Vì sao website chùa Ba Vàng ‘biến mất’?

(Ngày Nay) - Sở dĩ 3 website của chùa Ba Vàng, Đại đức Thích Trúc Thái Minh và bà Phạm Thị Yến đều bất ngờ dừng hoạt động là vì bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh “tuýt còi”.
Website chùa Ba Vàng bất ngờ biến mất.
Website chùa Ba Vàng bất ngờ biến mất.

Sáng 25/3, các trang web của chùa ba Ba Vàng (chuabavang.com.vn), Đại đức Thích Trúc Thái Minh (thichtructhaiminh.com) và bà Phạm Thị Yến (phamthiyen.com) bất ngờ không thể truy cập được. Người truy cập chỉ còn nhận được dòng chữ “Xin chào! Bạn đang truy cập vào chuabavang.com.vn, website đang trong quá nâng cấp”.

Báo điện tử Người đưa tin đăng tải, lý do là bởi các trang này bị Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh “tuýt còi”, yêu cầu chùa Ba Vàng phải khắc phục ngay các vi phạm và hoàn thiện các thủ tục để được cấp phép hoạt động.

Trao đổi với Lao Động sáng cùng ngày, bà Lê Ngọc Hân – Giám đốc Sở Thông tin – truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, trang chủ chính thức của chùa Ba Vàng với địa chỉ chuabavang.com.vn chưa được cấp phép hoạt động.

Vì sao website chùa Ba Vàng ‘biến mất’? ảnh 1

Website của chùa Ba Vàng không đăng tải thông tin xuất bản hay giấy phép xuất bản theo quy định.

Liên quan đến những lùm xùm gây dư luận không tốt của chùa Ba Vàng gần đây, sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Quảng Ninh cho biết, đơn vị này chưa xử phạt hành chính đối với chùa Ba Vàng mà mới chỉ nhắc nhở và hướng dẫn nhà chùa hoạt động đưa thông tin đúng quy định của Nhà nước.

Được biết, ngoài trang chủ của chùa Ba Vàng (chuabavang.com.vn), còn có hai trang web khác là thichtructhaiminh.com và phamthiyen.com đều từng đăng tải nhiều thông tin về hoạt động cúng vong oan gia trái chủ.

Thậm chí trên website chuabavang.com.vn còn có một chuyên mục lớn là “Thỉnh oan gia trái chủ”. Trong những bài viết, nhà chùa đã đầu tư rất kỹ lưỡng về mặt câu chữ, ảnh, video. Nội dung xuất hiện nhiều tin bài về việc con người bị bệnh tật, hoạn nạn do vong báo oán xuất phát từ nhiều kiếp trước. Để hóa giải được kiếp nạn, họ phải phát tâm cúng dường cho nhà chùa dưới sự hỗ trợ, dẫn dắt của một người phụ nữ tên Phạm Thị Yến.

 Mặc dù được bài trí rất chuyên nghiệp nhưng website không hề đăng tải thông tin xuất bản hay giấy phép xuất bản theo đúng như quy định của Bộ Thông tin- Truyền thông. Cuối trang chỉ nêu “Thực hiện: Ban Văn hóa – TTTT chùa Ba Vàng.

Bên cạnh đó, trên trang chủ website này còn đăng tải số tài khoản chính thức của chùa để nhận tiền “cúng dường” từ phật tử, tạo ra nhiều ý kiến trái chiều trong dư luận.

Vì sao website chùa Ba Vàng ‘biến mất’? ảnh 2

Số tài khoản của chùa Ba Vàng được công bố trước đó.

Tuy nhiên, ngày 24/3, trong chuyên mục “Thỉnh oan gia trái chủ”, nhà chùa chỉ còn giữ lại 10 bài viết và video minh họa về việc nhập vong. Trong khi đó, hàng trăm bài viết trong chuyên mục này cùng số tài khoản nhà chùa bất ngờ bị gỡ bỏ.

Cũng trong ngày 24/3, UBND TP.Uông Bí (Quảng Ninh) đã ra văn bản gửi đại đức Thích Trúc Thái Minh, trụ trì chùa Ba Vàng (P.Quang Trung, TP.Uông Bí), yêu cầu phải chấm dứt ngay hoạt động cúng oan gia trái chủ; thỉnh vong...

Theo văn bản của TP.Uông Bí, qua theo dõi các hoạt động tôn giáo diễn ra tại chùa Ba Vàng có các hoạt động “thỉnh vong”; “cúng oan gia trái chủ” không có trong danh mục đăng ký hoạt động tín ngưỡng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Đặc biệt việc phật tử Phạm Thị Yến, chủ nhiệm CLB Cúc Vàng, tuyên truyền giảng pháp trái phép tại chùa đang tiềm ẩn nguy cơ gây mất an ninh trật tự trên địa bàn, gây ra những bất bình trong dư luận nhân dân.

Để giải quyết rõ vụ việc, Thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam dự kiến sẽ họp xem xét vào ngày 26/3.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.