'Bộ trưởng ngại lên tiếng về lễ hội thì để Thủ tướng nói'

(Ngày Nay) - Nhắc lại hình ảnh phản cảm trong các lễ hội đầu năm, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa báo cáo chứ không được im lặng.
Sư thầy Thích Đạo Trụ tự ý tung lộc trong lễ khai hội chùa Hương 2017.
Sư thầy Thích Đạo Trụ tự ý tung lộc trong lễ khai hội chùa Hương 2017.

Sáng 14/2, Tổ công tác của Thủ tướng kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng thông tin đây là đơn vị đầu tiên mà Tổ công tác kiểm tra sau kỳ nghỉ Tết. Vì thời điểm hiện nay các lễ hội đang diễn ra rất nhiều. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Văn hóa báo cáo vấn đề nóng là lễ hội.

Bộ trưởng ngại thì để Thủ tướng lên tiếng

Thủ tướng đã có chỉ đạo rất cương quyết, rõ ràng để tiết kiệm chi phí như ra quân làm việc ngay từ đầu năm, không sử dụng xe công đi lễ hội, các địa phương không chúc Tết Chính phủ. 

Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, vừa qua người dân không đồng tình về nhiều lễ hội biến tướng, có biểu hiện lợi ích nhóm, thương mại hóa. Một số lễ hội tổ chức quy mô lớn, kéo dài nhưng manh mún. Nhiều hình ảnh phản cảm diễn ra tại các lễ hội như đền Gióng (Sóc Sơn), chùa Hương, cướp Phết (Phú Thọ).

Tổ trưởng Tổ công tác của Thủ tướng đánh giá việc nhà sư đứng ở trên ném lễ xuống, người dân thì lao vào tranh cướp lộc, chứng tỏ ý thức văn hóa chưa tốt. 

“Thủ tướng nói những việc đó các cơ quan quản lý Nhà nước lên tiếng nhưng riêng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lại không lên tiếng, không phản hồi. Việc này đã có từ lâu nhưng Bộ Văn hóa không có bất cứ báo cáo nào. Sáng nay, Thủ tướng gọi tôi sang nói nếu Bộ trưởng ngại lên tiếng thì báo cáo để Thủ tướng lên tiếng”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhấn mạnh.

Ông Mai Tiến Dũng nêu việc Thủ tướng muốn Bộ Văn hóa kiểm tra giúp Chính phủ việc quản lý các lễ hội, báo cáo tình hình, nêu thực trạng để có chấn chỉnh hoạt động quản lý lễ hội, đặc biệt về công tác quản lý Nhà nước. 

"Thanh tra Bộ lập biên bản phó chủ tịch tỉnh khó lắm"

Trả lời các vấn đề liên quan tới quản lý lễ hội, bà Trịnh Thị Thủy, Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, cho biết hàng năm Bộ có chuyên đề riêng về quản lý lễ hội, ban hành các văn bản chỉ đạo, gửi các UBND các tỉnh và các TP trực thuộc Trung ương để chấn chỉnh. Vì vậy, năm nay nhiều hình ảnh phản cảm đã không còn như chém lợn tại Ném Thượng, đập đầu trâu, treo cổ trâu…

Về vấn đề phát ngôn, bà Thủy khẳng định đã không dưới 10 lần trả lời các cơ quan báo chí về hoạt động tổ chức lễ hội.

Trong khi đó ông Vũ Xuân Thành, Chánh thanh tra Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cũng cho biết vấn đề du lịch gắn với kinh tế nên việc quản lý lễ hội ngày càng khó khăn. 

Ví dụ về lễ hội chọi trâu tại Yên Bái, khi đơn vị xuống kiểm tra, lập biên bản nhưng một phó chủ tịch tỉnh lại làm trưởng ban tổ chức. “Thanh tra Bộ mà lập biên bản với phó chủ tịch tỉnh thì khó lắm”, ông Thành nói.

Ông cũng nêu thực tế khó khăn khi Thanh tra Bộ và thanh tra các sở khi nắm thông tin công chức đi lễ hội, xe biển xanh vì nhiều khi vượt quá thẩm quyền. 

Còn Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Huỳnh Vĩnh Ái thông tin Bộ đã đề nghị không tổ chức các lễ hội phản cảm nhưng các địa phương phản ứng.

