Vụ “công trình lạ” ở chùa Hương: “Trần tình” của Trưởng ban quản lý di tích

“Hương Sơn đệ nhất động” là danh truyền bao đời nay của quần thể di tích chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội). Năm 1770, chúa Trịnh Sâm khi tuần thú Hương Sơn từng ngợi ca nơi đây là "Nam Thiên Đệ Nhất Động" (động đẹp nhất trời nam).
Vụ “công trình lạ” ở chùa Hương: “Trần tình” của Trưởng ban quản lý di tích

Tập hợp nhiều đền, chùa hang động gắn liền với núi rừng và trở thành một quần thể thắng cảnh rộng lớn cùng với một kiến trúc hài hòa giữa thiên nhiên và nhân tạo. Nhưng, nhiều ngày vừa qua, dư luận đang xôn xao bởi một công trình thuộc quần thể chùa Hương với những họa tiết kiến trúc được cho là không phù hợp với không gian thanh tịnh nơi chốn linh thiêng.

Vụ “công trình lạ” ở chùa Hương: “Trần tình” của Trưởng ban quản lý di tích - anh 1

Toà nhà Nghiêm hương Pháp đường đồ sộ giữa chốn thanh tịnh của khu vực chùa Thiên Trù thuộc quần thể di tích và thắng cảnh Hương Sơn.

Hơn một tiếng đồng hồ vượt dòng suối Yến, chúng tôi đã tới khu vực chùa Thiên Trù. Đi bộ lên khoảng 500m, đập vào mắt du khách là toà Nghiêm hương Pháp đường đồ sộ màu vàng hiện lên nổi bần bật giữa chốn u tịch của khu di tích này. Được biết, toà Nghiêm hương Pháp đường rộng hơn 400 m2 bao gồm 2 tầng. Tầng 1 là nhà nghỉ, nhà kho; tầng 2 nhà nghỉ và nơi học kinh kệ của các sư, còn trên cùng là mái che hay còn gọi là Tum. Toàn bộ cầu thang và lan can đều được lát bằng đá đỏ.

Bên trong, là các khu nằm nghỉ với mô hình là các tấm phản cỡ lớn, nối dài, có cả màn ngủ. Các phòng được đặt tên là Thiện tín 1, 2,3… Phía trong cửa sổ có các rèm vải che chắn.

Nghiêm hương Pháp đường do nhà chùa... tự ý làm

Trao đổi với phóng viên Ngày Nay Online hơn 1 tiếng đồng hồ, ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng Ban quản lý Khu di tích và thắng cảnh Hương Sơn mong muốn dư luận nhìn nhận khách quan hơn đối với vụ việc của Nghiêm hương Pháp đường.

Vụ “công trình lạ” ở chùa Hương: “Trần tình” của Trưởng ban quản lý di tích - anh 2

Ông Nguyễn Chí Thanh, Trưởng ban quản lý di tích và thắng cảnh Hương Sơn tiếp phóng viên.

Theo ông Thanh, danh thắng Hương Sơn hiện nay có diện tích khoảng 16.7km2 và hiện nay Ban quản lý đang làm lại hồ sơ Di sản theo Cục Di sản văn hoá và định hướng của Luật Di sản thì thắng cảnh Hương Sơn là danh lam thắng cảnh phải lấy hết diện sông suối núi rừng để làm khu vực bảo vệ 1. Còn khu vực bảo vệ 2 lấy sang xã Hùng Tiến và An Thắng đảm bảo cho khu di tích. Tới đây nếu được duyệt thì vào khoảng 4.000ha.

Chỉ vào bản đồ của Danh thắng Hương Sơn ông Thanh khẳng định: “Bản đồ có mốc giới để quản lý về vị trí hành chính chứ không quy định rõ khu nào khu vực một, khu vực nào khu vực 2 và vùng nào vùng đệm hay vùng lõi”.

