Bỏ học, trầm cảm vì chọn nhầm ngành học

(Ngày Nay) - Các chuyên gia khuyên thí sinh cần cân nhắc thật kỹ về ngành mình đã chọn và những ngành mình muốn điều chỉnh nguyện vọng để tránh trở thành nạn nhân của chuyện “ngồi nhầm ngành học”.
Thí sinh lắng nghe tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại một ngày hội tuyển sinh. Ảnh: Thùy Trang
Thí sinh lắng nghe tư vấn tuyển sinh trực tiếp tại một ngày hội tuyển sinh. Ảnh: Thùy Trang

Trong kỳ tuyển sinh đại học (ĐH) năm nay, thí sinh bắt đầu đăng ký xét tuyển từ ngày 1/4 đến 20/4/2018. Theo Quy định của Bộ GD&ĐT, thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng 1 lần sau khi có kết quả thi. Các chuyên gia cho rằng thí sinh cần cân nhắc thật kỹ về ngành mình đã chọn và những ngành mình muốn điều chỉnh nguyện vọng, tránh trở thành nạn nhân của chuyện “ngồi nhầm ngành”.

Chán nản chuyện “ngồi nhầm”

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, nhiều người cho biết bản thân chính là “nạn nhân” của việc “ngồi nhầm” trường, nhầm ngành trong thời gian học ĐH.

Bạn Nguyễn Hải từng là một sinh viên khoa Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông. Sau 2 năm đầu ĐH, Hải đã nhận ra rằng mình không phù hợp với ngành này. Hải bắt đầu nghỉ học triền miên, kết quả học tập yếu, kém, số môn phải học lại ngày càng nhiều. Thậm chí, Hải chia sẻ rằng có môn còn không biết nổi mặt giáo viên vì “chán chẳng buồn đi học”.

Hải quyết định bỏ lại con đường trở thành một kỹ sư công nghệ thông tin sau 3 năm học tập.

Bạn Lê Thảo sinh viên khoa Tiếng Trung, ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGH chia sẻ: “Mình thích học ngoại ngữ nhưng trượt NV1 nên đã chọn ngành du lịch cho NV2. Bản thân thấy không hợp với nghề du lịch mà ước mơ của mình lại là giáo viên dạy ngoại ngữ. Bỏ hết thời gian và học phí thời gian qua, mình đã quyết tâm thi lại vào ĐH Ngoại ngữ, ĐHQGHN. Lúc các bạn đồng trang lứa đã ra trường đi làm thì mình mới chỉ là sinh viên năm thứ 3.”

Thậm chí ngay từ khi bắt đầu, việc định hướng nghề nghiệp, chọn trường của học sinh đã gặp vấn đề. Nhiều em chưa phát hiện được khả năng của bản thân, hiểu mơ hồ về ngành mình chọn, thậm chí có em “chọn bừa” hoặc chọn theo sự quyết định của gia đình.

Thúy Hạnh là sinh viên năm thứ 3 khoa Xây dựng Đảng, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho biết em vào trường theo NV2. “Ban đầu, nghe theo bạn, em nộp vào khoa Tuyên truyền, nhưng em không đủ điểm, nên em chọn khoa Xây dựng Đảng” – Hạnh thú nhận.

Sau một thời gian, bản thân Hạnh nhận thấy mình không phù hợp với ngành đang theo học. Hạnh đã chọn phương án học thêm văn bằng hai, chuyên ngành Báo Mạng điện tử trong trường để mở rộng cơ hội nghề nghiệp cho bản thân.

Hướng đi nào cho việc “ngồi nhầm”?

Ông Nguyễn Phong Điền, Trưởng phòng Đào tạo ĐH Bách Khoa Hà Nội cho biết, mỗi năm, trường ĐH Bách Khoa HN buộc phải cho thôi học khoảng 600 – 700 sinh viên. Trong số đó, một bộ phận không nhỏ các bạn sinh viên có tư tưởng chán nản, không còn hứng thú với ngành học và dẫn đến kết quả học tập yếu kém, thậm chí đã học vượt quá thời hạn học tập tối đa theo quy chế đào tạo nhưng không thể tốt nghiệp.

Ông Nguyễn Phong Điền nói: “Thực tế tại không riêng tại trường ĐH nào, một số sinh viên có năng lực học tập tốt ở bậc phổ thông và thi đỗ vào ngành học mà nhiều sinh viên khác mơ ước. Tuy nhiên sau một thời gian, các em ấy cảm thấy không còn hứng thú với học tập, xuất phát từ việc cho rằng bản thân không phù hợp với ngành học.

Điều này dẫn đến việc sa sút trong kết quả học tập, có biểu hiện trầm cảm hay thậm chí là bỏ bê việc học giữa chừng. Đáng chú ý là một số em cho rằng gia đình mình đã can thiệp sâu, thậm chí áp đặt việc chọn trường, chọn ngành của các em để dẫn tới khó khăn này.”

Chính vì vậy, việc phát hiện và có giải pháp hỗ trợ sinh viên kịp thời là rất quan trọng, có ý nghĩa sống còn để cứu vãn tình cảnh nan giải mà không ít sinh viên đang mắc phải.

PGS. TS Lưu Văn An, Phó Giám đốc Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng cho hay nhiều em học sinh chọn nhầm trường là do ban đầu, các em chưa có đủ thông tin để hiểu sâu, hiểu kỹ về trường, về ngành mình theo học. Hiện nay, Học viện Báo chí và Tuyên truyền cũng như nhiều trường khác đã tạo điều kiện cho sinh viên học song bằng. Ví dụ như sinh viên đang học ngành kinh tế có thể học thêm ngành báo chí trong cùng trường nếu đạt học lực khá trở lên sau kỳ I, năm nhất.

Trong khi đó, TS tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho rằng, nếu đã chọn sai ngành cần tính toán như sau.

Phương án 1: Nếu có khả năng thi lại đại học hoặc có điều kiện tài chính để học trường tư, học nghề thì nên làm lại từ đầu. Thà bỏ một năm tuổi trẻ còn hơn sống vật vờ sai lối cả đời còn lại.

Phương án 2: Nếu không có khả năng thi lại (vì đã học đến năm hai, ba), hoặc không có điều kiện xin học trường khác, vẫn phải tiếp tục học, nhưng hãy tìm ra "ngách" nào thấy hứng thú.

Ví dụ, nếu thích kinh doanh nhưng lại học về chế biến thực phẩm, bạn có thể tiếp tục với mục tiêu ra trường kinh doanh trong lĩnh vực đồ ăn, thức uống.

Phương án 3: Nếu không có khả năng thi lại, ngành hiện tại chẳng có "ngách" nào để hứng thú và tài chính cũng nghèo nốt, bạn nên dừng lại, hoặc đi học nghề nào đó nuôi sống bản thân trước. Không ít người cố gắng học cho xong để có cái bằng ra đời kiếm kế sinh nhai, sau khi ổn định mới tính chuyện tìm ra đam mê theo đuổi.

Một khảo sát của Trung tâm Hỗ trợ và tư vấn tâm lý (Trường ĐH KHXH&NV, ĐH Quốc gia Hà Nội) cho thấy có đến 65,4% sinh viên năm thứ nhất tại một số trường đại học chưa hiểu hết về mục đích, ý nghĩa của ngành mình học; 50,8% không biết học xong sẽ làm việc gì và nơi nào tuyển dụng họ.

Theo Tiền Phong
TIN LIÊN QUAN
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.