Tháp Rùa và chuyện ít người biết

Khi nói đến Tháp Rùa, thường ai cũng lơ mơ biết đến chuyện xưa, có một người nào đó định xây mộ cho cha mẹ mình, mới đứng ra xây Tháp Rùa, nhưng không được, thành ra hình bóng của Tháp Rùa chỉ là một câu chuyện dở dang.
Tháp Rùa và chuyện ít người biết

Từ lâu hình ảnh Hồ Gươm và Tháp Rùa được soi bóng trong văn, thơ, hoạ nhạc, như một biểu tượng lung linh cho Hà Nội. Tháp Rùa sống với tâm trí cộng đồng, gắn bó về tình cảm, như một sự chia sẻ hay bầy tỏ thân thiết với những người con thủ đô. Thật khó ai có thể quên hình ảnh Tháp Rùa trong tranh Phố của cố danh hoạ Bùi Xuân phái, với tà áo dài bên Hồ Gươm, xa xa nghiêng bóng Tháp Rùa, trong nắng sớm. Và, ai cũng có thể nhớ đến bản tráng ca “Người Hà Nội” của Nguyễn Đình Thi, hoặc “Nhớ Về Hà Nội” của Hoàng Hiệp, cũng như “Gửi người em gái miền Nam” của Đoàn Chuẩn-Từ Linh… Tất cả đều gắn bó với hình ảnh Tháp Rùa, với những câu ca giầu cảm xúc như: “Chạnh lòng tôi nhớ tới người em. Em tháp Rùa yêu dấu…” hay “Hà Nôi đẹp sao! Ôi nước Hồ Gươm xanh thắm lòng. Bóng Tháp Rùa thân mật ấm lòng…” và “Ôi! Nhớ Hồ Gươm xanh thắm. Nơi Tháp Rùa nghiêng soi bóng…”

Tháp Rùa và chuyện ít người biết - anh 1

Tháp Rùa và chuyện ít người biết

Theo nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc thì: "Từ năm 1883, Paul Burde, phóng viên của Thời Báo (Temps) trong thời gian sống trong một ngôi chùa cạnh hồ Gươm (có lẽ là chùa Báo ân - vị trí ở Bưu điện Hà Nội ngày nay) đã từng tả lại như sau: "Cửa buồng chúng tôi nhìn ra cái hồ nằm duyên dáng giữa lòng Hà Nội. Ngồi ở chỗ chúng tôi mà nhìn cảnh bình minh thì thật là tuyệt vời. Bình minh long lanh một thứ ánh sáng huyền ảo mà các truyện thần tiên gọi là màu của trời, xà cừ đẹp nhất Singapore cũng như những viên ngọc đẹp nhất cũng không thể sánh nổi (...). Xa xa một hòn đảo nữa nhỏ hơn với một cái tháp ba tầng, tác phẩm của một người Hoa buôn bán bánh ngọt nào đó, với những khoang cửa hình cánh cung nhọn theo phong cách gô tích khá bất ngờ ở một chỗ như nơi đây...".

Như vậy có thể thấy, từ thời điểm này, các tư liệu lịch sử bắt đầu ghi nhận sự tồn tại của tháp Rùa như một công trình kiến trúc góp vào khung cảnh tuyệt đẹp của hồ Gươm. Tuy nhiên điều đáng tiếc là những ghi chép trên của Paul Burde lại không xác định một cách chính xác lịch sử của tháp Rùa mà chỉ dừng lại ở việc tả cảnh.

Tuy nhiên, theo những tài liệu lịch sử nghiên cứu về Hà Nội và hồ Gươm của những tác giả như Hoàng Đạo Thúy, Trần Huy Liệu, Trần Quốc Vượng, Nguyễn Vinh Phúc... cùng những tư liệu in bằng tiếng Pháp đều khẳng định rằng tháp Rùa được một nhân vật có tên là "Bá Hộ Kim" (một người giàu nức tiếng đất Hà Nội thời bấy giờ) hay còn gọi là Bá Kim, Thương Kim xây, chứ không phải như Paul Burde là do một "người Hoa buôn bánh ngọt nào đó".

Trong cuốn "Hồ Hoàn Kiếm và đền Ngọc Sơn" tác giả Nguyễn Vinh Phúc đã dẫn ra tập sách Les pagodes de Ha Noi của G. Dumoutier in năm 1887 có đoạn viết: "Giữa hồ có một cái chùa khác. Đó là một công trình bé nhỏ, có nhiều tầng, các vòm cửa hình cánh cung nhọn, công trình này mới có khoảng chục năm nay (Dumoutier viết bài này năm 1886 - N.V.P) nó được xây dựng trên vị trí một ngôi đền nhỏ trước đó thờ thần hồ. Bên trong, trên tường sơn hai chữ Vinh - Bao (tức Vĩnh Bảo - N.VP), đó là tên của viên quan đã xây công trình này. Ông ta trước đây ba năm làm tri phủ Thường Tín, rồi về làm thương biện phủ Hoài Đức, sau dính vào một vụ chính trị nên 1886 bị cách chức và quản thúc tại Hà Nội".