Vị trí Nghiêm Hương pháp đường thuộc khu vực Thiên Trù. Đây vốn là khu nhà nghỉ, nhà trọ của hai công ty du lịch được xây dựng vào những năm 1970. Đây là hai dãy nhà cấp 4, tường đá, xây vôi vữa, lợp ngói Sông Cầu và cùng thời với ngôi nhà phát điện hiện giờ còn sót lại của trong khuôn viên của nhà chùa.

Vụ “công trình lạ” ở chùa Hương: “Trần tình” của Trưởng ban quản lý di tích - anh 3

Khu Nghinh hương Pháp đường vốn là nhà trọ từng xập xệ như công trình này.

Năm 2000, tỉnh Hà Tây (cũ) yêu cầu công ty bàn giao hai dãy nhà trọ cho nhà chùa. Mỗi năm vào mùa lễ hội có hàng trăm người tới chùa Thiên Trù phục vụ, từ dọn vệ sinh đi chợ nấu nướng. Trước năm 2011, công trình đó xập xệ và xuống cấp nghiêm trọng nên nhà chùa quyết định xây dựng khu Nghiêm hương Pháp đường với tinh thần có tới đâu làm tới đó, vừa làm vừa kêu gọi phật tử giúp đỡ.

Ông Thanh khẳng định: “Nếu như hạng mục gác chuông đang xây dựng thuộc di tích gốc thì thì chúng tôi hướng dẫn nhà chùa theo đủ thủ tục. Còn đối với công trình sinh hoạt Nghiêm hương Pháp đường, nhà chùa có làm đơn nhưng các cấp chưa phê duyệt thì nhà chùa đã làm, không có khởi công hay khánh thành gì cả. Chúng tôi không biết kinh phí thực sự của công trình, chỉ biết nhà chùa ký hợp đồng Công ty quản lý cầu đường bộ 1. Toàn bộ bản vẽ thiết kế là do Trường Đại học Kiến trúc làm. Các phật tử công đức, nhà chùa điều hành, vừa làm vừa vận động vừa quyên góp.”

Nói về những con vật lạ xuất hiện trên công trình Nghiêm hương Pháp đường, ông Thanh cũng cho biết, những vòi voi là để thoát nước của sàn 2 chứ không phải là chi tiết trên đầu đao trên mái ngói, sợi xây xích là để nước không phun ra tự nhiên mà được dẫn xuống dưới.

Vụ “công trình lạ” ở chùa Hương: “Trần tình” của Trưởng ban quản lý di tích - anh 4

Theo ông Thanh, những đầu rồng trên Nghinh hương Pháp đường chủ yếu có tác dụng thoát nước ở tầng 2.

Ông Nguyễn Chí Thanh nhấn mạnh: “Những gì nhà chùa làm thì điều chỉnh và nhà chùa đã gửi văn bản xin sửa chữa, được Ban quản lý xác nhận, gửi lên UBND huyện Mỹ Đức”. Và ông Thanh cũng bộc bạch thêm về sự chồng chéo trong công tác quản lí di tích: “Chúng tôi quản lý về di tích thắng cảnh nhưng đất đai do Uỷ ban nhân dân xã Hương Sơn phụ trách. Diện tích cây rừng do Ban quản lý rừng Hương Sơn đảm nhiệm còn nhà chùa trực tiếp quản lý và sử dụng đền chùa nơi thờ tự và sử dụng tiền công đức”.

Xây công trình không phép thì sửa hay phá?

Như đã trao đổi trên báo chí, Phó giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao Hà Nội, ông Trương Minh Tiến cho biết, Sở đã nhận được thông tin và cử cán bộ về kiểm tra, thấy công trình được xây dựng trong vùng lõi di sản Thiên Trù - là khu vực 1 thuộc phạm vi bảo tồn nguyên trạng, không được phá vỡ cảnh quan.

Vị này cũng cho hay: "Việc xây dựng trên là trái phép. Chúng tôi không hề nhận được báo cáo xin phép của nhà chùa. Không có việc đồng ý cho xây dựng công trình này trong khu vực 1 của di tích quốc gia". Ông Tiến cũng cho biết, Sở đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Mỹ Đức kiểm tra và báo cáo trong tháng 11 này.

Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Đức cho biết, huyện vừa có văn bản báo cáo sự việc với thành phố Hà Nội. Theo đó, tại khu vực chùa Thiên Trù vào những năm 1970, Công ty Du lịch Hà Tây và Công ty Thắng cảnh Hương Sơn có xây dựng một số dãy nhà cấp 4 sử dụng vào việc kinh doanh và phục vụ khách thập phương nghỉ trọ. Đến năm 2000, UBND tỉnh Hà Tây (cũ) chỉ đạo các công ty này bàn giao lại cho chùa sử dụng, do thời gian xây dựng và sử dụng đã lâu nên các dãy nhà trên đã hư hỏng, đổ nát… Những năm gần đây, lượng khách đến chùa Hương ngày càng tăng, phục vụ ăn ở cho du khách rất hạn chế, nhất là vào mùa lễ hội. Chính vì thế, năm 2011, Ban Xây dựng chùa Hương (nhà chùa) đã tiến hành xây dựng nhà 2 tầng mái, diện tích khoảng 400m2 tại vị trí cũ và công năng sử dụng như cũ để phục vụ nhu cầu trên nên chưa hoàn chỉnh quy trình xây dựng trình cấp có thẩm quyền…

Thanh tra Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) cũng thông tin bước đầu những sai phạm của công trình này gồm: Quy trình sai, Ban quản lý Di tích thắng cảnh Hương Sơn và Sở VH-TT Hà Nội không báo cáo lên Bộ VH-TT&DL, UBND huyện Mỹ Đức cho phép xây dựng là vượt thẩm quyền. Ông Nguyễn Thế Hùng, Cục trưởng Cục Di sản, Bộ VH-TT&DL khẳng định, về nguyên tắc xây dựng được quy định tại Luật Di sản văn hóa bắt buộc phải xin phép, có hồ sơ thỏa thuận với các cơ quan chuyên môn. Khu di tích thắng cảnh Hương Sơn được xếp hạng quốc gia năm 1962, những công trình tu bổ, tôn tạo, xây dựng đều phải có thỏa thuận với cơ quan quản lý chuyên ngành là Bộ VH-TT&DL.

Về vấn đề xử lý công trình này như thế nào, luật sư Trương Anh Tú (Trưởng văn phòng Luật sư Trương Anh Tú, đoàn Luật sư TP.Hà Nội) cho biết, về nguyên tắc, sai phạm đến đâu thì phải xử lý đến đó, theo đúng quy định của pháp luật. “Trong vụ việc cụ thể này, nếu thực sự công trình trên xây không phép hoặc xây bằng giấy phép không đúng quy định thì phải xử lý hành chính và yêu cầu chủ đầu tư khắc phục hậu quả bằng cách: Tháo dỡ phần vi phạm, trả lại hiện trạng ban đầu. Tuy nhiên, đây là công trình nằm trong khu di tích linh thiêng nên cần cẩn trọng trong xử lý…”.

Trong khi đó, trao đổi với PV, TS.Trần Trọng Dương (Viện Nghiên cứu Hán – Nôm) cho biết: “Biên bản ban đầu của Sở VH-TT Hà Nội cho rằng tòa nhà được xây dựng theo đồ hình Mandala (Mật tông). Tuy nhiên, theo tôi, đây không phải là đồ hình Mandala mà có sự lai tạp. Ví dụ, bức tường bao quanh khu vực này hiện được xây mới, theo lối kiến trúc ngoại lai”. Cũng theo TS.Dương, việc dùng Hương nghiêm Pháp đường được dùng làm nhà ăn, nhà khách cho phật tử ngay trong vùng lõi của di tích này càng không thể chấp nhận được, xâm phạm sự tôn nghiêm của di tích linh thiêng Chùa Hương...

Xem thêm:

Đình làng xứ Đoài

Tiếp tục đồng lòng “gọi” nhà Lang trở lại

Gìn giữ di sản, trước và sau phong danh hiệu UNESCO như thế nào?

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.