Bạo lực học đường dưới con mắt chuyên gia Mỹ

(Ngày Nay) - Bài viết này không mới, thậm chí cách đây chục năm trên trang web crf-usa.org (Constitutional Rights Foundation). Nhưng, ngay từ thời điểm đó, nhiều chuyên gia Mỹ đã thẳng thắn nhìn nhận, bạo hành học đường không còn là chuyện riêng tư của một trường học, một thành phố, một tỉnh hay một quốc gia nào mà nó là vấn nạn toàn cầu.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Báo cáo về Cuộc Điều tra khủng hoảng tội phạm Quốc gia do Bộ Tư pháp Hoa Kỳ biên soạn cho thấy, tỷ lệ tội phạm chung trong xã hội Hoa Kỳ đã giảm. Nhưng các nghiên cứu dựa theo khảo sát tại các trường học lại cho thấy nhiều hành vi bạo lực đã gia tăng ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Bạo lực học đường không chỉ xảy ra ở học sinh, sinh viên. Có đến 8% giáo viên nói rằng họ bị đe dọa về bạo lực trên sân trường ít nhất mỗi tháng một lần. 2% cho biết họ bị tấn công bằng vũ khí mỗi năm.

Michael Males – một giáo sư tại Đại học California ở Santa Cruz chỉ ra một số yếu tố liên quan đến việc hình thành thái độ và hành vi của trẻ em: “Hơn bất kỳ thế hệ nào, những đứa trẻ ngày nay có nhiều khả năng lớn lên trong hoàn cảnh cha mẹ lạm dụng ma túy, bị bắt, đi tù, gia đình không ổn định... Sự nghèo đói, tàn tật và những vấn đề rắc rối của người lớn là điều lớn nhất mà trẻ em phải đối mặt, một phần nhỏ trong đa số trẻ em hiện đại đang có những hành vi nguy hiểm”.

Bạo lực ở thanh thiếu niên thường xảy ra ở những người có độ tuổi từ 10- 24 tuổi. Hầu hết các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu giáo dục Mỹ đều đồng ý rằng bạo lực học đường phát sinh từ 6 yếu tố chính: việc tiếp cận vũ khí, bạo lực truyền thông, lạm dụng mạng xã hội, ảnh hưởng của trường học, cộng đồng và hoàn cảnh gia đình và tất nhiên, còn nhiều lý do nữa chưa được kiểm chứng.

Dễ dàng sở hữu vũ khí

Trong 2 năm gần đây (2005-2006), tổng cộng có 85 thanh thiếu niên đã chết vì bạo lực ở các trường học ở Hoa Kỳ, 75%  của những vụ bao lực có liên quan đến vũ khí.

Theo Trung tâm phòng chống bạo lực thanh niên quốc gia (NYVPC), nhiều thanh thiếu niên cất giấu và sử dụng súng trái phép, làm hại người khác và bản thân”.

Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ phỏng vấn 1.219 học sinh lớp 7 và 10 ở 2 bang Boston và Milwaukee cho thấy: 42% học sinh cho biết chúng có thể sở hữu một khẩu súng nếu muốn, 28% đã sử dụng súng mà không có sự giám sát của người lớn, 17% đã giấu và mang một khẩu súng trên người...".

Những người trẻ tuổi được tiếp cận vũ khí như thế nào? - Theo một báo cáo của trường Y thuộc Đại học Nam California, khoảng 35% gia đình ở Mỹ có trẻ em dưới 18 tuổi có ít nhất một khẩu súng. Nghĩa là gần 11 triệu trẻ em sống trong nhà có vũ khí. Các bạn trẻ cũng có thể có được một khẩu súng từ những của hàng bất hợp pháp.

Truyền thông mang hơi hướng bạo lực

Một đứa trẻ Mỹ từ nhỏ đến lúc lên lớp 7, nó sẽ xem được khoảng 8.000 vụ giết người và 100.000 hành vi bạo lực trên truyền hình.

Một số người nói rằng rất nhiều bạo lực trên truyền hình làm cho xã hội Mỹ - bao gồm cả trẻ em - trở nên bạo lực hơn, hung hãn hơn.

