Venice - tiền tuyến trong cuộc chiến bảo tồn di sản

(Ngày Nay) - Tản bộ xuống một con phố nhỏ ở quận San Marco của Venice, một cặp vợ chồng người Anh dừng lại trước một quầy bán đồ da thủ công, một trong hàng trăm cửa hàng "Venetian đích thực" nằm dọc theo những con đường lát đá cuội của thành phố, họ dừng lại ôm nhau trước kênh đào Grand nổi tiếng.
Một người chèo thuyền lướt qua cầu Rialto, băng qua kênh Grand Canal .
Một người chèo thuyền lướt qua cầu Rialto, băng qua kênh Grand Canal .

"Coi chừng lối đi chứ!" một người qua đường vội vã nhắc nhỏ cặp vợ chồng, những người không biết gì về giao thông tại đây. "Đây là châu Âu, hãy đi bên phải!".

Đó là một cảnh thường xuyên được bắt gặp tại đây và phổ biến như các công trình kiến trúc và tác phẩm nghệ thuật tại Venice, cũng như những dòng kênh uốn lượn vang vọng tiếng hát của những người chèo thuyền.

Venice đã đón trung bình hơn 20 triệu du khách mỗi năm và con số này tăng lên không ngừng. Trong khi khách du lịch đã thúc đẩy nền kinh tế của thành phố, họ cũng là tác nhân gây ra tình trạng quá tải và xuống cấp đô thị tại đây.
Venice - tiền tuyến trong cuộc chiến bảo tồn di sản ảnh 1

Khách du lịch cho chim bồ câu ăn ở quảng trường San Marco, mặc dù việc này bị hạn chế bởi chính quyền.

Từ tháng 4 đến tháng 10, ước tính có khoảng 32.000 hành khách khởi hành ở đây hàng ngày, theo Cảng vụ Venice. Vào tháng 8, có thêm 465.100 du khách trong ngày đến thành phố, làm tăng thêm sự hỗn loạn của 2,2 triệu khách du lịch sẽ ở lại qua đêm, theo số liệu gần đây của Cơ quan Du lịch Quốc gia Italia.

Nhiều người Venice tin rằng mọi người nên có cơ hội trải nghiệm vẻ đẹp của thành phố của họ, nhưng cũng nói rằng một số lượng lớn khách du lịch liên tục có thể làm hỏng trải nghiệm của mọi người.

Các con tàu du lịch đã gây ra thiệt hại đáng kể về môi trường đối với các tuyến đường thủy và đầm phá của thành phố.

Venice - tiền tuyến trong cuộc chiến bảo tồn di sản ảnh 2

Một hướng dẫn viên du lịch dẫn nhóm của mình qua những con đường quanh co của Venice.

Các chuyến thăm ngắn gây căng thẳng cho cơ sở hạ tầng vốn đã quá tải của thành phố và việc cho thuê phòng nghỉ giá rẻ đã đẩy chi phí ăn ở và điều kiện sống tăng cao đối với người dân địa phương, một số người đã quyết định rời đi khỏi đây.

Một xã hội mong manh

"Khách du lịch đến thăm Venice từ đầu thế kỷ 18 và luôn là một phần quan trọng của cảnh quan thành phố. Nhưng làm thế nào để giữ cho sự bền vững và nguyên vẹn cho tương lai là một câu hỏi lớn", Luca Velo, một nhà nghiên cứu tại Đại học Venice nói.

"Vấn đề chính hiện nay là thiếu tầm nhìn chung cho tương lai của thành phố", ông Velo nhận định. "Chúng ta không thực sự biết du lịch đại chúng sẽ tác động đến tương lai như thế nào, cho chính chúng ta và cho cảnh quan phi thường mà chúng ta có ở đây".

Nhưng trong nhiều năm, chính quyền địa phương cho rằng họ đã thực hiện những động thái cụ thể.

Vào tháng 11 năm 2017, chính phủ Italia đã tuyên bố lệnh cấm các tàu du lịch nặng hơn 100.000 tấn khỏi kênh Grand Canal của Venice, thay vào đó chuyển hướng đến cảng Marghera, một khu vực công nghiệp lân cận.

Mùa xuân năm ngoái, chính quyền thành phố đã đưa vào các cửa quay được thiết kế để hạn chế sự di chuyển của du khách trong một số giao lộ đông đúc nhất của thành phố trong kỳ nghỉ cuối tuần.

Và vào mùa cao điểm, lực lượng cảnh sát biết tiếng Anh sẽ được điều động tuần tra và cảnh cáo khách du lịch có hành vi nhúng chân vào kênh rạch hoặc bị bắt gặp khi đang ăn uống trong một khu vực không được chỉ định, các vi phạm có thể đối diện mức phạt 500 euro.

Bây giờ, chính quyền Venice đang lên kế hoạch để thực hiện động thái gây tranh cãi nhất của mình.

Vào tháng 9 năm ngoái, một biện pháp mới yêu cầu những người đi đường trong ngày phải trả phí vào cửa khi tới thành phố lên tới 11 USD (10 euro) sẽ có hiệu lực. Khách du lịch qua đêm tại Venice sẽ được miễn vì thuế thành phố đã được bao gồm trong hóa đơn khách sạn. Các cư dân, khoảng 30.000 người lao động, sinh viên và trẻ em dưới 6 tuổi cũng sẽ không phải trả tiền.

Ông Simone Venturini, phó thị trưởng và ủy viên hội đồng phát triển kinh tế của Venice, nói rằng tiền thuế sẽ được chi cho hoạt động xử lý rác và an ninh.