Một tài liệu khác là cuốn sách Le vieux Tonkin (Bắc Kỳ cổ) của CL.Bourrin gồm hai tập in vào hai năm 1935 và 1941 có viết: "Tháp Rùa chính tên là Quy Sơn Tháp, xây khoảng 1877. Theo Dumoutier thì do một viên quan tên Vinh - Bao đã đứng xây. Theo Bonnal thì người xây là Ba Ho Kiem (Các văn bản viết bằng chữ Pháp khi viết tên người Việt thường viết theo phiên âm latinh, không có dấu - PV). Công trình này thay cho một ngôi miếu nhỏ thờ thần hồ. Vinh - Bao và Ba Ho Kiem chỉ là một người vì Ba Ho Kiem (đúng ra là Nguyen Huu Kiem) cũng là một viên quan". Như vậy, theo các tài liệu do người Pháp ghi lại thì có thể thấy thể thấy người xây tháp Rùa là Bá Hộ Kim hay Nguyễn Hữu Kim (Nguyen Huu Kiem hay Ba Ho Kiem là do viết chệch).

Cho đến thời điểm nào chưa có giả thuyết hay minh chứng nào khác về người xây dựng tháp Rùa trong hồ Gươm. Chính vì thế, trong hầu hết các tài liệu nghiên cứu đều thừa nhận nhân vật Nguyễn Hữu Kim là người đã xây tháp Rùa.

Tháp Rùa là một ngọn tháp nhỏ nằm trên gò đảo giữa Hồ Gươm, lui về phía nam hồ theo phong cách kiến trúc kết hợp giữa hàng cửa cuốn gô-tích hai tầng dưới của Châu Âu và phần mái cong truyền thống của Việt Nam.

Ngôi tháp được xây dựng trên một gò đất rộng khoảng 350m2, theo hình vuông có 3 tầng, tầng dưới xây rộng hơn, rồi thu nhỏ dần lên tầng trên, các mặt phía đông và tây có 3 cửa cuốn. phía nam và bắc có 2 cửa cuốn nhọn ở đầu. Đỉnh 2 tầng có lan can chạy xung quanh. Bốn đầu đao đắp uốn cong dần lên vào giữa đỉnh, trên đỉnh có hình ngôi sao 5 cánh.

Tầng một xây trên móng cao 0,8m. Chiều dài là 6,28m trong khi chiều rộng là 4,54m.Tầng này do là hình chữ nhật nên chiều dài mở ra ba cửa, còn chiều ngang mở ra hai cửa, tất cả là 10 cửa, đỉnh nhọn như cửa các nhà thờ Thiên chúa giáo. Bên trong tầng này phân ra ba gian, các gian thông với nhau bằng các cửa ngăn, đỉnh cũng nhọn như tất cả các cửa khác. Cả tầng có 4 cửa ngăn, tổng cộng 14 cửa.

Tầng hai xây lùi vào một chút, chiều dài 4,8m, chiều rộng 3,64m, cũng chia ra ba gian, kiến trúc y như tầng một với 14 bộ cửa nhưng nhỏ hơn. Tầng ba thu nhỏ hơn nữa, dài 2,97m, rộng 1,9m, chỉ mở một cửa hình tròn ở mặt phía đông, đường kính 0,68m. Sát tường phía tây có một ban thờ, không rõ thờ ai và có từ lúc nào. Tầng đỉnh chỉ như một vọng lâu, vuông vức, mỗi bề 2m. Trên tường mặt phía đông, bên trên cửa tròn có đường kính là 0.68m của tầng ba có ba chữ Quy Sơn Tháp, nghĩa là Tháp Núi Rùa. Như vậy, từ nền đất Gò Rùa lên đến đỉnh tháp là 8,8m.

Với sự giao thoa giữa hai lối kiến trúc là kiến trúc Pháp và kiến trúc bản địa tạo nên nét đẹp độc đáo, riêng biệt của Tháp Rùa. Điều quan trọng nhất là Tháp Rùa đã, đang tồn tại không chỉ là hiện hữu mà còn là tinh thần của người dân Hà Nội nói riêng và của đất nước Việt Nam nói chung.

Tháp Rùa và chuyện ít người biết - anh 2

Tượng Bà đầm xòe trên đỉnh tháp Rùa, thời Pháp thuộc

Thời Pháp thuộc, trên đỉnh Tháp Rùa có dựng một phiên bản của tượng Nữ Thần Tự Do (1890-1896) mà dân chúng châm biếm gọi là tượng Đầm Xòe). Sang thập niên 1950 tượng này đã bị phá bỏ khi chính phủViệt Nam của thủ tướng Trần Trọng Kim nắm chính quyền thay cho quân Pháp.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.