"Chúng tôi đã xuống địa phương gặp những người có uy tín và mời các giáo sư nghiên cứu lại các lễ hội này. Tập tục, nghi lễ có giá trị văn hóa, có thể phát huy thì giữ lại, những vấn đề nào phản cảm thì loại bỏ. Ví dụ chọi trâu, đá gà xưa là trò chơi dân gian thì pháp luật không cấm. Nhưng lợi dụng các trò chơi này để cá cược thì không được", ông Ái nói.

'Bộ trưởng ngại lên tiếng về lễ hội thì để Thủ tướng nói' ảnh 1Bộ trưởng Mai Tiến Dũng (đứng) dẫn đầu Tổ công tác của Thủ tướng làm việc với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch sáng 14/2. 

Bộ quản lý cần có chính kiến

Trước trả lời của đại diện Bộ Văn hóa, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng lưu ý việc Thủ tướng đặt vấn đề Bộ phải lên tiếng trước một số lễ hội có biến tướng, trục lợi, phản cảm là phải lên tiếng dưới giác độ cơ quan quản lý Nhà nước. 

“Ví dụ trước hình ảnh phản cảm tại đền Gióng, đồng chí Bí thư thành ủy Hà Nội lên tiếng luôn, nó khác với việc chỉ trả lời báo chí. Trước hình ảnh cực kỳ phản cảm như nhà sư ném lộc, cướp lộc… Thủ tướng muốn Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phải có chính kiến giữa ranh giới được và không được, chứ không nói việc cái này không thuộc bộ tôi, thuộc bộ kia”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nói.

Trao đổi về vấn đề quản lý lễ hội, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện khẳng định Bộ đã chấn chỉnh và đã giao cho các lãnh đạo Bộ, các cục, vụ để thể hiện quan điểm. Bộ sẽ sớm sơ kết và có văn bản chính thức, tham mưu chính thức. "Vấn đề lễ hội, Bộ là cơ quan quản lý, tham mưu nhưng việc tổ chức lại thuộc các địa phương", ông Thiện nói.

Theo Bộ trưởng Thiện, muốn giải quyết triệt để, xử lý bền vững các vấn đề thì cần phải có văn bản quản lý nhà nước cộng thêm việc tuyên truyền lâu dài. "Quan điểm của chúng tôi là năm sau tốt hơn năm trước, cứ sau mỗi mùa lễ hội thì hình ảnh phản cảm, tiêu cực, mê tín dị đoan sẽ giảm dần", ông Thiện nói.

Báo cáo việc bùng nổ các cuộc thi sắc đẹp

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ cũng thông tin việc Thủ tướng yêu cầu Bộ báo cáo rõ về vấn đề công tác nghệ thuật, biểu diễn khi năm 2016 bùng nổ các cuộc thi sắc đẹp. “Có những thí sinh đi thi quốc tế nhưng không biết ngoại ngữ, cái này phải cố tránh để không tạo dư luận không tốt”, ông Mai Tiến Dũng lưu ý. 

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng đặc biệt quan tâm tới vấn đề liên quan tới công tác phong các danh hiệu, nhất là các danh hiệu nghệ sĩ, đặc biệt là các nghệ sĩ tiền bối. 

“Nhà thơ Xuân Quỳnh, Thu Bồn không được xem xét phong tặng các danh hiệu cao quý thì lý do là gì? Khi dư luận quan tâm, Bộ phải có giải thích, báo cáo. Bộ phải thể hiện công tâm, đừng để lợi dụng chạy chọt việc phong tặng, truy tặng danh hiệu nghệ sĩ”, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ nói.

Theo Zing
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Seoul chìm trong bụi mịn
Seoul chìm trong bụi mịn
(Ngày Nay) - Cảnh báo bụi mịn đã được ban bố ở hầu hết các khu vực thuộc tỉnh Gyeonggy và thủ đô Seoul của Hàn Quốc trong sáng 29/3.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
Hai cựu tổng thống Mỹ ra mặt ủng hộ ông Biden
(Ngày Nay) - Chiến dịch vận động tái tranh cử của Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nhận được cú hích nhờ sự hỗ trợ của hai người tiền nhiệm là cựu Tổng thống Bill Clinton và Barack Obama.