Bảo mẫu Đắk Nông dùng gậy chà xát vùng kín bé trai khai gì tại cơ quan công an?

(Ngày Nay) - Những ngày cuối năm, dư luận cả nước lại xôn xao clip ghi lại vụ việc một bảo mẫu dùng cây gậy chà xát liên tục vào vùng kín bé trai và đánh vào đầu bé.
Hình ảnh cắt ra clip vụ việc. Ảnh:Zing
Hình ảnh cắt ra clip vụ việc. Ảnh:Zing

Trao đổi với Zing.vn, anh Đỗ Đắc Dương (bố bé trai trong clip), cho biết tối 26/12, gia đình thấy con mình xuất hiện trong đoạn clip lan truyền trên mạng.

Bảo mẫu Đắk Nông dùng gậy chà xát vùng kín bé trai khai gì tại cơ quan công an? ảnh 1Cháu Đ và bố của mình. Ảnh: Dân Việt

"Con trai mình là cháu Đ được 2 tuổi, từ tháng 8/2016, gia đình đã gửi cháu cho bà Vấn trông coi với giá 1 triệu đồng/tháng. Bà Vấn thường xuyên trông coi khoảng 10 cháu nhỏ nên gia đình tin tưởng gửi con, không ngờ bà Vấn lại hành hạ trẻ con như thế. May mắn có người trông thấy quay lại đưa lên mạng chứ không thì con tôi bị hành hạ không biết đến bao giờ”, anh Dương nói.

ông Đỗ Đắc Dương (ngụ xã Đắk Wer, huyện Đắk R’lấp, Đắk Nông), cho biết gia đình đã làm đơn trình báo cơ quan chức năng đề nghị vào cuộc điều tra, xử lý hành vi hành hạ trẻ em đối với bà Vấn.

Do cháu đi ngoài nhiều lần

Chiều 27/12, trả lời báo Dân Việt, ông Trần Văn Nhân, Trưởng Công an xã Kiến Thành, huyện Đắk R'Lấp (Đắk Nông) cho biết, công an huyện đã triệu tập bà Phạm Thị Vấn (SN 1954, trú tại tại thôn 7, xã Đắk Wer, huyện Đắk R'Lấp) để lấy lời khai, làm rõ hành vi bạo hành trẻ em.

Bảo mẫu Đắk Nông dùng gậy chà xát vùng kín bé trai khai gì tại cơ quan công an? ảnh 2Hiện trường xảy ra vụ việc. Ảnh: Dân Việt

Qua kiểm tra, xác định hình ảnh trong clip chính là nơi bà Vấn đang thuê để trông trẻ. Theo ông Nhân, bước đầu bà Vấn cho biết, do hôm đó cháu Đ đi ngoài nhiều lần vấy ra mông, chân và xung quanh hậu môn nên bà đã dùng khúc gậy có buộc giẻ để cọ rửa. Do cháu Đ cứ khóc nên bà có lấy tay vỗ mấy cái lên đầu.

Cũng theo ông Nhân, bà Vấn bắt đầu thuê nhà trông trẻ vào khoảng tháng 9/2016. Tại điểm giữ trẻ này thường có khoảng 10-15 cháu bé, chủ yếu do một mình bà Vấn trông coi. Ngoài ra, đứa con gái của bà Vấn thi thoảng cũng phụ giúp mẹ trông coi trẻ.

Chiều cùng ngày, ông Huỳnh Ngọc Anh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Đắk Nông cho biết, đã có văn bản yêu cầu UBND huyện Đắk R’Lấp khẩn trương chỉ đạo các ngành chức năng điều tra, làm rõ vụ việc. Sở cũng cũng yêu cầu Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Đắk R’lấp thực hiện kịp thời việc bảo vệ, chăm sóc cháu bé.

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
Hà Nội triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”
(Ngày Nay) -  Mở đầu chuỗi các hoạt động chào mừng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần thứ 3 - năm 2024; đồng thời kỷ niệm 7 năm Ngày thành lập Phố Sách Hà Nội (1/5/2017 - 1/5/2024), sáng 17/4, tại Phố Sách Hà Nội (Phố 19 tháng 12), UBND quận Hoàn kiếm triển khai Hội sách với chủ đề “Ươm mầm tri thức - Kiến tạo tương lai”.
Các đại biểu cắt băng khánh thành tại lễ gắn biển công trình đạt giải Đặc biệt giải thưởng Quy hoạch đô thị Quốc gia lần thứ III đối với Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.
Bảo tồn, phát huy giá trị Di tích lịch sử cấp quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ
(Ngày Nay) -  Chiều 15/4, tại thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ gắn biển đạt giải Đặc biệt trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ Liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ. Đây là sự kiện chào mừng Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024).
Học sinh tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đọc sách tại thư viện. Ảnh: Tuấn Anh - TTXVN
Lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số
(Ngày Nay) -  Trong những năm trở lại đây, văn hóa đọc sách tại các trường học trên địa bàn tỉnh Yên Bái đang ngày càng được quan tâm, đặc biệt là việc lan tỏa văn hóa đọc trong học sinh dân tộc thiểu số vùng cao.
Ảnh minh họa
Đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục phổ thông
(Ngày Nay) -  Từ năm 2017, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017-2025. Theo kế hoạch được phê duyệt, đến năm 2025, 100% các cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân tổ chức giáo dục quyền con người cho người học.