Vì sao kiệt tác 'Thiếu nữ bên hoa huệ' không được công nhận là bảo vật quốc gia?

Nổi tiếng và đình đám nhưng cho tới nay, kiệt tác hội họa 'Thiếu nữ bên hoa huệ' của họa sĩ Tô Ngọc Vân vẫn chưa được công nhận là bảo vật quốc gia với những lý do rất rõ ràng…
Kiệt tác hội hoạ 'Thiếu nữ bên hoa huệ'
Kiệt tác hội hoạ 'Thiếu nữ bên hoa huệ'

Là tác phẩm nổi tiếng nhất của danh họa Tô Ngọc Vân, Thiếu nữ bên hoa huệ miêu tả hình ảnh thiếu nữ mơ mộng và đài các với bố cục chặt chẽ và hoàn hảo. Thiếu nữ mặc áo dài trắng nghiêng đầu một cách đầy duyên dáng về phía lọ hoa huệ trắng. Hình dáng cô gái kết hợp với những chi tiết và màu sắc xung quanh đã tôn lên một vẻ đẹp thiếu nữ với nét buồn vương vấn, dịu nhẹ.

Nó vừa tạo được một không khí trẻ trung, tươi mới, có gì đó "tân thời" nhưng cũng lại rất dân tộc, rất Hà thành. Đó cũng là lý do mà bức tranh được cả "Tây" lẫn  “ta” đều thích. Đặc biệt, đây cũng là một trong những bức tranh đầu tiên của các họa sĩ Việt góp phần tôn vinh chiếc áo dài truyền thống.

Để nói về tính độc đáo trong nghệ thuật của “Thiếu nữ bên hoa huệ”, không ai có thể phủ nhận. Thế nhưng, kể từ năm 1943, năm sáng tác kiệt tác hội họa này cho tới nay, “Thiếu nữ bên hoa huệ” vẫn chưa được công  nhận là bảo vật quốc gia. Giải thích về điều này, họa sĩ Trần Khánh Chương, Chủ tịch Hội Mỹ thuật Việt Nam cho biết, xét về tiêu chí để một tác phẩm nghệ thuật được công nhận là Bảo vật quốc gia theo khoản 1, Điều 1, Luật Di sản Văn hóa, sửa đổi năm 2009, bức tranh “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã không đảm bảo ở ngay tiêu chí đầu tiên là “hiện vật gốc, độc bản”.

Còn các tiêu chí khác như: “Hiện vật có hình thức độc đáo; Là tác phẩm nổi tiếng về giá trị tư tưởng, giá trị thẩm mỹ tiêu biểu cho một khuynh hướng, một phong cách thời đại”, ông Trần Khánh Chương nhất trí cho rằng, kiệt tác hội họa này đều đáp ứng đủ.Cho tới nay, ai là người sở hữu kiệt tác “Thiếu nữ bên hoa huệ” vẫn đang còn là ẩn số. GS-TS Tô Ngọc Thanh, trưởng nam của họa sĩ Tô Ngọc Vân kể lại: "Khi gia đình đi kháng chiến, bức tranh được để lại trong nhà chúng tôi ở ngõ Trại Khách, phố Khâm Thiên, nay là ngõ Thổ Quan. Đến khi hòa bình trở về Hà Nội thì nó đã trở thành sở hữu của nhà sưu tập nổi tiếng Đức Minh. Ông Đức Minh nói là ông mua lại bức tranh từ một người khác".

Rồi sau khi ông Đức Minh mất (năm 1983), tác phẩm “Thiếu nữ bên hoa huệ” đã được các con của nhà sưu tập này bán cho ông Hà Thúc Cần với giá 15.000 USD. Và sau đó, ông Hà Thúc Cần đã bán bức tranh  này lại cho một người khách nước ngoài với mức giá cao ngất ngưởng là 200.000 USD. Cho tới nay, bức tranh lưu lạc ở phương trời nào và nằm trong bộ sưu tập của ai vẫn chưa được làm rõ.

Vì sao kiệt tác 'Thiếu nữ bên hoa huệ' không được công nhận là bảo vật quốc gia? ảnh 1

Danh họa Tô Ngọc Vân

Mới đây, trong giới hội họa xôn xao thông tin, bức tranh đã được một nhà tập trong nước mua lại và mang về Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn tin này cho đến nay chưa được xác minh và là những thông tin trôi nổi. Trong khi đó, nạn tranh giả đang làm lũng loạn thị trường mỹ thuật trong nước. “Thiếu nữ bên hoa huệ” là một trong những tác phẩm bị sao chép nhiều nhất. Theo họa sĩ Tô Ngọc Thành, con trai thứ của danh họa Tô Ngọc Vân, tuyệt đại đa số các bức “Thiếu nữ bên hoa huệ” mà người Việt được chiêm ngưỡng từ mấy chục năm nay cũng chỉ là tranh chép. Trong đó có những phiên bản không đồng nhất.

Có một lần, họa sĩ Tô Ngọc Thành cảm thấy ái ngại khi có một nhà sưu tập tranh ở Hà Nội nhờ ông tới thẩm định bức tranh "Thiếu nữ bên họa huệ" được mua ở nước ngoài với giá 200.000 USD có phải là tranh thật không? Họa sĩ Tô Ngọc Thành đã từ chối vì ông sợ phải thêm một lần đối mặt với tranh giả, và điều quan trọng hơn, ông sợ làm cho mọi hy vọng của nhà sưu tập tranh nói trên đổ sụp khi nói ra sự thật phũ phàng.

Vì không chứng minh được nguồn gốc, là độc bản nên kiệt tác hội họa “Thiếu nữ bên hoa huệ” mãi mãi vẫn chỉ là một tác phẩm nghệ thuật nổi tiếng mà chưa được nằm trong top các bảo vật quốc gia được chính phủ bảo hộ và gìn giữ. Dù rằng, với người Việt, bức tranh này từ lâu đã là báu vật.  

Theo An ninh Thủ đô
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.