Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải

(Ngày Nay) - Takada Kenzo, nhà thiết kế tài hoa với những kiệt tác đưa nền thời trang Nhật Bản và châu Á đến với thế giới, đã qua đời ở tuổi 81 tại Paris. Ông Takada qua đời vì mắc COVID-19, theo người phát ngôn. Cuộc đời tài năng của ông đã trở thành huyền thoại, với công lao đưa văn hoá Nhật Bản rạng danh trong làng thời trang thế giới.  
Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải ảnh 1

Được biết đến với nụ cười rạng rỡ và tinh thần vui vẻ - một trong những câu nói nổi tiếng của ông chính là: “thời trang giống như ăn uống, bạn không nên chọn cùng một thực đơn”. Ông Takada, người thường được biết đến với danh xưng Kenzo, từng làm khuấy động làng thời trang Pháp sau khi đến Nhật Bản vào năm 1964.

“Thời trang không dành cho số ít, nó dành cho tất cả mọi người,” ông nói với tờ The New York Times năm 1972.

Dù chỉ định ở lại Paris trong 6 tháng, thế nhưng cuối cùng Kenzo đã sống ở thành phố này suốt 56 năm. 

“Kenzo Takada là một nhân vật rất đặc biệt trong thế giới thời trang Paris,” Olivier Gabet, giám đốc Musée des Arts Décoratifs, cho biết. "Vì vậy, nhiều người dù không thích hoặc ghét nhau vẫn thường đồng ý về việc họ yêu ông ấy."

Jungle Jap - khởi đầu của đế chế Kenzo

Sinh ngày 27/02/1939, tại làng Himeji, Nhật Bản, là con thứ 5 trong gia đình có 7 anh chị em, Kenzo Takada ngay từ nhỏ đã đam mê thời trang. Ông luôn tỏ ra mê mẩn với các tờ tạp chí do các chị mua về.

Khi 19 tuổi, ông Takada được vào học trường tạo mốt uy tín nhất của Nhật Bản lúc bấy giờ, Tokyo's Bunka Fashion College, chỉ mới tuyển lứa nam sinh năm đầu tiên sau một năm hoạt động. Kết thúc chương trình học năm 1964, ông quyết định lên đường sang Paris lập nghiệp.

Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải ảnh 2

Từ Jungle Jap, Takada Kenzo đã làm nên đế chế Kenzo.

Những năm đầu mới đến Paris không phải là dễ đối với Kenzo. Khác biệt ngôn ngữ và văn hóa, tài chính hạn hẹp, không có nhiều quen biết … nhưng không vì thế mà ông từ bỏ giấc mơ tạo nên một thương hiệu thời trang riêng của mình. Ban ngày ông làm thợ vẽ mẫu cho hãng Relations Textiles, ban đêm tập trung cho bộ sưu tập của mình. Và những nỗ lực đó dường như đã được đền đáp.

"Cách nay 50 năm, nếu như quý vị đã từng đi ngang qua số 43 dãy phố Vivienne, quý vị rất có thể nhận thấy một cửa hiệu nhỏ, ở đó ngự trị một bầu không khí sôi động đến kỳ lạ. Mặt tiền cửa hiệu ghi dòng chữ : Jungle Jap. Một cái tên nghe bất nhã làm sao!", ông Takada hồi tưởng trong một cuốn hồi ký mang tên chính ông.

Chọn nước Pháp hoa lệ làm điểm khởi đầu, thế nhưng với cái hồn Á Đông của người sáng tạo ra thương hiệu, Kenzo đã nhanh chóng tìm được chỗ đứng riêng ngay trên mảnh đất đã bị thời trang cao cấp thâu tóm qua ngót trăm năm.

Chỉ trong vòng một năm, Kenzo tổ chức 4 cuộc trình diễn. Cũng trong năm đó, ông đã làm chao đảo cả Paris. Người ta chen lấn để được tận mắt thấy phong cách vui nhộn của một "anh chàng Nhật Bản nhỏ bé". Với những gam màu vui nhộn như trẩy hội, Kenzo trong những năm 1970 đã mang đến cho làng thời trang Paris, khi ấy bị cho là lỗi thời và cứng nhắc, một làn gió mới, trẻ trung hơn.

Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải ảnh 3

Ông Takada xuất hiện tại buổi ra mắt bộ sưu tập thu/đông 1998-99 tại Paris. Ảnh: NY Times

Các tác phẩm của Kenzo luôn phá cách với lối may mặc truyền thống. Ông đặt dấu chấm hết cho kiểu may ôm lấy thân thể, ống tay hẹp, sát cổ, chít eo… thay vào đó là kiểu quần áo rộng rãi, ở đó thân thể được thở, cử động thoải mái.

Sau 6 năm, cửa hàng flagship đầu tiên của Kenzo đã được mở cửa tại số 3 Place des Victoires danh giá, đánh dấu bước chuyển mình từ Jungle Jap thành một thương hiệu thời trang độc lập.

Con hổ ẩn mình

Có nhận định cho rằng, Takada Kenzo chiếm lĩnh lấy thị trường thời trang giống như cái cách mà một con hổ ẩn mình từ từ tiến gần lại chú linh dương.

