Sử dụng biểu tượng văn hoá của Việt Nam trong đời sống đương đại: Nhận diện để khắc phục

 “Chỉ cần để ý chứ chưa cần đến phải quan sát kỹ cũng đã nhận ra sự lệch chuẩn trong việc sử dụng biểu tượng văn hóa VN trong đời sống hiện nay. Đơn cử, nhiều tỉnh, thành rồi huyện đầu tư xây dựng cổng chào với một mô típ sử dụng hình chim Lạc, trống đồng kết hợp với logo của địa phương cùng những huân, huy chương… Cách họ lắp ghép một cách khiên cưỡng như thế, trông rất buồn cười”. 
Bộ tượng 12 con giáp ở Đồ Sơn (Hải Phòng) từng gây tranh cãi trong giới chuyên môn về sự dung tục của nó
Bộ tượng 12 con giáp ở Đồ Sơn (Hải Phòng) từng gây tranh cãi trong giới chuyên môn về sự dung tục của nó

GS.TS Nguyễn Xuân Tiên, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mỹ thuật TP.HCM nêu ý kiến như trên tại Hội thảo “Sử dụng biểu tượng văn hóa của Việt Nam trong đời sống đương đại” do Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (BộVHTTDL) phối hợp với Hội Mỹ thuật TP.HCM tổ chức vào cuối tuần qua. 

Không phải là nhầm lẫn 

Tuy chỉ diễn ra trong phạm vi hẹp và ít gây sự chú ý của dư luận báo chí, nhưng hội thảo thực sự đã “vẽ nên” một thực tế buồn, cũng như tiếp tục gióng lên tiếng chuông cảnh báo về sự “nhôm nhoam” trong việc sử dụng biểu tượng văn hóa truyền thống tại những công trình công cộng hay công trình văn hóa tâm linh do tư nhân làm chủ đầu tư. 

TS Trần Thanh Nam (Đại học Kiến trúc TP.HCM) cho rằng, do thiếu sự phối hợp nhịp nhàng và hài hòa với nhau giữa chính quyền địa phương, cơ quan chức năng và chủ đầu tư, đặc biệt thiếu hẳn vai trò tư vấn của giới chuyên môn cho nên trong nhiều đồ án trang trí được trưng ra trước “bàn dân thiên hạ” đã khiến cho những người am hiểu phải lắc đầu.

Trong đó đáng chú ý những đồ án trang trí và những hoa văn, họa tiết là những tinh hoa mỹ thuật cổ của bao đời nay đã bị bóp méo một cách không thương tiếc, làm mất đi những giá trị khởi nguyên của chúng. Ví dụ như công trình đền Bến Dược - Củ Chi (1993), trên đầu mái đáng lẽ người ta lắp dựng đồ án “lưỡng long chầu nguyệt” thì lại bị thay thế bằng “lưỡng long chầu ngôi sao”. 

GS.TS Nguyễn Xuân Tiên cũng đã chỉ ra hàng loạt câu chuyện mà theo ông khó có thể chấp nhận được. Theo đó, nhiều tác phẩm điêu khắc được trang trí tại công viên ở Việt Nam chủ yếu là những con vật trong bộtứ linh; lắp dựng một số nhân vật bằng ximăng, cốt thép hay đổ khuôn thạch cao nhưng không thông qua khâu kiểm duyệt mà chủ yếu theo sở thích và “gu” thẩm mỹ của chủ đầu tư.

Chính vì không có sự nghiên cứu sâu về tính biểu tượng văn hóa truyền thống nên chất lượng nghệ thuật không cao, nếu không dám nói là khá tệ. Có nơi còn bê nguyên xi mẫu tượng của nước ngoài hoặc sử dụng những tác phẩm dung tục như vườn tượng 12 con giáp hình người mặt thú ở dạng trần truồng ở khu du lịch Hòn Dáu (Đồ Sơn-Hải Phòng) gây bất bình trong dư luận. Theo GS Tiên, việc nhập nhèm trong nhiều tác phẩm điêu khắc, kiến trúc “không phải Tây, không phải Tàu cũng không phải Việt Nam” được đặt nơi công cộng hoặc nơi đông du khách tham quan thật khó chấp nhận. 

