Xót xa di tích Quốc gia 400 tuổi có nguy cơ thành phế tích

Tọa lạc tại thôn Phú Hào, xã Thọ Phú (Triệu Sơn) trên khoảnh đất gần 10 ha, cụm di tích lăng mộ và bia Thái Tể Lê Thì Hiến – danh tướng thời vua Lê Thần Tông đang bị bào mòn bởi thời gian và sự khắc nghiệt của thiên nhiên. 
Khung cảnh hiệ tại của khu di tích.
Khung cảnh hiệ tại của khu di tích.

Xứ Thanh vốn được mệnh danh là vùng đất “ địa linh nhân kiệt”, “vùng đất đế vương”, nơi đây luôn sản sinh nhiều bậc anh hùng, tuấn kiệt, làm rạng danh non sơn, gấm vóc. Danh tướng Lê Thì Hiến, thời vua Lê Thần Tông cũng là một trong số bậc hào kiệt đó.

Ông sinh năm Canh Tuất (1610) đời vua Lê Kính Tông, họ Lê, húy Thì Hiến, tự Phúc Khiêm, người làng Phú Hào, huyện Lôi Dương ( nay là xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa). 

Theo “Văn tài võ lược xứ Thanh”, từ nhỏ ông nổi tiếng thông minh, trác tuyệt, học thông kinh sử, lớn lên làu làu binh thư thao thược, văn võ toàn tài, được sử dìu dắt của người anh trai làm Đô đốc đồng tri Đinh Quận công, Lê Thì Hiến trưởng thành nhanh chóng.

Trong sự nghiệp binh đao, ông luôn là vị tướng có tài thao lược, đánh đông dẹp bắc đều thắng, suốt cuộc đời việc quân binh không sai sót, quân lệnh như sơn, khiến kẻ thù “ kinh hồn bạt vía”. Ông được triều nhà Lê phong tặng nhiều chức vụ quan trọng, cao quý: Đô đốc Đồng Tri, tước Hào Quận Công, Hữu Đô đốc...

Năm Kỷ Hợi 1659, ông được phong Thiếu bảo, trấn thủ Nghệ An, Sơn Tây, Tuyên Quang. Năm Giap Dần 1674 được thăng Thái phó. Ông mất năm Ất Mão (1675), hưởng thọ 66 tuổi, được tặng Thái tể thụy là Nghiêm Trí.

Hào Quận công Lê Thì Hiến con cháu đông đúc, công trạng khắp thế gian, làm rạng rỡ đời trước, nêu gương sáng đời sau, con cháu đời đời phúc lộc dồi dào.

Xót xa di tích Quốc gia 400 tuổi có nguy cơ thành phế tích ảnh 1

Bia tưởng nhớ công trạng của võ tướng Lê Thì Hải, con nuôi Thái tể Lê Thì Hiến, thôn 2, xã Thọ Phú, huyện Triệu Sơn.

Tưởng nhớ công lao của vị tướng quân hết lòng vì dân, vì nước, vua cho xây dựng văn bia, lăng mộ, nhân dân đời đời hương khói…

Ông Chu Kim Tưởng, cán bộ văn hóa xã Thọ Phú, cho biết quần thể di tích bia, lăng mộ Thái Tể Lê Thì Hiến rộng gần 10 ha, xung quang bao bọc bởi dòng sông nhà Lê, phía trước là cánh đồng xanh ngát, khuôn viên phủ bởi hàng cây cổ thụ lâu đời tỏ bóng mát quanh năm. Di tích được xây dựng dưới thời vua Lê Thần Tông, nhằm tưởng nhớ công trạng, khí tiết của ông.

Trải qua bao biến cố thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thời gian, khu di tích gần như bị phá hủy hoàn toàn, trước đây di tích có 18 pho tượng được làm bằng đá khối, đường nét hoa văn chạm khắc tinh xảo, voi đá, ngựa đá ngồi chầu, bia đá… Nay chỉ còn một đôi voi phục, một đôi tuấn mã, hương án, văn bia, sập ngự. Bệ thờ rêu mốc, không được bảo vệ, nằm trơ trọi với thời gian.

Xung quanh di tích gạch, đá nằm ngổn ngang, tường rào, bia đá bị bào mòn, người dân tận dụng bãi đất trống để chăn bò, trong khuôn viên duy nhất còn tấm bia với đường nét hoa văn tinh xảo, ghi chép công trạng của ông gần như nguyên vẹn. Đối diện tấm bia là khu nhà sấp lễ được khởi công từ lâu nhưng đến nay vẫn còn dang dở. 

Trong cái nắng như đổ lửa, ông Tưởng dẫn chúng tôi đến thôn 2, nơi còn lưu giữ hai tấm bia đá, một tấm ghi rõ công lao hiển hách của danh tướng Lê Thì Hải (con nuôi Lê Thì Hiến, võ tướng lập nhiều chiến công ở miền biên cương phía Bắc, trong suốt ba đời vua là Lê Gia Tông, Lê Hy Tông và Lê Dụ Tông…). Ông qua đời năm Bính Thân (1716) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 12, đời vua Lê Dụ Tông, phong tặng hàm Thái phó, thụy hiệu Hùng Tuấn.

Tấm bia còn lại kể về công trạng của các vị tướng họ Lê – được liệt là một trong những tấm bia đẹp nhất, hoành tráng nhất miền Bắc.

Xót xa di tích Quốc gia 400 tuổi có nguy cơ thành phế tích ảnh 2

Ông Chu Kim Tưởng, cán bộ văn hóa xã Thọ Phú bên cạnh tấm bia được liệt vào hàng đẹp, hoành tráng nhất miền Bắc. 

Theo ông Tưởng, tấm bia này có đường kính rộng 6m, cao 1,8m, phía trên có mai che như cung đình, kết hợp nhiều họa tiết bắt mắt. Phía dưới ghi công các tướng sĩ, điều đặc biệt, những hàng chữ trên tấm bia được khắc, trạm trổ rất tỉ mỉ, công phu, thể hiện bàn tay tài hoa của nghệ nhân khi đó… Điều đáng buồn, tấm bia này hiện được một hộ dân dùng làm hàng rào chắn trước nhà.

Được công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc gia năm 1993, đến nay không ai nghĩ đây là di tích đã được xếp hạng, bởi giờ đây nó như một khu đất bỏ hoang, với lởm chởm cỏ dại, gạch đá, nằm lạc lõng trong khu đất rộng lớn.

Trao đổi với PV, ông Vũ Khắc Hiệp, Chủ tịch UBND xã Thọ Phú, cho hay: “ Biết là khu di tích đang xuống cấp trầm trọng, song do nguồn ngân sách địa phương hạn hẹp, công tác tu bổ còn nhiều khó khăn, xã đã nhiều lần huy động nguồn xã hội hóa làm con đường bê tông vào khu di tích, lát gạch tại đường đi lối lại trong khuôn viên. Vừa rồi, tỉnh có đầu tư 400 triệu xây dựng nhà sắp lễ và khu quản lý di tích, nhưng do dự toán vượt lên ngưỡng 1 tỷ, trước mắt địa phương tiếp tục huy động xã hội hóa, tiết kiệm ngân sách, cố gắng hoàn thành trong thời gian sớm nhất.”

“Việc phục dựng linh vật, nhà che bia, sập... chắc khó thực hiện trong một sớm, một chiều”, ông Hiệp cho biết thêm.

Theo Kiến Thức
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.