Vào năm 1956, các nhà nghiên cứu đã so sánh hành vi của 24 đứa trẻ được cho xem một tập phim hoạt hình bạo lực (Woody Woodpecker) và một phim hoạt hình không bạo lực (The Little Red Hen). Trong các quan sát sau đó, những đứa trẻ xem phim hoạt hình bạo lực có nhiều khả năng đánh các trẻ khác và phá vỡ đồ chơi hơn những trẻ em xem phim hoạt hình không bạo lực.

“Hơn bất kỳ thế hệ nào, những đứa trẻ ngày nay có nhiều khả năng lớn lên trong hoàn cảnh cha mẹ lạm dụng ma túy, bị bắt, đi tù, gia đình không ổn định... Sự nghèo đói, tàn tật và những vấn đề rắc rối của người lớn là điều lớn nhất mà trẻ em phải đối mặt, một phần nhỏ trong đa số trẻ em hiện đại đang có những hành vi nguy hiểmMichael Males – một giáo sư tại Đại học California 

Đến năm 1963, các giáo sư là A. Badura, D.Ross và S.A. Ross đã cùng nhau nghiên cứu sự ảnh hưởng của việc tiếp xúc với bạo lực trong thế giới thực, bao gồm bạo lực trên truyền hình và bạo lực trong phim hoạt hình.

Họ chia 100 trẻ em mẫu giáo thành 4 nhóm.

Nhóm 1 sẽ nhìn trực tiếp một người la mắng và đánh đập một con búp bê bơm hơi bằng một cây gậy. Nhóm 2 xem sự việc trên qua vô tuyến. Nhóm 3 cũng xem sự việc trên nhưng là phiên bản hoạt hình. Nhóm 4 thì không được xem gì.

Sau đó chúng bị chọc giận. Kết quả, những đứa trẻ nhóm 1, 2 và 3 phản ứng dữ dội hơn nhiều so với nhóm 4.

Năm 1972, Tiến sĩ Jesse L. Steinfeld thuộc Cơ quan Quản lý Nixon đã đưa ra một báo cáo kết luận rằng "bạo lực trên truyền hình có ảnh hưởng đến các thành phần nhất định trong xã hội của chúng ta".

Một báo cáo năm 2004 trên Tạp chí của Viện Khoa học Tâm lý Mỹ tuyên bố rằng các nghiên cứu sâu rộng về truyền hình, phim bạo lực, trò chơi điện tử, âm nhạc cho thấy bạo lực truyền thông làm tăng khả năng hung hăng và hành vi bạo lực cho trẻ.

Nghiện internet

Kể từ những năm 1990, internet, trò chơi điện tử, mạng xã hội và tin nhắn điện thoại di động đã được phát triển ở Mỹ. Đây là một trong nhưng nguyên nhân “ăn mòn” sự an toàn ở trường học.

Trò chơi điện tử trên máy tính lần đầu tiên được giới thiệu với công chúng vào những năm 1970. Ngày nay, nhiều trò chơi phổ biến trên internet có tính bạo lực thực tế cao hơn nhiều.

Trẻ em phản ứng thế nào với trò chơi điện tử? - Trong nghiên cứu được tiến hành bởi các giáo sư Đại học bang Ohio, các nhà tâm lý học đã khám phá ra ảnh hưởng của việc tiếp xúc với trò chơi điện tử bạo lực đối với trẻ em và thanh thiếu niên: học sinh trung học có nhiều quan điểm bạo lực hơn, có thái độ thù địch hơn, ít tha thứ hơn, chúng tin rằng bạo lực là một hành vi rất bình thường trong cuộc sống.

Thói quen nhắn tin qua điện thoại di động, e-mail và các trang mạng xã hội hình thành nên một hình thức bạo lực mới - đe doạ trực tuyến. Đe dọa trực tuyến đang ngày càng lan rộng khi người trẻ sử dụng phương tiện điện tử để chế nhạo, sỉ nhục, hoặc thậm chí đe doạ các bạn đồng trang lứa.

Môi trường sống thay đổi

Các nhà điều tra Mỹ chỉ ra, môi trường xung quanh bao gồm trường học, cộng đồng, các nhóm hội và gia đình có ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ và hành vi của những người trẻ.

