Về chùa Cổ Lễ vãn cảnh

0:00 / 0:00
0:00
[Ngày Nay] - Về chùa Cổ Lễ (Nam Định) đường đi không quá quanh co, từ trung tâm thành phố Nam Định qua cầu Đò Quan 15 cây số nữa là tới.
Chùa Cổ Lễ tọa lạc trên diện tích gần 10 mẫu Bắc bộ.
Chùa Cổ Lễ tọa lạc trên diện tích gần 10 mẫu Bắc bộ.

Chùa Cổ Lễ hiệu Thần Quang Tự nằm phía Tây thị trấn Cổ Lễ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Chùa xây dựng từ thế kỷ XII thời Lý Thánh Tông, thờ Phật và đức Thánh tổ Nguyễn Minh Không sinh đầu năm thế kỷ XII. Ngài hương quán tại làng Đường Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình. Thuở thiếu thời ngài chuyên làm nghề chài lưới của cha ông. Năm 29 tuổi xuất gia đầu Phật.

Ngài còn là nhà y sư nổi tiếng đã cứu chữa cho vua Lý Thánh Tông khỏi bệnh nan y và được nhà vua phong làm “Lý triều quốc sư”. Ngài cùng thiền sư Giác Hải và thiền sư Từ Đạo Hạnh kết nghĩa anh em sang Tây vực (Bắc Ấn Độ), “Tâm học pháp”, “Tâm vô lậu”, đắc “Giới - Định - Tuệ viên dung nhập Thánh siêu phàm du nhật nguyệt”, sau khi đắc lục trí thần thông cả ba Thiền sư trở về nước.

Đức thánh tổ Từ Đạo Hạnh trụ trì chùa Sài Sơn, Đức thánh tổ Nguyễn Minh Không trụ trì chùa Thần Quang, Đức Giác Hải thiền sư trụ trì chùa Diên Phúc. Từ đó 3 thiền sư trở thành “Nam thiên tam vị thánh tổ”. Sau đó thiền sư Nguyễn Minh Không vượt Tống quyên đồng đem về đúc “An Nam tứ khí” bốn bảo vật quý ở nước ta: tượng Phật cao 4 m ở chùa Quỳnh Lâm, Đông Triều, Quảng Ninh; chuông Quy Điền nặng 1.000 kg ở Lục Đầu Giang, Phả Lại, Hải Dương; tháp Bảo Thiên 9 tầng ở Hà Nội; đỉnh Phổ Minh nặng 1.000 kg tại thành phố Nam Định.

Về chùa Cổ Lễ vãn cảnh ảnh 1

Tháp Cửu phẩm liên hoa.

Chùa Cổ Lễ trước đây là ngôi chùa bằng gỗ trải qua thời gian phong hóa bị xói mòn và mọt nên ngôi chùa bị xuống cấp nghiêm trọng. Năm 1902, đệ nhất sư tổ Phạm Quang Tuyên tuổi cao đức trọng về trụ trì. Ngài đã trùng tu thiết kế lại theo kiểu mới “Nhất thống lâu đài quy mô rộng lớn”.

Phía trước chùa có cây tháp “Cửu phẩm liên hoa” cao 9 tầng hoa sen cao 32 m có tòa “Phật giáo hội quán và quan âm đài”. Hai bên có phủ đền, có cầu núi và 2 dãy hành lang dài theo chùa… Tòa chính cung cao 29 m thờ Phật và Đức thánh tổ bằng gỗ bạch đàn (gỗ trầm hương trắng).

Thiết kế xây dựng nhà chùa do Đức sư tổ Phạm Quang Tuyên sáng chế nguyên vật liệu nội địa (vôi, cát, muối, gạch, mật) xây dựng lên. Năm 1934, hòa thượng Phạm Thế Long kế vị trụ trì, hòa thượng là Phó Chủ tịch Quốc hội khóa VII, Phó Chủ tịch Hội Phật giáo châu Á và Giáo hội Phật giáo Việt Nam.

Năm 1936, hòa thượng cho đúc quả chuông cao 4,2 m, đường kính 2,03 m, nặng 9.000 kg. Từ năm 1947 đến 1981 (từ 47, 48, 49, 72, 75, 78, 81) chùa Cổ Lễ liên tục làm lễ cởi áo cà sa cho trên 35 vị Tăng, Ni khoác áo chiến bào xông ra trận đánh giặc cứu nước. Chùa Cổ Lễ là 1 công trình kiến trúc văn hóa Phật giáo của dân tộc.

Chùa được Bộ Văn hóa xếp hạng di tích lịch sử quốc gia và là trụ sở Phật giáo huyện Trực Ninh và cơ sở trường Phật giáo tỉnh Nam Định. Trong quá trình hàn gắn chiến tranh xây dựng phong cảnh chùa, được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, sự hưởng ứng của các Phật tử thập phương hằng tâm, hằng sẵn góp phần tôn tạo chùa trở thành danh lam thắng cảnh, đảm bảo tự do tín ngưỡng cho nhân dân.

Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Chín âm lịch hàng năm. Đó là ngày hội tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân (14-9), một ngày trọng đại đã đi vào tiềm thức nhân dân trong vùng: “Dù ai buôn bán trăm nghề/Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”.

Về chùa Cổ Lễ vãn cảnh ảnh 2

Ảnh: Đức Hiển

Đây là một trong những lễ hội truyền thống tiêu biểu của tỉnh Nam Định còn bảo lưu được nhiều nghi thức văn hóa cổ truyền giàu tính nhân văn như lễ rước Phật, đấu vật, đánh cờ người..., phản ánh đời sống văn hóa phong phú, đa dạng của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước. Đặc biệt là cuộc thi bơi chải truyền thống làng Cổ Lễ của 5 cửa họ: Dương Nhất, Dương Nhì, Lê, Phan, Nguyễn. 5 cửa họ này có 4 chải, trong mỗi ngày, mỗi cửa họ sẽ bốc thăm chọn 1 chải và bắt đầu thi đấu trên dòng sông chạy dọc địa phận cổ lễ, và quay vòng 4 lượt với tổng chiều dài xấp xỉ 8 km.

Sau 4 ngày tranh tài sẽ chọn ra cửa họ về nhất hội. Trong các ngày thi đấu bơi chải dọc hai bên bờ sông kéo dài gần 2km tập chung rất đông các Phật tử cũng như người dân tham gia. Có thể nói đây cũng là phần hội thu hút được đông đảo tầng lớp nhân dân tham gia nhất và tạo nên nét đặc trưng của phần hội hằng năm của chùa Cổ Lễ. “Hễ mà bơi chải râm ran/Thánh cho đôi chữ bình an đời đời”.

Lễ hội chùa Cổ Lễ diễn ra từ ngày 13 đến ngày 16 tháng Chín âm lịch hàng năm. Đó là ngày hội tưởng niệm Đức Thánh tổ hóa thân (14-9), một ngày trọng đại đã đi vào tiềm thức nhân dân trong vùng: “Dù ai buôn bán trăm nghề/Mười tư tháng Chín thì về hội Ông”.

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.