Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân'

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Gần 30 năm trước, một môn võ lạ lùng lần đầu tiên được giới thiệu đến người cao tuổi Hà Nội, đó là Thái cực Trường sinh đạo. Môn võ này lạ lùng bởi  môn sinh đa phần là người lớn tuổi, với những động tác rất chậm rãi, nhẹ nhàng. Tập võ mà nhìn ai cũng khoai thai, thân pháp uyển chuyển, động tác hài hòa như nước chảy mây trôi.
Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân'

128 động tác kỳ diệu

Người tập Thái cực Trường sinh đạo không cần dùng quá nhiều sức để đi quyền, đứng tấn, vận động cơ bắp và cũng không cần sử dụng quá nhiều không gian rộng lớn như những môn võ khác.

Môn học này chỉ gói gọn trong 128 động tác khá đơn giản, hầu như ai cũng có thể tập luyện. Rất nhiều người Việt, chỉ sau thời gian ngắn theo Thái cực Trường sinh đạo đã coi đây như thứ “võ đạo” thần kỳ, hiệu quả và đặc biệt không tốn quá nhiều thời gian, tiền bạc để rèn luyện. Mỗi ngày chỉ cần chăm chỉ dành khoảng 8 đến 15 phút thực hiện các động tác kể trên, người tập sẽ có sức khoẻ dẻo dai, từng bước đẩy lùi bệnh tật.

Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân' ảnh 1

Và sau gần 30 năm, Thái cực Trường sinh đạo đã không còn lạ lùng nữa, ngược lại đã trở thành một bài tập “quốc dân” cực kỳ phổ biến tại 54 tỉnh, thành với hàng chục vạn môn đồ trong đó có những người từng là tướng lĩnh, lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước.

128 động tác này đã thực sự mang lại nhiều điều kỳ diệu, đã thay đổi số phận, thay đổi cuộc đời của rất nhiều người Việt. Càng ngày, vai trò của Thái cực Trường sinh đạo càng được lan tỏa nhanh trong cộng đồng. Môn võ quốc dân này đã và đang tiếp tục lập nên những kỳ tích mới, dấu mốc mới trong một hành trình không mệt mỏi, không thoái trào để bảo vệ, nâng cao sức khỏe, tinh thần cho người Việt.

Luyện khí, luyện hình, luyện cả tâm, ý

Ông Hoàng Mạnh Tiến, Giám đốc Trung tâm Unesco Thái cực Trường sinh đạo Việt Nam cho biết, Thái cực Trường sinh đạo có thể hiểu là con đường giúp người học rèn luyện tinh thần, thể chất để sống lâu, sống khỏe, minh mẫn và có tâm, đức. Đạo ở đây cũng có thể hiểu là đạo đức. Trong quá trình luyện tập Thái cực Trường sinh đạo, người tập sẽ được luyện tâm, luyện ý, luyện khí, luyện hình. Luyện tâm để tâm tĩnh như nước, luyện khí để điều tiết hơi thở sao cho nhịp nhàng, hiệu quả, luyện ý là nâng cao ý chí, nghị lực bản thân và luyện hình, để hình thành thân pháp, động tác chuẩn mực, hài hòa.

Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân' ảnh 2

Đây là môn võ – bài tập bắt nguồn từ dòng họ nổi Nguyễn Cảnh ở huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An và sau đó được cụ Hoàng Đình Thực, một nhà nho rất uyên thâm lĩnh hội rồi truyền dạy lại cho người học trò ưu tú, đặc biệt của mình, đó là ông Nguyễn Song Tùng.

Ông Nguyễn Song Tùng (sinh năm 1922 và mất năm 2002) là một chiến sĩ cách mạng trung kiên, ông Tùng đã đảm đương, kinh qua nhiều chức vụ quan trọng của Đảng, nhà nước như Phó Trưởng ban đối ngoại Trung ương, Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân' ảnh 3

Năm 1954, ông Tùng bắt đầu luyện tập với cụ Hoàng Đình Thực và chỉ sau một thời gian ngắn được sư phụ truyền dạy, ông Tùng đã lĩnh hội được những tinh hoa, tuyệt học của bài võ. Nếu như trước đó, do nhiều năm phải lăn lộn, chiến đấu và đối mặt với cuộc sống khó khăn, thiếu thốn ở chiến trường, sức khỏe của ông Tùng đã bị bào mòn, giảm sút rất nhiều. Nhưng Thái cực Trường sinh đạo đã giúp ông thay đổi căn bản và toàn diện. Ông trở thành một người tráng kiện, khỏe mạnh và đẩy lùi được rất nhiều bệnh tật.

Sau gần 40 năm luyện tập, nghiên cứu, khảo nghiệm, năm 1991 khi về hưu, ông Nguyễn Song Tùng đã đưa bài tập Thái cực trường sinh đạo ra phục vụ cộng đồng.

Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân' ảnh 4

Trong nhiều tài liệu, sách hướng dẫn ông Song Tùng có viết về hiệu quả khi tập Thái cực Trường sinh đạo: “Những người ngày nào cũng tập một lần khoảng từ 8 đến 15 phút, chỉ sau 3 tháng sức khoẻ tăng lên, da thịt hồng hào, ăn ngon, ngủ tốt, rất ít ốm đau cảm vặt. Thái cực Trường sinh làm lưu thông khai toả những huyệt đạo, tạo nên sự luân chuyển, âm dương hài hoà”.