Một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Viện Nghiên cứu Trẻ em Quốc tế cho thấy: gần 50 % tất cả thanh thiếu niên ở bất kỳ đâu, nông thôn, ngoại ô hay thành thị  đều tin rằng trường học của họ đang trở nên bạo lực, nhốn nháo hơn.

Học sinh cấp 2 bị ảnh hưởng bởi bạo lực nhiều hơn gấp 2 lần học sinh trung học. 7% học sinh lớp 8 ở nhà ít nhất mỗi tháng một lần để tránh một kẻ bắt nạt. Nạn nhân tiêu biểu của một vụ bắt nạt học đường thường là một nam sinh lớp 7 và bị bắt nạt bởi một cậu bé bằng tuổi.

Có 2 lí do khiến tỷ lệ bạo lực ở cấp trung học cao hơn các cấp khác. Thứ nhất, dậy thì sớm là một giai đoạn khó khăn. Thanh thiếu niên trẻ tuổi thường có bản tính hiếu động và không tiếp thu những hành vi mà xã hội chấp nhận. Thứ hai, nhiều học sinh trung học đã sớm tiếp xúc với những người trẻ tuổi với nhiều hoàn cảnh khác nhau và những người đến từ những vùng lân cận xa xôi.

Cộng đồng bỏ bê

Giống như trường học và gia đình, cộng đồng cũng có thể “bỏ bê” trẻ em, sự bỏ bê này có thể nhen nhóm thành bạo lực học đường. Các chương trình, hoạt động mùa hè hay tiết nghỉ sau giờ học không phải lúc nào cũng có. Một đứa trẻ bắt đầu có hành vi bạo lực trong các khoảng thời gian không có lịch học và không được giám sát.

Thống kê cho thấy, hành vi bạo lực ở thanh thiếu niên tăng trên mức trung bình vào khoảng thời gian từ 3 - 7 giờ chiều, khoảng thời gian không có sự giám sát của bất kỳ ai sau giờ học.

Gia đình lơ là

Mặc dù chúng ta đều mong muốn gia đình sẽ giải quyết được tất cả các vấn đề của con trẻ nhưng xã hội đương đại làm cho cha mẹ gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của các con.

Có nhiều gia đình “đặc biệt” như: cả bố lẫn mẹ đều phải làm việc dể trang trải kinh tế dẫn đến việc bỏ bê con trẻ, nhiều trẻ em được nuôi dưỡng bởi cha mẹ đơn thân bao gồm cả các bà mẹ tuổi teen; một số trẻ em bị bố mẹ bỏ rơi hoặc lạm dụng thể chất, tình dục và chất gây nghiện...

Lý tưởng nhất bao giờ cũng là cả cha mẹ cùng nuôi dưỡng và củng cố hành vi tích cực cho con trẻ hàng ngày. Khi cha mẹ không làm như vậy, trẻ em có thể phát triển các mô hình hành vi tiêu cực và thường xuyên bạo lực.

Báo cáo năm 2006 của Hiệp hội Giáo dục Quốc gia Vermont cho thấy cha mẹ nghiện rượu, bạo lực gia đình.. có thể khuyến khích một đứa trẻ trưởng thành “đi theo vết chân” cha mẹ chúng.

Thực tế, đa số phụ huynh đều ỷ lại trường học để giáo dục con cái của họ nhưng hầu hết các trường học không thể cùng lúc đóng nhiều vai trò như các nhà giáo dục, đại diện cho cha mẹ hay cơ quan thực thi pháp luật… để quản lí, giáo dục và kỷ luật con trẻ được. Sự quan tâm, dạy bảo của bố mẹ đối với trẻ là vô cùng quan trọng.

Một số dấu hiệu cho thấy trẻ bị bắt nạt mà phụ huynh cần lưu tâm:

-        Cơ thể xuất hiện vết cắt hoặc vết thâm tím

-        Sợ đi xe buýt đến trường

-        Ngủ không sâu, hay mơ ngủ, sợ hãi…

-        Trẻ thường xuyên tỏ ra lo lắng, có dấu hiệu buồn phiền kéo dài

-        Đột nhiên ngại đi chơi, bạn bè xung quanh đột nhiên xa lánh

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.