Tranh cãi quanh việc Mỹ Linh 'phá cách' hát Quốc ca

Những lời ca oai hùng và bi tráng của “Tiến quân ca” đã được ca sĩ Mỹ Linh trình diễn với phong cách hoàn toàn mới với những điệu rung ngân trầm bổng tuy nhiên đã gây nên nhiều tranh luận trái chiều.
Tranh cãi quanh việc Mỹ Linh 'phá cách' hát Quốc ca

Hát Quốc ca xin đừng “trưng, trổ”

Trưa 24/5, ca sĩ Mỹ Linh đã có vinh dự trình bày Quốc ca Việt Nam không có nhạc nền, dàn nhạc trước khi Tổng thống Hoa Kỳ B.Obama có bài phát biểu trước giới trẻ, doanh nhân và các đại biểu tại Trung tâm Hội nghị quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội)... Trong trang phục áo dài truyền thống, Mỹ Linh một mình trên sân khấu tự tin hát “Tiến quân ca” theo phong cách opera. Mỹ Linh khi trình bày xong đã rất xúc động và chia sẻ niềm tự hào. Trong giây phút thiêng liêng đó, cô nhớ tới người cha thân yêu đã mất của mình, những thế hệ cha ông đã đổ xương máu để giành lại sự tự do, hòa bình cho dân tộc.

Tuy nhiên, những clip về phần trình diễn của Mỹ Linh sau khi được đăng tải lên các trang mạng đã tạo nên luồng tranh cãi trái chiều. Nhiều khán giả và nhạc sĩ cho rằng Mỹ Linh hát theo phong cách opera đã làm mất đi sự bi hùng của Quốc ca.

“Quốc ca ở mọi nước đều là quốc hồn của dân tộc, đó không còn là một sản phẩm nghệ thuật thuần túy nữa. Trên thế giới có rất nhiều bài quốc ca mềm mại như của Mỹ chẳng hạn, nhưng cũng có nhiều bài Quốc ca hùng tráng, thường xuất phát từ những cuộc đấu tranh cách mạng như của Pháp, Liên Xô, Việt Nam… Nhưng người ta chỉ làm mềm những ca khúc vốn mềm sẵn, chứ chưa bao giờ tôi thấy họ làm mới Quốc ca và biến nó từ hùng tráng thành mềm mại cả. Mỹ Linh hát như thế là không chấp nhận được, chẳng khác nào một thảm họa âm nhạc, mà còn là “thảm họa quốc thể” nữa. Nghệ thuật có thể thay đổi, làm mới, biến đổi, tìm tòi, nhưng phá cách với Quốc ca là không được, như thế là xúc phạm truyền thống của dân tộc, trái với tâm hồn dân tộc” - nhà báo, nhạc sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc Nguyễn Lưu bức xúc trước việc làm mới Quốc ca của Mỹ Linh.

Nhạc sĩ Cát Vận cũng khẳng định việc sáng tạo của Mỹ Linh là không nên: “Người ta có thể phá cách, tìm các cách biểu diễn khác nhau, nhưng không thể phá cách với Quốc ca. Đừng lấy cớ hát theo phong cách opera hay acappella gì đó để khoe, hay trưng trổ giọng hát. Vì Quốc ca không phải là tác phẩm nghệ thuật thuần tuý nữa, mà nó đã đổi lại bằng xương, bằng máu của hàng vạn người”. Khi còn sống, nhạc sĩ Văn Cao đã luyến tiếc vì phải sửa một số chữ trong tác phẩm của mình, vì nó làm mất khí thế hùng tráng của ca khúc. Nhiều khán giả cho rằng, việc sửa chữ đã khiến Văn Cao đau lòng như vậy, nói chi là làm mới cả giai điệu và tiết tấu.

Tranh cãi quanh việc Mỹ Linh 'phá cách' hát Quốc ca ảnh 1

Ca sĩ Mỹ Linh hát Quốc ca trước bài phát biểu của TT Obama tại HN trưa 24/5.

Cái mới bao giờ cũng gây tranh cãi

Từ trước tới nay có nhiều ca sĩ từng là tâm điểm khen - chê về những thử nghiệm của mình với nhạc cách mạng, như việc Đức Tuấn đã phá cách, hy sinh chất “hùng” để đẩy mạnh cảm xúc về tình yêu đất nước, những câu hát hùng tráng được thay bằng lối trình diễn nhẹ nhàng, hay Tùng Dương, Thanh Lam hát nhạc cách mạng theo phong cách mềm mại.

Theo nhạc sĩ Thanh Phương (Giám đốc âm nhạc của Giai điệu tự hào - một chương trình làm mới nhạc cách mạng thường xuyên gây tranh cãi bởi sự phá cách của những người trẻ) thì “cái mới bao giờ cũng gây tranh cãi”. Anh cho rằng việc Mỹ Linh sáng tạo hát theo phong cách opera là rất hay và phù hợp nhất trong điều kiện phải hát Quốc ca không có nhạc nền và hợp xướng.

“Tôi nghĩ do khán giả chưa quen nên nghe lạ tai và nói làm mất ý nghĩa. Chứ Quốc ca dù sao cũng là ca khúc, một bài hát và có thể thể hiện bằng nhiều cách khác nhau. Tôi đã từng nghe Quốc ca theo kiểu nhạc rock, bản thân tôi cũng từng làm mới bài Quốc ca bằng cách cho trẻ em hát, đúng là không có được sự hào hùng thường thấy, nhưng với sự tươi mới vẫn khiến khán giả xúc động và cổ vũ” - nhạc sĩ Thanh Phương bày tỏ quan điểm.

Theo Vietnamnet

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.