Tuy nhiên, con hổ ấy lại được nuôi dưỡng bởi một người đàn ông nhỏ nhắn mang gương mặt tươi cười hiền hòa đến bất ngờ. Chính ông Takada – người sáng lập nên chữ K đình đám giữa Paris – đã định hình nên “cái hồn” khác biệt của Kenzo.

Tinh thần của thương hiệu thấm nhuần chất Nhật Bản Á Đông tới mức ngay cả sau khi Takada nghỉ hưu vào năm 1999, nhà tạo mẫu này vẫn giữ vững vẻ dị biệt hiếm có giữa lòng thủ đô Paris hoa lệ, biến di sản của Takada trở thành một thành trì Mạc Phủ đứng vững vàng giữa những Hermès, Chanel, Lanvin hay Louis Vuitton hàng trăm năm tuổi.

Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải ảnh 4

Một số mẫu thiết kế nổi bật của Kenzo.

Các thiết kế ngoại cỡ, được tạo ra để giải phóng cơ thể, không hạn chế hoặc định hình cơ thể, thường không có khóa kéo và các loại khóa khác, liên tục xuất hiện trên trang bìa của Elle và bên trong các trang tạp chí Vogue của Mỹ.

“Buổi trình diễn thời trang đầu tiên của ông ấy thật đáng nhớ,” ông Gabet nói. “Nhẹ nhàng và vui tươi, với việc các người mẫu nhảy múa và đi lại nhiều hơn là trình diễn quần áo, khác xa với khuôn khổ của thời trang Pháp lúc bấy giờ".

Được biết đến với tính cách vui vẻ, ông Takada - người không thích bị gọi là “nhà thiết kế Nhật Bản” vì trước tiên ông tự coi mình là “nhà thiết kế thời trang”, đã tổ chức các buổi trình diễn ngay trong rạp xiếc và tự mình cưỡi voi. Gene Pressman, cựu đồng giám đốc điều hành của Barneys, cho biết những buổi diễn đó là “huyền thoại và là tấm vé khó tìm nhất trong thị trấn.

"Anh ấy là một nhân vật được sùng bái đối với những người trẻ tuổi và có trái tim trẻ", Pressman nhận định.

Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải ảnh 5

Kenzo by Flower, một trong những dòng sản phẩm mang tên tuổi của Takada Kenzo.

Kenzo Takada cho ra mắt bộ sưu tập quần áo nam vào năm 1983, dòng quần jean vào năm 1986 và nước hoa vào năm 1988, nhưng đến năm 1993, gặp khó khăn sau khi người bạn đời của ông qua đời và đối tác kinh doanh của ông bị đột quỵ, ông Takada quyết định bán công ty của mình cho LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton, tập đoàn thời trang của Pháp, với giá khoảng 80 triệu USD.

Mặc dù vẫn tiếp tục với tư cách là một nhà thiết kế, nhưng tới năm 1999, Kenzo quyết định rời bỏ thời trang, khi ngành công nghiệp này đang lên tới đỉnh điểm.

Khi đó, Kenzo nói với tờ The South China Morning Post: “Mọi thứ đã thay đổi, từ cách chúng tôi may quần áo đến cách thông tin lan truyền và số lượng các mùa có trong năm nay."

"Tôi yêu thích tất cả những thứ đó, nhưng đồng thời cũng thật là mệt mỏi. Đó còn là cả một trách nhiệm lớn lao và một áp lực kinh khủng. Tôi làm điều này trong vòng 30 năm. Vì vậy, đến lúc nào đó tôi muốn dừng lại. Quả thật, tôi cũng nhớ các buổi trình diễn, nhưng người ta không thể có tất cả", Kenzo chia sẻ.

Takada Kenzo - cánh hạc giấy đã ngừng mê mải ảnh 6

Chia sẻ vào sinh nhật tuổi 80, Kenzo cho biết ông vẫn chưa muốn gác ngòi vẽ: "Tôi có nhu cầu làm việc với người trẻ. Tôi cần điều này, tôi muốn có thêm hiểu biết, có nhu cầu tiếp xúc với mọi người".

Mặc dù thương hiệu Kenzo vẫn tiếp tục dưới sự điều hành của một loạt các nhà thiết kế khác nhau - bao gồm nhóm của Humberto Leon và Carol Lim, những người đã tạo ra hình tượng con hổ đặc trưng cho nhãn hiệu Kenzo, và giám đốc nghệ thuật hiện tại, Felipe Oliveira Baptista. Takada Kenzo tiếp tục khám phá các con đường sáng tạo khác.

Ông thiết kế trang phục cho các vở opera, tạo ra đồng phục Olympic Nhật Bản vào năm 2004, sơn và tạo ra một bộ sưu tập đồ gia dụng mới.

Việc Kenzo Takada qua đời giữa Tuần lễ thời trang Paris đang vật lộn để tiếp tục bất chấp đại dịch, với hàng loạt các buổi trình diễn vắng người, đã phủ lên một màu ảm đạm cho làng thời trang Paris và thế giới.

“Vĩnh biệt bậc thầy”, ông Baptista viết trên Instagram “Năng lượng tuyệt vời, lòng tốt, tài năng và nụ cười của ông rất dễ lan tỏa. Tinh thần nhân hậu của ông ấy sẽ sống mãi ”.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.