hiện đồng bộ các biện pháp.

Từ năm 2008, UBND xã Ba Vì thành lập Hợp tác xã Dịch vụ thuốc nam dân tộc Dao Ba Vì nhằm khai thác và bảo tồn hiệu quả nhiều loài thuốc quý. Chính quyền chú trọng việc tuyên truyền cho người dân hiểu được giá trị của Vườn Quốc gia Ba Vì cũng như tri thức chữa bệnh để người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ di sản.

Tổ chức nghiên cứu và tư liệu hóa các tri thức dân gian về thuốc Nam của người Dao, xuất bản các ấn phẩm để lưu trữ. Quy hoạch và xây dựng các vườn thuốc, đặc biệt là thuốc gia đình, các loại cây có nguy cơ tuyệt chủng.

Nâng cao chất lượng sản phẩm từ sơ chế cho tới bảo quản, đóng gói sản phẩm. Từ đó phát triển thương hiệu thuốc nam người Dao Ba Vì.

Theo ANTĐ
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.