"Khách du lịch trong ngày được hưởng lợi từ các dịch vụ của thành phố mà không phải chi tiêu nhiều, ít nhất họ phải để lại một khoản đóng góp cho phép thành phố giảm bớt chi phí hiện do người dân địa phương gánh chịu", ông Venturini nói.

"Chúng tôi tin rằng những người đến đây nên ở lại vài ngày và trải nghiệm thành phố một cách chậm rãi, lạc vào kênh đào của Venice và trải nghiệm tất cả các hòn đảo hay các địa điểm ít nổi tiếng hơn", ông Venturini nói thêm rằng du lịch "phải được quản lý, không phải bằng cách đóng cửa và phong tỏa thành phố, mà bằng cách khuyến khích du lịch chất lượng".

Mặc dù chính quyền Venice tin rằng các khoản phí này sẽ giúp thành phố trở nên bền vững hơn đối với khách du lịch và người dân địa phương, nhưng những người khác nói rằng đó là một hệ thống phi dân chủ, khiến nhiều người liên tưởng Venice như một công viên giải trí.

Nhiều nơi tại châu Âu, các thành phố cũng đang gặp khó khăn để giải quyết vấn đề quá tải du lịch.

Tại Bỉ, thành phố Brugge đang cắt giảm quảng cáo cho các chuyến đi trong ngày và giảm số lượng tàu du lịch được phép cập cảng Zeebrugge.

Số lượng khách du lịch tới Amsterdam đã tăng vọt lên 18 triệu người vào năm 2018, khiến chính quyền thành phố phải tạm dừng các chiến dịch quảng cáo, nói rằng trọng tâm hiện giờ là "quản lý điểm đến" thay vì "quảng bá điểm đến".

'Venice đóng cửa lúc mấy giờ?'

Ông Marco Gasparinetti, một luật sư môi trường và người phát ngôn của nhóm hoạt động lớn nhất của Venice - công ty Gruppo 25 Aprile, cho biết rằng khách du lịch Mỹ đôi khi hỏi anh ta mấy giờ Venice đóng cửa.

Gasparinetti tin rằng phí truy cập được đề xuất đã giải quyết vấn đề thực sự của Venice với tình trạng quá tải và sẽ không cản trở khách du lịch. Nhóm của ông, có chiến dịch chính là bảo tồn số lượng cư dân trong thành phố để nó không biến thành một "công viên giải trí", thay vào đó đang kêu gọi hạn ngạch.

Để Venice được khách du lịch yêu thích, thành phố cũng cần tồn tại như một nơi cho cuộc sống hàng ngày, ông Gasparinetti nói.

"50 năm trước, khoảng 150.000 người sống trong thành phố. Bây giờ, chỉ còn lại 53.000 cư dân", người này chỉ ra.

Giữa một dân số già và một dân số trẻ có trình độ học vấn cao đang tìm kiếm cơ hội làm việc bên ngoài ngành du lịch, Venice chứng kiến tình trạng "chảy máu dân cư" khoảng 1.000 người mỗi năm.

"Chúng tôi cần tạo điều kiện cho mọi người ở lại. Những người trẻ không có cơ hội làm việc tại đây, trừ khi họ muốn làm bồi bàn hoặc buôn bán đồ lưu niệm", ông Gasparinetti cho biết.

Venice - tiền tuyến trong cuộc chiến bảo tồn di sản ảnh 3

Các quầy bán đồ lưu niệm là sinh kế của nhiều người dân địa phương.

Mặc dù thành phố thu hút không ít cư dân mới mỗi năm, nhưng đây đều là tầng lớp cực kỳ giàu có, ông Gasparinetti lưu ý, khiến thành phố đang mất đi tầng lớp trung lưu.

Trong khi đó, nhiều người Venice đã quyết định rời đi và để lại nhà cho du khách thuê, điều này khiến chính quyền thành phố trở nên bị động và không thể kiểm soát được số lượng du khách.

Họa sĩ Deirdre Kelly, người đã sống ở Venice trong 15 năm, tin rằng thay vì tập trung vào các khoản thuế du lịch, chính quyền thành phố nên cố gắng quản lý hoạt động cho thuê nhà.

"Venice đang chảy máu đến chết", Kelly nói.

Du lịch đem lại sinh kế cho nhiều người dân Venice. Chủ tịch Cảng vụ Venice Pino Musolino nói rằng các tàu du lịch giúp tạo ra tới 6.000 việc làm cho địa phương.

Venice - tiền tuyến trong cuộc chiến bảo tồn di sản ảnh 4

Ông Pino Musolino nói những gì tạo nên một thành phố là cư dân của nó. "Chúng tôi có nhiệm vụ giữ gìn những gì chúng tôi đã nhận được và trao cho thế hệ tiếp theo".

"30 triệu khách du lịch mỗi năm là một mỏ vàng. Đó đều là lợi nhuận và không hề có mất mát", ông Musolino nói.

Tuy nhiên, ông Musolino tin rằng đã đến lúc bắt đầu nghĩ đến việc tạo việc làm bên ngoài ngành du lịch, đồng ý rằng việc giới hạn lượng khách du lịch vào những thời điểm nhất định trong năm sẽ giúp ích.

"Đó không phải vì chúng tôi muốn đóng cửa thành phố hay dựng cổng", ông Musolino nói. "Tôi không nghĩ bất cứ ai sẽ hạnh phúc khi sống trong một thành phố chỉ là một chiếc hộp được bọc đẹp đẽ mà không có gì bên trong".

Theo CNN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.