Bên cạnh đó, nhiều doanh nghiệp, nhà dân thường trang trí cặp sư tử đá như biểu thị cho sự hùng mạnh thịnh vượng, hoặc cái gọi là “chấn yểm” nhưng với người phương Đông thì sư tử đá là vật linh dùng để canh lăng mộ. Việc sử dụng như thế không phải là hiểu lầm mà đã hiểu sai. Và khi không được “đính chính” trực tiếp với người sử dụng nó, lâu dần trở thành đúng trong tâm thức cộng đồng. Hoặc ở một số tỉnh, thành rồi huyện đầu tư xây dựng cổng chào với cùng một mô típ là sử dụng hình chim Lạc, trống đồng kết hợp với logo của địa phương cùng những huân, huy chương…

Cách họ lắp ghép một cách khiên cưỡng như thế không những không thể hiện rõ tính biểu tượng, đặc trưng văn hóa vùng miền mà còn rất buồn cười. Hay các biểu tượng rồng được lắp dựng ở nhiều đền, chùa chưa được nghiên cứu một cách chuyên sâu mà thường cóp nhặt hay vay mượn nước ngoài đã không thể hiện được tính đặc trưng riêng có của mỹ thuật truyền thống Việt. 

Lỗi từ đâu? 

Họa sĩ Huỳnh Văn Mười, Chủ tịch Hội Mỹ thuật TP.HCM nhìn nhận, hiện ở nước ta chưa có những quy định, chuẩn mực về sáng tác, sử dụng và bảo vệ các công trình có liên quan đến biểu tượng văn hóa truyền thống. Trong đào tạo, giảng dạy thì một số trường lớp chưa có chương trình về biểu tượng văn hóa truyền thống của dân tộc. Ngay như trong một số Luật hiện hành cũng chưa có những quy định rõ ràng về những chuẩn mực, chưa có tiêu chí khoa học sâu sắc để nhận diện, đánh giá, xét xử trong những tình huống vi phạm, qua đó làm tổn hại đến các di sản được xem là biểu tượng văn hóa của dân tộc. 

“Sự thiếu hiểu biết của người dân, thiếu hành lang pháp lý để điều chỉnh những hành vi trên được xem là nguyên nhân trọng yếu trong việc sử dụng biểu tượng văn hoá một cách tràn lan, khó kiểm soát. Trong khi đó việc hướng dẫn sử dụng biểu tượng văn hóa đã được nhiều nước trên thế giới quan tâm, được thiết lập chuẩn mực đưa vào giảng dạy, đưa vào luật một cách nghiêm túc trên phạm vi thế giới để sử dụng và bảo vệ biểu tượng văn hóa của chính họ”, họa sĩ Huỳnh Văn Mười nhấn mạnh. 

Bà Trần Thị Thu Đông, Phó Cục trưởng Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm nhận định: “Việc quan trọng và cần nhất hiện nay là cần xác định những biểu tượng văn hóa truyền thống của Việt Nam và giá trị của các biểu tượng văn hóa này. Đồng thời định hướng cho xã hội trong việc sử dụng biểu tượng văn hóa, điêu khắc công cộng nhằm gìn giữ và phát huy giá trị biểu tượng trang trí truyền thống của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế phục vụ việc xây dựng thương hiệu nhận diện quốc gia”. Để giải quyết tốt các vấn đề nêu trên, GS.TS Nguyễn Xuân Tiên cho rằng, việc tìm hiểu và nghiên cứu sâu các biểu tượng văn hóa để tạo nên những nét đặc trưng riêng của quốc gia, dân tộc, vùng miền là vấn đề cấp thiết cần được đặt ra. Nếu xác định đúng những giá trị cốt lõi, thông qua hệ thống biểu tượng của cả cộng đồng, chúng ta sẽ nhận ra sự khác biệt về mặt tâm cách, cũng như tính cách của một dân tộc và sự khác biệt này làm nên sự đặc sắc của mỗi nền văn hóa. 

TS Trần Thanh Nam lưu ý, không thể phủ nhận bản chất nghệ thuật là sự tìm tòi sáng tạo, song sự kế thừa những giá trị thẩm mỹ đã được khẳng định là không thể xem nhẹ. Cũng như không thể nhân danh sự tìm tòi, sáng tạo và hình thức biểu hiện bên ngoài mà quên đi nội dung ẩn chứa của các biểu tượng trong những kiểu thức trang trí. 

Khi những ý nghĩa biểu tượng trong điêu khắc trang trí bị lãng quên sẽ làm giảm đi giá trị và mất đi những triết mỹ đầy tính nhân văn của các đồ án trang trí, làm cho nhiều kiến trúc tâm linh trở nên xa lạ và mất đi tính “thiêng, quý” cần có. 

Chính vì vậy khi muốn tìm về các giá trị triết mỹ trong kho tàng mỹ thuật truyền thống, cần có sự tỉnh táo, nghiêm túc cũng như sự am hiểu ý nghĩa các biểu tượng của cha ông ta. 

Theo Báo Văn hóa
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.