8 quận nhỏ ở TP.HCM có thể tìm cách để sáp nhập

(Ngày Nay) -8 quận là 1, 3, 4, 5, 6, 10, 11, Phú Nhuận chỉ có diện tích từ 4-7 km2, dân số trên dưới 200.000 người nhưng mỗi nơi cũng một bộ máy.
Địa phận tiếp giáp giữa quận 1 và quận 4, TP.HCM.
Địa phận tiếp giáp giữa quận 1 và quận 4, TP.HCM.

Tại cuộc làm việc của Bí thư Thành uỷ TP.HCM Đinh La Thăng với quận Bình Tân chiều 23/12, ông Đỗ Văn Đạo, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM, nêu đề xuất sáp nhập một số đơn vị hành chính như phường và quận.

Trao đổi với Zing.vn, ông Đạo chia sẻ: "Nghị quyết của Bộ Chính trị và Uỷ ban Thường vụ Quốc hội hạn chế chia tách, khuyến khích sáp nhập để sắp xếp lại bộ máy tổ chức, tinh giản biên chế".

Tâm lý thủ trưởng nào cũng thích quân đông, nhiều ban bệ

- Quận 4 là một cù lao, nhiều ý kiến cho rằng sáp nhập gây khó trong quản lý địa giới hành chính. Ông nghĩ sao?

- Quan điểm của tôi là các phường ở quận 4 có thể sáp nhập gọn lại thành 5-6 phường. Nhưng mà tiếp đó, quận cũng phải tính. Nếu tính theo nghị định 1211, với diện tích như vậy (quận 4 diện tích 4 km2) thực tế thành lập phường chưa đủ. Tất nhiên, nói vậy hơi khập khiễng một chút vì diện tích chưa đủ một phường nhưng dân số thì quá lớn.

8 quận nhỏ ở TP.HCM có thể tìm cách để sáp nhập ảnh 1Theo ông Đạo nên sáp nhập các quận có diện tích từ 4-7 km2 thành những quận lớn hơn để tinh giản bộ máy. Trong ảnh là quận 4 nằm trên một cù lao với diện tích 4 km2. 

Sáp nhập những quận liền kề có sao đâu. Chẳng qua, nếu không muốn thì mình sẽ đưa ra khó khăn, còn nếu muốn sẽ có cách thuyết phục.

Theo tôi, người dân không quan tâm lớn đến chuyện đang ở quận này thành quận kia, phường này sang phường kia. Tất nhiên có một số người coi trọng giá trị truyền thống, nhưng nếu vận động tốt vẫn thuyết phục được.

- Vấn đề quan trọng của sáp nhập là đụng đến lợi ích, quyền lực của rất nhiều người. Sở Nội vụ tính toán thế nào?

- Đụng đến rất nhiều người nhưng thuận lợi là đường lối đã có, phải xuất phát từ công việc chung, lợi ích chung. Trình độ khoa học công nghệ, trình độ công chức đảm đương được.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại. Nếu những phường nào mà quá rộng, quá đông dân vẫn phải điều chỉnh cho hợp lý. Nếu mình sáp nhập các phường nhỏ lại, điều chỉnh mấy phường lớn vẫn tốt.

- Nhiều ý kiến cho rằng bộ máy hành chính đang phình ra nhưng thực tế trong nhiều cuộc họp của các sở ngành, địa phương vẫn tiếp tục đề nghị tăng biên chế hay than thở thiếu nhân lực?

- Lúc nào cũng nói thiếu hết. Nhưng hãy quay lại phường Bình Hưng Hoà A (quận Bình Tân) có trên 140.000 dân mà chúng tôi đã khảo sát. Theo quy định, số cán bộ, công chức, làm việc thường xuyên được tới 47 người do đây là phường đông dân. Phường bình thường chỉ có 22 người. Nhưng thực tế, người ta chỉ sử dụng có 39 người, tiết kiệm được 8 người.

Tôi hỏi Chủ tịch phường, với tình hình hiện giờ anh có đảm đương được không, Chủ tịch trả lời là “đảm đương được”. Đó là ví dụ rất rõ ràng.

Thực tế hiện nay, tâm lý thủ trưởng nào cũng muốn quân đông, ban bệ đầy đủ cho oai. Vì sao? Vì ông đâu bỏ tiền túi ra trả lương cho mấy người này đâu.

Đến năm 2020, TP.HCM phải giảm 1.000 công chức

- Vậy Sở Nội vụ đã tính đến phương án gì để giảm lượng lớn công chức của TP?

- Thực tế công chức trong bộ máy hành chính nhà nước ở TP.HCM khoảng hơn 10.000 người không tính lực lượng vũ trang và đơn vị sự nghiệp. Theo chủ trương chung của nhà nước, đến 2020 phải giảm 10% tổng biên chế. Theo lộ trình, TP.HCM sẽ phải giảm hơn 1.000 người. Nếu chia tách ra thì sao giảm được?

Chúng ta đang thực hiện theo quy định của Chính phủ, tức là hai người nghỉ hưu thì chỉ được nhận một người mới. Nhưng thực tế năm 2016 chúng ta chưa đạt kế hoạch.

8 quận nhỏ ở TP.HCM có thể tìm cách để sáp nhập ảnh 2Ông Đỗ Văn Đạo, Phó giám đốc Sở Nội vụ TP.HCM. 

- Khi tách ra thành một quận riêng, bộ máy hành chính cần khoảng bao nhiêu người?

- Khoảng 200 người cho bộ máy hành chính cấp quận. Nhưng theo đó là nhà cửa, xe cộ, kinh phí hoạt động rất lớn.

Chúng ta hiện giờ quận huyện nào phình ra chút là tách, phường nào đông là tách. Chỉ tưởng tượng một bộ máy hành chính tăng thêm như thế nào?

Xu hướng của mình từ xưa tới giờ là thích tách vì dễ. Tách thì được thêm ghế, thêm vị trí, bố trí con người dễ. Còn nhập sẽ khó hơn nhiều vì sẽ đụng chạm nhiều thứ. Ví dụ đang hai ông chủ tịch thì giờ chỉ còn một ông, hai bí thư còn một...

Nếu cứ để tình trạng như hiện tại thì bộ máy cồng kềnh, biên chế tăng, lấy tiền đâu để đâu ra trả lương cao. Lương công chức bây giờ rất bèo bọt, không khuyến khích được người ta làm việc hiệu quả.

 - Lộ trình tinh giản biên chế của TP.HCM sẽ được thực hiện thế nào?

- Tổ tham mưu của Sở Nội vụ trước mắt sẽ tham mưu việc sáp nhập các phường. Nhưng theo cá nhân tôi tiến tới cũng phải tính tới quận như quận 1, quận 3, quận 4, quận 5, quận 6, quận 10, quận 11, Phú Nhuận. Những địa phương này chỉ có diện tích từ 4-7 km2, dân số trên dưới 200.000 mà mỗi nơi cũng một bộ máy.

Thực tế người ta nói công chức sáng cắp ô đi chiều cắp ô về không phải là không có.

Theo Zing
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.