Thêm hai cuốn sách về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Kế thừa và phát huy những giá trị di sản Hồ Chí Minh" của Trần Thị Mạo và "Bác Hồ với công việc văn phòng" của Nghiêm Kỳ Hồng (Nhà Xuất bản Tổng hợp TP HCM xuất bản) là 2 cuốn sách nói thêm về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ra mắt bạn đọc đúng dịp 50 năm thực hiện Di chúc thiêng liêng của Người.
Thêm hai cuốn sách về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

"Kế thừa và phát huy những giá trị di sản Hồ Chí Minh" tập hợp các bài viết, bài nghiên cứu về Chủ tịch Hồ Chí Minh của TS Trần Thị Mạo, nguyên Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh - Chi nhánh TP HCM, trong quá trình bà công tác ở các bảo tàng thuộc hệ thống Bảo tàng Hồ Chí Minh, tại Hà Nội và TP HCM và giai đoạn sau khi nghỉ hưu. Với bố cục 2 phần: "Những dấu ấn trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh"; "Mãi học tập và làm theo lời dạy của Người", tác giả làm rõ di sản Hồ Chí Minh và tâm nguyện kế thừa, phát huy di sản mà Người để lại. Giá trị di sản ấy là tình cảm của Người đọng lại ở Trường Dục Thanh, Phan Thiết; là Sài Gòn in dấu sự kiện ngày 5-6-1911; là Nguyễn Ái Quốc - người cộng sản Việt Nam đầu tiên; ảnh hưởng của Nguyễn Ái Quốc đối với phong trào yêu nước và cách mạng của nhân dân Sài Gòn - Gia Định những năm 1920-1930… Trong phần I, tác giả có 2 bài nhấn mạnh tình cảm của Bác Hồ với những ngày đầu Nam Bộ kháng chiến và Bác Hồ với thủ đô Hà Nội trong thời kỳ chống Pháp và chống Mỹ. Việc kế thừa và phát huy di sản được đề cập trong phần II qua những vấn đề Người trăn trở: Xây dựng con người mới XHCN; xây dựng nền văn hóa mới; trồng cây và trồng người…

Từng kinh qua công tác tại Cục Lưu trữ - Phủ Thủ tướng, Cục Lưu trữ nhà nước - Bộ Nội vụ và từng là giáo viên Trường Trung cấp Văn thư Lưu trữ Trung ương 2, giảng viên đại học Học viện Hành chính quốc gia, Trường Đại học KHXH&NV TP HCM; dưới góc độ người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy lĩnh vực quản trị văn phòng, tác giả - TS Nghiêm Kỳ Hồng không có tham vọng đề cập nội dung lớn về tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh mà chỉ đề cập đến một phần phong cách của Người qua hơn 200 trang sách "Bác Hồ với công việc văn phòng".

Thêm hai cuốn sách về tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh ảnh 1

Cuốn sách trình bày các bài về Bác Hồ với công việc văn phòng và một số bài viết của Bác liên quan đến công việc văn phòng. Ở phần đầu, TS Nghiêm Kỳ Hồng đưa ra những nghiên cứu về tư duy công việc văn phòng qua phong cách Hồ Chí Minh. Đó là những vấn đề về tầm quan trọng của văn phòng trong các cơ quan, tổ chức; kỹ thuật hành chính; lập và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch công tác; tổ chức hội họp; soạn thảo, ban hành văn bản; dùng tài liệu địch để đánh địch; về thực hành tiết kiệm chi dùng trong văn phòng… Phần sau của tác phẩm, tác giả sưu tầm lại các bài viết của Bác từ năm 1919 đến năm 1969 liên quan đến công tác văn phòng. Có thể nhận ra lối viết rõ ràng, khúc chiết, thiết thực và ngắn gọn, dễ hiểu của Bác Hồ qua các bài cụ thể: "Thiếu óc tổ chức, một khuyết điểm lớn của ủy ban nhân dân"; "Chống thói ba hoa"; "Một việc mà cơ quan lãnh đạo cần thực hành ngay"; "Cần kiệm liêm chính"; "Bệnh máy móc"; "Xin chỉ thị, gửi báo cáo"; "Phải tẩy sạch bệnh quan liêu"; "Cách viết"; "Chống nạn giấy tờ"; "Gửi báo cáo và xin ý kiến".

Trong những năm gần đây, nước ta đang chuyển từ cuộc vận động thành việc làm thường xuyên trong học tập và làm theo gương Chủ tịch Hồ Chí Minh với ba nội dung cơ bản về tư tưởng, đạo đức và phong cách. Trong quá trình đó, chúng ta học tập gương Bác không chỉ từ những việc làm trọng đại, công lao to lớn đối với vận mệnh đất nước, mà còn học tập từ những việc làm rất bình thường, giản dị trong công việc hằng ngày của Người.

Theo Người Lao động
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.