Văn hóa đọc trong thời đại Online

Mới đây, Bộ VHTT&DL đã công bố người Việt chỉ đọc không đến 01 cuốn sách/năm. Một con số khiến nhiều chuyên gia phải trăn trở. Rồi nhiều không gian đọc ra rầm rộ được mở ra. Và rồi được gì?
Văn hóa đọc trong thời đại Online

Nếu như 10 năm về trước, chỉ cần tình cờ đi qua những nhà sách, thư viện thì sẽ không còn lạ với cảnh tượng người người say sưa với sách, nhưng nay hiếm dần. Thay vào đó là khoảng không bận rộn với smartphone đầy tiện ích trên tay.

Nhiều người cho rằng việc đọc những thông tin thời sự chết chóc, giật gân nóng hổi trong xã hội và showbiz trên điện thoại hay máy tính sẽ khơi gợi sự tò mò, thích thú hơn nhiều so với những cuốn sách dày cộp, chằng chịt chữ và chữ.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 1

Văn hóa đọc càng ngày càng buồn tẻ.

Kèm theo đó, văn hóa đọc trong nhà trường cũng không được "khuyến khích". Điều đó thể hiện rõ ở việc thầy dạy theo kiểu “sao y bản chính” từ giáo trình, trò trả bài theo kiểu tương tự từ những điều thầy dạy. Vì thế, học trò chỉ như “con vẹt” thụ động. Trò không dám đưa những ý kiến, quan điểm và suy nghĩ cá nhân của mình vì sợ “sai đường”, sợ trái ngược quan điểm với thầy và sách giáo khoa mặc định sẽ bị điểm kém. Thậm chí, ở cấp nhỏ hơn, học sinh chỉ cần thuộc lòng những điều thầy ghi trên bảng là được.

Từ 3 năm trở lại đây, ngày 21/4 trở thành ngày hội của những người yêu sách. Những ngày hội văn hóa đọc được diễn ra rộng khắp nơi nơi. Nhưng đằng sau những “phong trào” ấy là câu chuyện nghe mà đau đớn lòng. Sách và người viết sách “hot” vẫn là những “mác” nhà văn trẻ và rất trẻ. Bóng dáng những “cây đại thụ” nền văn học nhạt nhòa dần.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 2

Nhiều người hiện nay tỏ ra hờ hững với văn hóa đọc.

Ai cũng biết, đọc sách để làm giàu vốn kiến thức mỗi ngày. Đọc sách, cũng là một cách sống chậm, để suy ngẫm những điều hay lẽ phải, kiến thức bổ ích mà sách mang lại. Không thể phủ nhận rằng, những tiện ích của nền công nghệ hiện đại mang lại. Dần dà, những thói quen đọc sách bị “chết mòn” trước nên công nghệ hiện đại từ những chiếc điện thoại thông minh phủ sóng 3G, 4G, wifi.

Trước thực tế văn hóa đọc, nhất trong người trẻ, ngày càng ít đi, đã có không ít những tấm lòng nặng với sách bắt tay với nhau, tổ chức hoạt động để kết nối những tình yêu sách và lan tỏa thói quen đọc sách đến cộng đồng. Nơi nơi thi nhau mở không gian văn hóa đọc. Nhưng có lẽ, thành công nhất là ở Đường sách TP. Hồ Chí Minh. Một không gian dành cho sách được các bạn dựng lên ngay ở cái “rốn” Sài Gòn, cạnh Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện Trung tâm và không gian cà phê bệt Sài Gòn. Khách đến có chỗ mát ngồi đọc, hoặc có thể mượn sách đứng hay ngồi đọc, hoàn toàn không tốn phí. Một không gian mở hoàn toàn, để những người nặng lòng với sách có thể trò chuyện, chọn cho mình cuốn sách hay và nhàn nhã đọc trong sáng chủ nhật.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 3

TP HCM là địa phương đi đầu trong việc nâng cao trình độ văn hóa đọc.

Văn hóa đọc trong thời đại Online ảnh 4

Ngày hội sách diễn ra ở khắp nơi nhưng người đọc như cưỡi ngựa xem hoa.

Và vẫn còn đó những hội sách, cuộc triển lãm sách, ngày hội sách, văn hoá đọc,… để giúp xây dựng và hình thành một nền tảng văn hoá đọc trong con người Việt, nhất là giới trẻ, học sinh, sinh viên – nhưng người chủ thực sự của đất nước. Hay nói đúng hơn đó cũng là một cách để khuyến khích mọi người, đặc biệt là giới trẻ đón nhận sách như một loại “thức uống” dành cho tâm hồn một cách thường xuyên, chủ động chứ phải đọc thụ động, đọc theo kiểu miễn cưỡng như hiện nay.

Văn hóa đọc người Việt sẽ đi, về đâu giữa dòng đời xuôi ngược, chỉ người trẻ Việt mới hiểu…

Hà Kiều

Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Tập quán xã hội và tín ngưỡng Mo Mường của đồng bào dân tộc Mường (Nho Quan, Ninh Bình) được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể
(Ngày Nay) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 39/2024/NĐ-CP quy định biện pháp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trong các Danh sách của UNESCO và Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Lễ dâng hương Miếu Ông, Miếu Bà tại Lễ hội Chợ Phong lưu Khâu Vai 2023.
Nhiều hoạt động đặc sắc sẽ diễn ra tại Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024
(Ngày Nay) - Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2024 bao gồm nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao phong phú, đa dạng, như: Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Bà; giao lưu văn hóa, văn nghệ, trò chơi dân gian truyền thống thi leo cột chinh phục tình yêu, đánh yến, trình diễn thổi khèn Mông, múa nhảy lửa, múa trống đồng; điệu nhảy trên cây của dân tộc Lô Lô, trưng bày và giới thiệu các sản phẩm nông sản đặc trưng...
Đèn Maple Leaf của Tiffany Studios. Ảnh: The Lamps of Louis Comfort Tiffany
Họa tiết lá phong: Khi nghệ thuật hòa quyện cùng thiên nhiên trên đèn kính màu Tiffany
(Ngày Nay) - Cuốn hút như những chiếc lá phong mùa thu, đèn Maple Leaf của Tiffany Studios là một kiệt tác nghệ thuật kết hợp tinh tế giữa vẻ đẹp tự nhiên và sự sáng tạo của con người. Từng đường nét, từng sắc thái màu sắc đều được trau chuốt tỉ mỉ, mang đến một bức tranh đầy ấn tượng.
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Đoàn Minh Huấn khởi trống khai mạc lễ hội.
Ninh Bình: Khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 16/4, tại Khu di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia Đền Thánh Nguyễn (xã Gia Thắng và Gia Tiến, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình), UBND huyện Gia Viễn khai mạc Lễ hội Đền Thánh Nguyễn năm 2024. Đây là lễ hội gắn liền với cuộc đời, sự nghiệp và truyền thuyết về Thiền sư Nguyễn Minh Không.