Bao giờ Hà Nội hết úng ngập?

(Ngày Nay) - Đô thị Hà Nội phát triển mạnh mẽ, song hơn 70% hệ thống thoát nước vẫn thuộc thế hệ cổ lai hy của thế kỷ trước. Mưa lớn, TP phải mất nhiều giờ mới tiêu chảy lượng nước tràn ngập phố phường, khu dân cư. Vì vậy, mục tiêu đến năm 2020, xóa bỏ úng ngập vẫn chỉ là ước nguyện xa vời nếu vẫn giữ tốc độ cải tạo, làm mới như thời gian qua.
Mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội xóa bỏ úng ngập vẫn chỉ là ước nguyện xa vời.
Mục tiêu đến năm 2020, Hà Nội xóa bỏ úng ngập vẫn chỉ là ước nguyện xa vời.

Theo báo cáo của Sở Xây dựng, TP Hà Nội, với hệ thống thoát nước như hiện nay của Thủ đô, khi lượng mưa từ 50 mm đến 100 mm, kéo dài trong 2 giờ, Hà Nội còn ngập tại 18 tuyến phố và ngập 170 điểm tại các khu dân cư đô thị. Nhiều điểm ngập phải sử dụng hệ thống hút bơm cơ động.

Hơn 70% hệ thống thoát thải, vẫn sử dụng cống rãnh của những năm 90 thế kỷ trước. Nhiều đường ống thoát nước có từ thời Pháp thuộc.

Ao, hồ thu hẹp, nước mưa khó thoát

Nếu như năm 1995, diện tích ao hồ của Hà Nội là 2.100 ha diện tích mặt nước, đến cuối năm 2016, theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, diện tích này chỉ còn 1.165 ha, mất gần 50%.

Cụ thể, trong hơn 20 năm qua, Hà Nội đã có 17 hồ bị san lấp hoàn toàn, trong khi chỉ bổ sung 7 hồ mới với diện tích chỉ bằng 1/5 diện tích mặt hồ đã bị mất, chốt con số 112 hồ trên toàn TP.

Quận Tây Hồ, được đánh giá là quận có diện tích mặt ao hồ lớn nhất thành phố (chiếm 79% tổng diện tích mặt nước), song từ năm 2010 đến nay diện tích này đã giảm hơn 28.000m2.

Riêng Hồ Tây, theo số liệu những năm 80 thế kỷ trước rộng gần 600 ha, nay chỉ còn 527,7 ha (số liệu bàn giao cho Ban quản lý dự án Hồ Tây quản lý năm 2012), mất gần 80ha. Hay như Hồ Trúc Bạch (Quận Ba Đình), 2005 điến nay cũng đã mất gần 1/4 diện tích, còn khoảng 9 ha diện tích mặt hồ.

Tương tự, quận Đống Đa, quận có nhiều ao hồ nhất thành phố, với trên 30 hồ, tuy nhiên, từ năm 2010, “vì sự phát triển đô thị” đã san lấp 4 hồ. Nhiều diện tích ao cạnh, ao chùa, ao trồng rau cũng bị an lấp và thu hẹp, với tổng diện tích khoảng 15.000m2.

Các quận Hai Bà Trưng, Cầu Giấy, Hoàng Mai, nhiều diện tích ao, hồ đã biến mất trên bản đồ. Có thể kể đến như ao Trại Cá, ao Yên Hòa, ao Ải Bái Ân, ao Khu Đồng Xa... Hồ Linh Đàm thu hẹp gần 1/2 diện tích chỉ sau hơn 3 năm đô thị hóa.

Ông Trịnh Ngọc Sơn (Công ty TNHH MTV thoát nước Hà Nội) cho biết, từ năm 1995, Hà Nội đã triển khai nhiều dự án thoát nước, nạo vét kênh mương, xây dựng các trạm bơm… song có lẽ những nỗ lực đó cũng chỉ giải quyết phần nào lượng nước mưa lên tới 310 mm trong 2 ngày.

Trong khi đó, diện tích ao hồ thu hẹp, khiến thành phố mất đi một kênh thoát nước rất quan trọng. Đó chưa kể, việc xây dựng thiếu quy hoạch, nhà ở lấn chiếm trong thời gian qua, đã làm thay đổi nhiều kết cấu thoát nước. Dòng chảy tiêu chỗ này, ngập chỗ kia. Giải pháp vẫn luôn chỉ là sự ứng phó.

