8 kiến nghị của nữ giáo viên gửi Bộ trưởng Giáo dục

Ám ảnh với sáng kiến kinh nghiệm, với sổ sách hành chính và những kỳ tập huấn trong dịp hè... là phản ánh của giáo viên Phan Trần Thủy Tiên tới Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo.
8 kiến nghị của nữ giáo viên gửi Bộ trưởng Giáo dục

Tôi xin chúc mừng khi ông được Quốc hội tín nhiệm phê chuẩn giữ chức Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo. Tôi vui mừng khi nghe ông chia sẻ quan điểm trên cương vị mới là "thành tâm lắng nghe và tạo điều kiện để các bậc cao minh, trí giả cũng như người dân bình thường đều có thể hiến kế hoặc đưa ra những suy nghĩ tâm huyết của mình".

Giữ trọng trách này là vinh dự lớn, nhưng cũng gánh trên vai trách nhiệm nặng nề khi nền giáo dục đang bước vào thời kỳ đổi mới. Tôi hy vọng tư lệnh mới sẽ mang lại luồng sinh khí cho nền giáo dục nước nhà.

Thưa Bộ trưởng, tôi nghĩ rằng giáo dục giống như cây hoa vậy. Để có một bông hoa đẹp không phải đi chăm cành tỉa ngọn mà phải bón từ gốc rễ. Rễ có tốt thì mới sinh ra hoa đẹp. Tôi thấy các vị bộ trưởng tiền nhiệm ít quan tâm đến gốc rễ mà cứ "bón" trên cành vì thế mà giáo dục "cải nhưng không đúng cách".

Gắn bó với nghề gần 10 năm, tôi thấy có quá nhiều bất cập trong hệ thống giáo dục nước nhà. Tôi xin góp một số ý kiến, cũng là tâm tư của nhiều giáo viên với mong muốn góp phần chấn hưng nền giáo dục nước nhà. Mong rằng Bộ trưởng bớt chút thời gian để lắng nghe chúng tôi nói.

Giáo viên không nên thay nhà trường làm công việc thu tiền học sinh

Khi giáo viên nhắc nhở phụ huynh hoàn thành các khoản thu thì phụ huynh cho rằng giáo viên chỉ biết đến tiền và tiền. Nhiều phụ huynh dứt khoát không chịu nộp, mặc giáo viên đến tận nhà hay dùng mọi cách từ phân tích đến thuyết phục vẫn vô tác dụng. Một số phụ huynh còn chửi giáo viên và coi họ như "khách không mời mà tới" đuổi cô như đuổi tà.

Nhà trườmg thì phó mặc trách nhiệm hết cho giáo viên. Một số trường, hiệu trưởng còn "giao khoán" phải thu đủ những khoản này nếu không giáo viên sẽ bị gán tội không hoàn thành nhiệm vụ, hạ bậc thi đua. Lo sợ công sức cả năm phấn đấu đổ sông đổ biển, thầy cô ngậm ngùi bỏ tiền nhà vào bù cho học sinh. Bộ trưởng chắc sẽ không bao giờ hiểu được cảnh trên thì hiệu trưởng đòi "trảm" mà dưới thì phụ huynh khinh thường. Nhiều lúc có cảm giác thật nhục nhã, không giống là giáo viên gì cả.

8 kiến nghị của nữ giáo viên gửi Bộ trưởng Giáo dục ảnh 1

Giáo viên ngoài chuyên môn dạy học đang kiêm nhiệm quá nhiều việc.
(Ảnh minh họa: K.N).

Phân bố lại thời gian giảng dạy đảm bảo tính công bằng giữa các cấp học

So với các bậc học trên, giáo viên mầm non nhiều khi phải làm việc tới 11-12 tiếng mỗi ngày, chưa kể thời gian chuẩn bị đồ chơi, dụng cụ học tập, soạn giáo án. Nhiều giáo viên phải đến sớm để nhận các con và về muộn khi phụ huynh tới đón cháu cuối cùng về nhà. Họ vẫn chỉ được tính như làm 8 tiếng, không được hưởng chế độ làm thêm giờ. Họ bị vắt kiệt sức lao động nên nhiều giáo viên yêu nghề nhưng không bám trụ nổi. Đừng để giáo viên mầm non trở thành "osin có bằng cấp".