Thời điểm ra mắt môn võ này, ông Song Tùng đã tổ chức một lớp học khá đặc biệt với những môn sinh đầu tiên là các cán bộ của Tổng cục Thể dục thể thao cũ, cán bộ, chiến sĩ Viện Quân y 103, học sinh trường Amsterdam... và có cả những lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước tại Vườn Hồng, quận Ba Đình, HN. Chỉ sau một thời gian ngắn trực tiếp thị phạm, chỉ dẫn, những môn sinh đầu tiên của Thái cực Trường sinh đạo đã luyện tập thuần thục bài võ. Điều đặc biệt, là họ cảm nhận được sức khỏe của mình đã có những thay đổi rõ rệt theo chiều hướng tích cực.

Hiệu ứng từ lớp học đầu tiên này đã lan tỏa nhanh chóng. Danh tiếng, uy tín của Thái cực trường sinh đạo ngày một lớn dần và thu hút sự chú ý đặc biệt của công chúng.

Thời điểm năm 1990, đời sống kinh tế, xã hội mặc dù đã có những chuyển biến, thay đổi, nhưng vẫn có rất nhiều người dân không có đủ điều kiện để lựa chọn các cơ sở khám chữa bệnh lớn, uy tín. Những người già cả, ốm đau có rất ít cơ hội để nhận được sự chăm sóc y tế, sức khỏe một cách hiệu quả. Và họ rỉ tai nhau, cùng tìm đến Thái cực trường sinh đạo như một “cái phao” cứu cánh, giúp họ sống vui, khỏe, có ích hơn rất nhiều.

Bóng dáng hồn dân tộc

Năm 1995, Thái cực Trường sinh đạo được UNESCO Hà Nội công nhận là bài tập mang tính dân tộc. Trung tâm Trường sinh đạo chuyển thành trung tâm trực thuộc UNESCO Việt Nam. Năm 1999, Viện Thể dục thể thao tổ chức hội thảo về bài tập Trường sinh đạo. Kể từ thời điểm nay, Thái cực Trường sinh đạo đã chính thức trở thành một phong trào lan rộng trên khắp cả nước.

Thái cực Trường sinh đạo, từ môn võ lạ lùng đến bài tập 'quốc dân' ảnh 5

Có lẽ, khi khởi xướng, phát triển môn võ này, ông Song Tùng cũng chưa thể hình dung hết mức độ phát triển cũng như sự hưởng ứng rất to lớn đến từ cộng đồng xã hội, đặc biệt là lớp người cao tuổi.

Ban đầu, chỉ từ một câu lạc bộ với gần 30 hội viên được thành lập tại Vườn Hồng (Quảng trường Ba Đình, Hà Nội) vào năm 1991, đến nay Trung tâm đã có hàng ngàn câu lạc bộ Thái cực Trường sinh đạo tại 54 tỉnh, thành trên cả nước với có hơn 15 vạn người thường xuyên tham gia luyện tập.

Có thể nhắc tên không ít các “môn đồ” đặc biệt của Thái cực Trường sinh đạo như cố Tổng bí thư Đỗ Mười; cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp; đồng chí Nguyễn Đức Tâm, nguyên UV Bộ chính trị, Trưởng ban Tổ chức TW; đồng chí Vũ Oanh, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban Nông nghiệp Trung ương, Trưởng ban Kinh tế Trung ương, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam, Chủ tịch Hội Người cao tuổi Việt Nam; bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước….

Sự hiệu quả của Thái cực trường sinh đạo đã tạo ra một dấu ấn rất đặc biệt trong việc chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe người cao tuổi. Có lẽ, đây cũng là môn võ dưỡng sinh hiếm hoi thuần Việt được Ủy ban Thể dục thể thao (nay là Tổng cục Thể dục thể thao, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ra văn bản gửi Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc tạo điều kiện tổ chức tập luyện môn võ dưỡng sinh này. Đặc biệt, năm 2011 Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh đạo VN được Chủ tịch nước tặng Huân chương Lao động hạng Ba nhân dịp lễ kỷ niệm 20 năm đưa bài tập Thái cực Trường sinh phục vụ cộng đồng.

Đến nay, Thái cực Trường sinh đạo đã trải qua gần 30 năm phát triển, đã tạo dựng được một truyền thống đặc biệt, đó là tuyệt đại đa số hướng dẫn viên của môn phái đều tự nguyện phục vụ cộng đồng. Những hướng dẫn viên hoặc có thể gọi là tình nguyện viên khi đến địa phương hướng dẫn, luyện tập cho các môn sinh, môn đồ đều thực hiện 3 cùng: Cùng ăn, cùng ở và cùng luyện tập. Không bao giờ những tình nguyện viên này đặt vấn đề thu phí học. Nếu có chỉ là chút tiền xăng xe mà hội viên của cơ sở đó hỗ trợ để những tình nguyện viên bớt đi gánh nặng chi phí đi lại.

Trung tâm UNESCO Thái cực Trường sinh Đạo Việt Nam hoạt động với hơn 2.000 câu lạc bộ cơ sở ở khắp các tỉnh thành trong cả nước.

Là đơn vị thành viên trực thuộc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam, Trung tâm có số lượng cán bộ hội viên đông đảo với đủ mọi giai tầng trong xã hội tham gia. Sau thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc Liên hiệp các Hội UNESCO Việt Nam lần thứ 6, năm 2021 sẽ là năm đầu tiên Trung tâm thực hiện Chương trình hành động do Đại hội VI đề ra. Năm 2021 cũng là năm kỷ niệm 30 năm bài tập Thái cực Trường sinh đạo về Việt Nam và phủ sóng ra cộng đồng.

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.