Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt

Kinh Bắc là cái nôi sản sinh ra những làn điệu quan họ mượt mà, những ngôi đình làng cổ kính, những làng nghề rất nổi tiếng, trong đó có làng tranh Đông Hồ, thuộc xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, được Bộ VHTTDL công nhận là "di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia" và đang trình Unesco đề nghị công nhận Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt

Trong các dòng tranh dân gian ở Việt Nam, tranh Đông Hồ thuộc dòng tranh in từ ván khắc gỗ, do người dân làng Đông Hồ sáng tạo, sản xuất và phát triển thành làng nghề. Đây là dòng tranh gắn bó và thể hiện sinh động xã hội nông nghiệp Việt cổ truyền, cuộc sống lao động của người nông dân bình dị, chất phác, phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân Việt.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 1

Đám cưới chuột

Hình ảnh thể hiện trong bức "Đám cưới chuột" ngày xưa vốn ưu ái dành cho trẻ em, sau này một số nhà theo chủ nghĩa hiện thực cắt nghĩa là nó “tố cáo giai cấp thống trị”, vì chuột thuộc thành phần thấp cổ bé họng khi có chuyện cưới hỏi, đỗ đạt, cũng phải hối lộ bằng cách dâng con gà, con cá cho lão mèo tham quan! Nếu vậy, lại không tránh khỏi cái vụ “mua quà cho xếp” trong dịp Tết. Việc họ nhà chuột “dâng cá” (tất nhiên không chỉ dịp Tết) có khi trị giá cả trăm ngàn đô. Dẫu sao, giải thích Đám cưới chuột như “bức tranh hiện thực phê phán” theo lối trên là hợp với thời đại hơn bao giờ hết, lại vừa đầy ắp “bản sắc dân tộc”.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 2

Đàn lợn âm dương

Đánh ghen” là một trong những tranh sinh hoạt dí dỏm cũng mang tính giáo dục cao của dòng tranh dân gian Đông Hồ.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 3

Đánh ghen

Trong hình ảnh là bà vợ xắn váy cầm kéo xông tới, đòi cắt tóc (theo tục xưa, bị cắt tóc là một hình thức phạt rất nặng đối với những người phụ nữ lẳng lơ) cô nhân tình hớ hênh (ngực trần), thách thức, chanh chua. Ông chồng thì bị bắt quả tang rõ rành rành nhưng một tay vẫn đặt lên ngực cô nhân tình ra điều không chịu ăn năn hối lỗi, ôm cô nhân tình vào lòng để bảo vệ, còn tay kia thì để hòa hoãn với bà vợ. Đứa bé thì chắp tay van lạy xin những bậc phụ mẫu thôi đừng giằng co. Nếu cha mẹ nó như vậy thì suy nghĩ ngây thơ con trẻ ấy có còn được vẹn nguyên? Sự kiện này sẽ đi vào tâm thức con trẻ và sẽ khó mà phai nhạt được, đi vào quá trình hình thành nhân cách của nó. Tấm bi kịch đời thường được mô tả có chút cường điệu mang tính hài hước nhẹ nhàng mà thâm thúy, sâu cay.
Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 4

Vinh hoa phú quý

Ngoài những ý nghĩa vô cùng thâm thúy phía sau những bức tranh, nó còn thể hiện sự độc đáo ở màu sắc, bố cục và khuôn hình. Với những chất liệu hoàn toàn tự nhiên, tranh Đông Hồ có màu sắc gần gũi, ấm áp rất đặc biệt mà có lẽ chỉ riêng Việt Nam mới có. Chỉ với 4 màu cơ bản: đen, vàng, đỏ, xanh, các nghệ nhân vẫn làm nên những bức tranh hết sức sống động, hài hòa và vô cùng độc đáo.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 5

Đấu vật

Quy trình sản xuất tranh cũng có khá nhiều công đoạn phức tạp: vẽ mẫu, khắc ván, in tranh. Tuy tranh Đông Hồ được sản xuất theo phương thức đại trà, mỗi mẫu tranh có khi được in ra cả hàng nghìn, hàng vạn bản. Thế nhưng, tất cả các khâu làm tranh đều được làm thủ công hoàn toàn.Vì thế, mỗi bức tranh đều thấm đẫm tình cảm và sự chăm chút của những nghệ nhân.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 6

Nghệ nhân Nguyễn Đăng Chế với bức tranh "chăn trâu thổi sáo"

Tuy nhiên do tính thương mại hóa, nghề tranh làm tranh ở Đông Hồ đang bị mai một. Hiện nay cả làng tranh Đông Hồ chỉ còn hai nghệ nhân và con cháu của họ là còn giữ nghề làm tranh. Đó là nghệ nhân Nguyên Đăng Chế và nghệ nhân Nguyễn Hữu Sam.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 7

Nghệ nhân Nguyễn Hữu sam vừa hoàn thành tác phẩm "hứng dừa"

Làng tranh Đông Hồ ngày xưa nhà nhà làm tranh giờ đã chuyển thành làng vàng mã. Nhiều khách du lịch không khỏi ngỡ ngàng khi đặt chân vào làng tranh dân gian nổi tiếng mà đâu đâu cũng chỉ thấy vàng mã chứ không phải những bức tranh trên giấy điệp.

Tranh Đông Hồ - sáng bừng bản sắc Việt - anh 8

Làng tranh Đông Hồ nay đã chuyển thành nghề làm hàng mã

Hiện nay làng tranh Đông Hồ tại xã Song Hồ còn rất it gia đình bám trụ lại với nghề với mong muốn giữ gìn nghề truyền thống của cha ông để lại.

Tranh Đông Hồ đóng vai trò như một di sản văn hóa, một dòng tranh dân gian không thể thiếu trong kho tàng tri thức dân gian Việt Nam. Nó vừa là một nghề thủ công, vừa là một loại hình nghệ thuật dân gian rất Việt Nam. Giá trị của tranh và bàn tay vàng của nghệ nhân làm tranh dân gian cần được giữ gìn, phát huy và phổ biến rộng rãi.

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.