Vĩnh biệt thi sỹ tài hoa Du Tử Lê - tác giả của ‘Khúc thụy du’

Nhà thơ Du Tử Lê là một trong những gương mặt thơ nổi bật nhất tại miền Nam thời kỳ trước năm 1975, chứng nhân của nhiều trào lưu văn nghệ tại miền Nam giai đoạn này.
Nhà thơ Du Tử Lê ký tặng độc giả trong buổi ra mắt "Giỏ hoa thời mới lớn" tại Hà Nội năm 2014. (Ảnh: PV/Vietnam+)
Nhà thơ Du Tử Lê ký tặng độc giả trong buổi ra mắt "Giỏ hoa thời mới lớn" tại Hà Nội năm 2014. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Theo thông tin từ họa sỹ Lê Thiết Cương-một người bạn thân tình của thi sỹ Du Tử Lê, nhà thơ đã qua đời vào tối 7/10 tại Mỹ (theo giờ địa phương).

Nhà thơ Du Tử Lê tên thật là Lê Cự Phách. Ông sinh ngày 10/11/1942 tại Kim Bảng (Hà Nam). Ông là một nhà thơ tài hoa tại miền Nam từ trước năm 1975.

Sinh thời, tác giả Du Tử Lê tham gia giới viết văn, làm báo. Ông là một chứng nhân của nhiều trào lưu văn nghệ tại miền Nam giai đoạn trước 1975. Bút danh Du Tử Lê được dùng chính thức từ năm 1958 trên Tạp chí Mai. 

Nhà thơ Nguyễn Quang Thiều-Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam cho rằng nhà thơ Du Tử Lê là một trong những gương mặt thơ nổi bật nhất tại miền Nam thời kỳ trước năm 1975. Ông là một trong sáu nhà thơ Việt Nam thuộc thế kỷ XX có thơ được chọn in trong “Tuyển tập thi ca thế giới-Từ thời Thượng cổ đến hiện tại” (Nhà xuất bản W.W. Norton, New York, Mỹ, tái bản 1998).

Ông là tác giả của hơn 70 tập sách. Trong những năm gần đây, một số tác phẩm của nhà thơ Du Tử Lê đã trở lại với bạn đọc trong nước như: “Giỏ hoa thời mới lớn,” “Chỉ nhớ người thôi, đủ hết đời,” “Khúc thụy du”…

Ngôn từ chắt lọc, đa nghĩa cùng âm điệu thơ luôn chất chứa một nỗi buồn mênh mang, da diết, có lúc được đẩy tới mức quặn thắt, đau đớn là một trong những điểm độc đáo nhất của thơ Du Tử Lê.

Khoảng 300 bài thơ của ông đã được phổ nhạc, trở thành những nhạc phẩm nổi tiếng như “Trên ngọn tình sầu” (Từ Công Phụng), “Khúc thuỵ du” (Anh Bằng), “Kiếp sau xin giữ lại đời cho nhau” (Phạm Duy)... 

Trong buổi ra mắt tập thơ “Giỏ hoa thời mới lớn” tại Gallery 39 (phố Lý Quốc Sư, Hà Nội) hồi năm 2014, ông từng chia sẻ: “Ai cũng đi qua thời mới lớn với những rung động khó quên… Hầu như bất cứ ai trong chúng ta cũng ít nhất một lần muốn được trở lại, tìm về thời hoa mộng ấy! Tôi muốn đồng hành và giúp bạn đọc tìm lại những câu chuyện, cảm xúc của thời mới lớn-những điều mà tôi tin rằng vẫn luôn ẩn sâu trong tâm thức mỗi người.”

Từ những hình ảnh, câu chuyện thân quen của cuộc sống, quê hương (như núi sông, chim muông, hoa trái...), thơ Du Tử Lê gợi cho người đọc những suy tưởng độc đáo và để lại những cảm xúc lắng sâu./.

Theo TTXVN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.