Bạo lực học đường: Bệnh nặng, thuốc chưa có

Bạo lực học đường đang ngày càng lan rộng với mức độ dã man tăng lên nhưng đến nay ngành giáo dục và gia đình chưa có thuốc chữa hiệu quả.
Bạo lực học đường: Bệnh nặng, thuốc chưa có

Bạo lực học đường – Bệnh nan giải

Bạo lực học đường: Bệnh nặng, thuốc chưa có ảnh 1

Xôn xao cộng đồng mạng những ngày qua là đoạn clip ghi lại hình ảnh một nhóm bốn học sinh đang đánh một nữ sinh tại trường THCS Trần Phú ở Thừa Thiên - Huế. Trong khi đó, nhiều học sinh khác đứng xem cười nói mà không hề có ý can ngăn.

Vụ việc không phải là lần đầu tiên, trước đó có nhiều học sinh, sinh viên đánh nhau gây thương tích cho nạn nhân, thậm chí dẫn đến mất mạng.

Tháng 3/2015, một nữ sinh lớp 7 trường THCS Lý Tự Trọng (Trà Vinh) bị bạn đánh hội đồng bằng ghế, sau đó nữ sinh này đã bị suy sụp. Điều đáng nói là rất nhiều học sinh vây quanh xem, cười cợt nạn nhân, quay lại clip và tung lên mạng câu “like”.

Nghiêm trọng hơn là vụ ẩu đả giữa hai học sinh diễn ra ngay trước cổng trường THCS Đan Phượng, thôn Đoàn Kết, xã Đan Phượng, huyện Lâm Hà (Lâm Đồng) hồi tháng 1/2015. Một em đã rút dao đâm bạn học khiến em này tử vong ngay tại chỗ.

Dân Việt dẫn lời TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội Khoa học tâm lý giáo dục Hà Nội: “Cần lật lại vấn đề về hiệu quả giáo dục ở mỗi nhà trường hiện nay. Câu hỏi đặt ra là các trường đã làm gì để ngăn chặn bạo lực học đường? Học sinh đã ngấm hay chưa khi mà nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường rất đơn giản? Chỉ cần lườm nguýt, ghen tuông yêu đương cũng dễ dẫn đến sự việc bạo lực học đường mà đến nay chưa ngăn cản được triệt để”.

Bệnh thờ ơ của xã hội

Chuyên gia Ngô Toàn trả lời phóng vấn Dân Việt cho hay, vụ nữ sinh trường THCS Trần Phú (TP.Huế) chứng tỏ học sinh bị bắt nạt với các lý do nhận thức phù hợp với lứa tuổi của các em như quá xinh đẹp; béo phì; không được ưa thích do ít sẵn lòng giúp đỡ bạn bè; các vấn đề sắc tộc, vùng miền; hoặc chỉ là “trông kỳ cục, chướng tai gai mắt…”.

Giải thích nguyên nhân nhiều học sinh vẫn chỉ ngồi yêu, cười đùa theo khi bạn bị đánh dã man, ông Ngô Toàn chia sẻ: “Hành động bắt nạt khuyến khích sự a dua, vào hùa theo nhóm, tạo đồng minh giữa kẻ bắt nạt và những ai đứng ngó, ngồi nhìn. Các kẻ bắt nạt hưởng lợi từ những mối liên minh như vậy bởi vì chúng có thể kiểm soát hành vi của những đối tượng bàng quan này. Ngược lại, những đối tượng đứng ngó lại được lợi vì tránh bị đánh đập hoặc hạ nhục, tức khỏi trở thành nạn nhân”.

Hình phạt nặng nhất đưa ra với các em sau mỗi vụ việc bạo lực học đường thường chỉ là hạ bậc hạnh kiểm, cảnh cáo và đình chỉ học một thời gian.

Một giáo viên cho hay, thực tế giáo viên chưa nắm bắt sát sao học trò của mình, thậm chí nhiều người còn ngại va chạm với các em, thấy các em bị bắt nạt cũng chỉ làm ngơ. Giáo viên này chia sẻ: “Trong khi đó, sự liên kết, phối hợp giữa giáo viên, nhà trường chưa thực hiệu quả. Vì ở lứa tuổi học sinh THCS, các em học hành rất áp lực. Chỉ cần học sinh bị đánh chắc chắn sẽ dẫn đến việc chểnh mảng trong học tập, nghỉ học. Các giáo viên chủ nhiệm có nắm bắt được học sinh của mình hay không mới là điều đáng nói”.

Không chỉ giáo viên, bản thân gia đình các em cũng cần quan tâm đến các em nhiều hơn. Giáo dục trong gia đình cũng ảnh hưởng rất lớn đến nhận thức và hành vi của các em bởi ngoài nhà trường, nơi các em tiếp xúc nhiều nhất là gia đình mình. Tuy nhiên, để giải quyết được bạo lực học đường không thể một sớm một chiều là xong. Giờ đây nó như một căn bệnh nặng mà chưa phương thuốc nào hiệu quả.

Video liên quan

An Mai

Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Phó Thủ tướng yêu cầu rà soát điều chỉnh dự án thu hồi đất sân bay Long Thành
Văn phòng Chính phủ vừa có Văn bản số 2705/VPCP-CN, truyền đạt ý kiến Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu UBND tỉnh Đồng Nai rà soát, hoàn thiện hồ sơ điều chỉnh Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành theo hướng xác định chính xác diện tích đất sử dụng cho sân bay và diện tích đất tái định cư cho dự án xây dựng sân bay Long Thành, gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư thẩm định bổ sung, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt.
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.