Hiện nay, hệ thống thoát nước đô thị của Hà Nội có diện tích vào khoảng 220km2, bao gồm bốn lưu vực chính là sông Tô Lịch, tả sông Nhuệ, quận Hà Đông và quận Long Biên.

Trong 4 lưu vực này, mới có hệ thống thoát nước lưu vực sông Tô Lịch rộng 77,5km2 (được giới hạn từ đường đê hữu ngạn sông Hồng đến sông Tô Lịch), bao gồm địa bàn các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai, một phần quận Tây Hồ và quận Thanh Xuân.

Trước những đợt mưa lớn, khả năng tiêu thoát từ hệ thống vào là rất chậm, chủ yếu bị phân dòng, hoặc sức tải đường cống, rãnh không đáp ứng lượng nước mưa thực tế.

Xây đô thị, “quên” thoát nước

Một thực tế, với sự phát triển không ngừng các khu đô thị hiện nay đối lập là hiện trạng thoát nước không tương xứng. Nhiều nhiều dự án còn không quan tâm đến xây dựng hệ thống thoát nước, khi đúng ra phải làm hoàn chỉnh hạ tầng thoát nước mới được xây dựng công trình.

Nhiều dự án, thiết kế thoát nước rộng 4m song khi tòa nhà đưa vào sử dụng còn chưa được một nửa. Nhiều dự án đấu nối thoát nước “giải thoát” cho” khu đô thị mình lại làm úng ngập nhiều nơi khác. Sự thiếu đồng bộ, quy hoạch trong thoát nước là sự hiện hữu.

Ông Đinh Văn Tiến - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Môi trường đô thị Hà Đông, cho biết, đơn cử như quận Hà Đông là có tốc độ đô thị hóa nhanh nhất thành phố, với hàng chục khu đô thị được xây dựng.

Song hệ thống thoát nước không được đầu tư tương xứng. Nguồn tiêu nước chính của khu vực này là sông Nhuệ và một phần ra sông Đáy, nhưng nhiều năm, hai con sông không được nạo vét, bị bồi lắng, hạn chế khả năng tiêu thoát nước.

Mùa mưa nước sông dâng cao chảy ngược vào trong cống. Ao hồ bị san lấp, các mương tiêu thoát để hoang hóa hoặc bị lấn chiếm, bồi lắng thu hẹp dòng chảy, các trạm bơm lại có công suất nhỏ và xuống cấp.

Chưa kể, khi các khu đô thị mới xây dựng thường có cốt nền cao hơn khu vực dân cư chung quanh từ 0,5m đến 1m, hệ thống thoát nước mới chưa khớp nối với hệ thống tiêu thoát cũ, vì vậy mỗi khi có mưa to, hơn một nửa số phường trên địa bàn quận xảy ra úng ngập cục bộ nhiều ngày.

Tương tự, thoát nước của lưu vực tả sông Nhuệ, gồm địa bàn các quận Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm và Bắc Từ Liêm cũng đối mặt với tình trạng úng ngập khi mưa xuống.

Tại các khu đô thị mới, hệ thống thoát nước kết nối kém với hệ thống thoát tiêu chung, do thiếu bài bản và quy hoạch. Trận mưa kỷ lục năm 2008, tại đây, cả tuần nước không kịp thoát.

“Vấn đề bắt nguồn từ lỗ hổng trong quy hoạch. Đó là quy hoạch cốt nền đô thị. Đây là gốc rễ của hiện tượng úng ngập. Cốt nền cao, trong khi tiêu nước bằng thế năng tự nhiên dựa vào sự chênh lệch mực nước giữa các khu vực.

Ngoài ra, là tư tưởng vì tiết kiệm cho dự án vẫn ăn sâu vào các chủ đầu tư. Ở các khu đô thị trong khu vực, kinh phí cho thoát nước chiếm tới 10 đến 15% tổng mức đầu tư. Thực tế ở Việt Nam, nhiều đô thị làm cho có” - ông Trịnh Ngọc Sơn nhấn mạnh.

Xem nhẹ việc xây dựng hệ thống thoát nước, chế tài xử phạt thiếu nghiêm minh, hi vọng về một Hà Nội không úng ngập tới năm 2020, vẫn rất xa vời.

Theo Đại đoàn kết
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.