Chăm sóc và Dạy dỗ phải được phân bố độc lập, rõ ràng. Phải có một đội ngũ bảo mẫu chuyên phụ trách dinh dưỡng và khâu chăm sóc vệ sinh cho trẻ. Giáo viên chỉ nên tập trung vào chuyên môn dạy học, như thế chất lượng mới nâng cao, hạn chế tình trạng một giáo viên phải trông nom quá nhiều trẻ, không đảm bảo được an toàn cho các em vì trẻ rất hiếu động. Nếu giáo viên dạy thêm giờ (quá 8 tiếng) phải được hưởng chế độ thêm giờ, khích lệ, giúp họ thoải mái về tinh thần để làm việc.

Các khoản thu nộp của giáo viên cần phải minh bạch

Có quá nhiều khoản mà giáo viên phải trích lương để nộp như: Quỹ Hội chữ thập đỏ, Hội khuyến học, ủng hộ người nghèo… và giáo viên chỉ biết "hưởng ứng" đều đặn chứ không biết tấm lòng của mình có đến được nơi cần đến hay không.

Cho giáo viên được nghỉ hè trọn vẹn

Điều đặc biệt nhất của nghề sư phạm so với các nghề khác chính là có thời gian nghỉ hè. Nhưng thời gian nghỉ hè của giáo viên hiện nay ngày một bị bó hẹp vào những công việc của trường lớp như đi làm phổ cập, làm khuôn viên trường lớp… khiến cho nghỉ hè mà giáo viên cũng ăn không ngon ngủ không yên. Bộ nên quy định thời gian nghỉ hè cho giáo viên cụ thể hơn.

Sổ sách hành chính "giết chết" thời gian của giáo viên

Điều này trở thành ám ảnh với nhiều thầy cô. Chúng tôi phải dành rất nhiều thời gian để hoàn thành hàng chục loại sổ sách, hồ sơ, nhiều loại giấy tờ chỉ làm để đối phó. Sau giờ đứng lớp là giáo viên lao vào làm giấy tờ sổ sách mà không hết việc, ảnh hưởng rất nhiều đến việc đầu tư cho chuyên môn dạy học cũng như đời sống của họ.

Ám ảnh với sáng kiến kinh nghiệm

Từ bao giờ, sáng kiến kinh nghiệm trở thành nỗi ám ảnh, áp lực cho chúng tôi. Sáng kiến kinh nghiệm là những ý tưởng mới, mang tính khoa học, tính thực tế mà người viết "vắt óc" nghĩ ra. Bản thân người viết cũng phải có thời gian công tác lâu dài mới có thể đúc rút ra những kinh nghiệm, sáng kiến. Nhưng năm nào, giáo viên nào cũng phải viết thì lấy đâu ra sáng kiến kinh nghiệm hiệu quả? Nhiều lúc, đó là những bản sao chép "râu ông nọ chắp cằm bà kia" không có chất lượng.

Hãy để giáo viên có tiếng nói

Hiện nay có tình trạng trước kỳ bỏ phiếu thì hiệu trưởng, hiệu phó làm việc như chong chóng, nhiệt tình, thân thiện để ghi điểm với cấp dưới nhằm "lấy lòng mua phiếu". Nhưng một khi đã ngồi trên ngai thì ngược lại hoàn toàn họ làm việc thiếu trách nhiệm hay độc đoán, bảo thủ không cần biết đến cấp dưới là gì. Tôi kiến nghị mỗi năm nên lấy phiếu đánh giá của giáo viên đối với ban lãnh đạo cuối nhiệm kỳ, tổng hợp những đánh giá đó để làm cơ sở để đánh giá năng lực của Ban lãnh đạo nhà trường.

Còn quá nhiều bất cập trong mô hình VNEN

Cần phải có đánh giá lại ưu nhược điểm để có quyết định tiếp tục hay dừng lại mô hình này.

Tôi mong khi đọc được bài viết này, Bộ trưởng sẽ có nhìn nhận sâu sắc hơn về thực tế giáo dục Việt Nam, có những thay đổi đúng đắn hơn mang lại hiệu quả cao. Chúc ông sức khỏe, nhiều thành công trong nhiệm kỳ của mình.

Theo VnExpress

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.