'Vàng son' sẽ sống lại?!

[Ngày Nay] - Đà Lạt được bắt đầu là một thành phố nghỉ dưỡng, và chỉ vài chục năm sau, Đà Lạt được quy hoạch để chuyển từ một nơi nghỉ dưỡng thành đô thị hành chính. Và tất nhiên, miền cao nguyên nên thơ ấy tiếp tục trải qua nhiều lần như vậy nữa trong quá trình phát triển lịch sử đô thị của mình.

Dù Đà Lạt đã trải qua nhiều lần thay đổi quy hoạch, phát triển nhưng nó vẫn định hình là một thành phố với cấu trúc nguồn gốc của nó.     

Khói sương có khi cũng là… di sản

'Vàng son' sẽ sống lại?! ảnh 1

Một biệt thự cổ trong sương mai ở Đà Lạt. Nguyễn Hàng Tình.

Alexandre Yersin không phải người châu Âu đầu tiên đặt chân lên vùng cao nguyên Lang Bian nhưng chính ông là “giấy khai sinh” của Đà Lạt sau này. Và cũng chính ông đã hối tiếc vì điều đó. Ông nhớ về một Lang Bian hoang vắng, nhớ làn cỏ xanh cao hoang dại. Và nếu còn sống, nhìn thấy Đà Lạt hôm nay, ông sẽ còn tiếc hơn nữa. Không chỉ ông, nhiều người con của Đà Lạt, hay chỉ là những người phải lòng của Đà Lạt ngày ấy – cái ngày Đà Lạt vẫn chỉ còn là một miền thượng mù sa. Cả một vùng rộng lớn chìm trong sương. “Trục đường xương sống kéo dài từ nhà ga xe lửa tới thác Cam Ly, dựa theo đường đỉnh địa hình, ngày nay là các tuyến đường Hùng Vương, Trần Hưng Đạo, Trần Phú và Hoàng Văn Thụ. Đứng trên tuyến đường này nhìn về phía bắc sẽ thấy một quang cảnh ấn tượng với Hồ Xuân Hương, đồi Cù, một cánh rừng trải dài và núi Lang Biang ở cuối phía xa”.

Ngày ấy, đồ án của kiến trúc sư Ernest Hébrard với tham vọng quá lớn nên không thực tế thì ngày nay nó lại càng trở nên xa vời. Khi màu xanh của những cánh rừng thông xanh mờ ẩn trong sương đã dần thay thế bằng thứ màu trắng nhờ nhờ của những nhà kính, màu của trang trại, của hoa màu và của những công trình xây dựng. Và giờ đây “miền thượng mù sa” - thứ đặc trưng của vùng đất cao nguyên này được đất trời, thiên nhiên tạo ra, tưởng như không ai có thể lấy mất cũng đang dần tan biến.

'Vàng son' sẽ sống lại?! ảnh 2

Một cụm biệt thự còn tương đối nguyên vẹn cuối cùng ở Đà Lạt trên đường Trần Hưng Đạo. Nguyễn Hàng Tình.

Mưa sa miền thượng cũng như một thứ di sản, để rồi một ngày nào đó người ta chỉ còn có thể thấy nó trong hoài niệm với một niềm nhớ mong khắc khoải. Cũng như những cơn mưa sa trên đồi, nhiều thứ của Đà Lạt tan như sương khói vào quá khứ. Nhiều con suối và hồ bị biến dạng, những không gian và di sản kiến trúc Pháp bị xâm hại. Điều đau đớn nhất có lẽ phải kể đến là con đường sắt có ray răng cưa duy nhất ở châu Á leo lên vùng cao nguyên Lang Biang. Mà bây giờ, thứ còn lại duy nhất là nhà ga không người đưa tiễn.

Con đường sắt ấy chỉ còn sống trong ký ức, và qua lời kể nó hiện ra đẹp lắm, thơ mộng lắm: “Tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, từ miền biển đầy nắng – gió – cát toàn cây xương rồng, miền đất Panduraga huyền thoại… xuyên qua những cánh rừng khộp khô cháy ở miền đồng bằng để bò lên những núi đèo, len tiếp trong những rừng thông thơ mộng và tìm đến xứ sở cao nguyên tràn ngập hoa và sương mù ở độ cao 1.500m so với mặt nước biển quả là một kiệt tác lãng mạn của nhân loại”.

“Một thời hương xa”

'Vàng son' sẽ sống lại?! ảnh 3

Kiến trúc Dinh 1 Bảo Đại.Nguyễn Hàng Tình.

Ngày nay, đến Đà Lạt người ta vẫn thấy những nét đặc trưng của cảnh quan nơi đây. Vẫn đó những nhấp nhô mềm mại của cao nguyên với màu xanh của thông chưa hoàn toàn biến mất, những dấu ấn kiến trúc một thời của con người vẫn còn đó dù không nhiều.

Đà Lạt ngày nay còn có thêm một mùa vàng: mùa của hoa dã quỳ. Thứ màu vàng mà người ta vẫn quen mắt ở vùng Tây Nguyên nắng gió.. Và dù, Đà Lạt một thủa trong lòng những ai đó chỉ còn là một vùng cao nguyên xa ngái, chỉ còn là một Đà Lạt – một thời hương xa, hay chỉ còn là “Giã biệt hoang vu” thì Đà Lạt vẫn phải phát triển. Đó là quy luật của tự nhiên. Nhưng phát triển như thế nào thì rất cần có một bài toán, cần một định hướng để Đà Lạt không mất đi nốt những thứ thuộc về một thời “vàng son”.

Và Đà Lạt ngày nay theo như các chuyên gia từ khảo cổ học đến quy hoạch kiến trúc đều cho rằng những “vàng son” đã có của Đà Lạt cần được làm “sống lại”. Và như chia sẻ của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên: “Đà Lạt được kiến tạo từ những cuộc du hành văn hóa trong quá khứ. Đà Lạt từng là không gian văn hóa đô thị có sức hấp dẫn riêng, nơi gặp gỡ của những khát vọng tri thức lớn” thì có lẽ, Đà Lạt ngày nay nên sống lại “vàng son” từ những điều vốn dĩ ấy, có lẽ nên để vùng đất ấy được sống trong chính vùng khí quyển tinh thần của mình. Và mỗi người phải lòng với Đà Lạt, chắc chắn bằng những việc làm thể hiện sự hiểu biết và trách  nhiệm của mình sẽ xây dựng một Đà Lạt để không còn là một thời hương xa!

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.