Bộ Y tế lên tiếng về tiêu chuẩn gây tranh cãi của nhân viên đường sắt

(Ngày Nay) - Sau khi dự thảo về tiêu chuẩn sức khỏe dành cho nhân viên ngành đường sắt Việt Nam được Bộ Y tế công bố, nhiều quy định liên quan đến răng miệng, vòng ngực khiến dư luận tranh cãi về tính hợp lý của dự thảo.
Bộ Y tế lên tiếng về tiêu chuẩn gây tranh cãi của nhân viên đường sắt

Liên quan đến những tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên ngành đường sắt do Bộ Y tế đề xuất gây tranh cãi, trả lời báo Người Lao Động, Lê Lương Đống - Trưởng Phòng Phục hồi chức năng, Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế cho biết:

"Người lái tàu thường lái đường dài, đường rừng núi. Không giống như nghề lái xe, nghề lái tàu nếu có bệnh không thể tự nhiên dừng lại để vào trạm xá hay bệnh viện chữa được. Do đó, các điều kiện sức khoẻ với người lái tàu cũng phải sàng "lọc" ngay từ khâu đầu vào bằng việc khám sức khỏe. Trường hợp người đang lái tàu mắc bệnh tiết niệu, sinh dục, bệnh vùng dương vật như sùi mào gà, giang mai thì phải kiểm tra sức khỏe trong mỗi lần khám định kỳ. Nếu có bệnh thì phải điều trị ngay. Nếu không khỏi phải bố trí công việc khác, không thể tiếp tục lái tàu" - ông Đống nhấn mạnh.

Bộ Y tế lên tiếng về tiêu chuẩn gây tranh cãi của nhân viên đường sắt ảnh 1Tiêu chuẩn về răng miệng của nhân viên ngành đường sắt. Ảnh: Vietnamnet

Một trong những chỉ số gây tranh cãi là vòng ngực nữ nhân viên đường sắt phải trên 75 cm, ông Đống giải thích nữ giới là trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải cao từ 1,53 m, cân nặng 45 kg, vòng ngực trung bình từ 75 cm trở lên mới được lái tàu. Hơn nữa tiêu chí vòng ngực chỉ là một trong nhiều chỉ số sinh học được đưa ra để đảm bảo sức khỏe của người lái tàu. Vòng ngực là một trong những chỉ số đánh giá thể trạng sức khỏe của một người bởi nó có chức năng hô hấp. Cả nam và nữ nếu có độ giãn nở của phổi lớn, có nghĩa là đường hô hấp tốt thì vòng ngực sẽ lớn. 

Bộ Y tế lên tiếng về tiêu chuẩn gây tranh cãi của nhân viên đường sắt ảnh 2Quy định về tiêu chuẩn sinh dục nam nữ. Ảnh: Vietnamnet

"Tuy nhiên đây là dự thảo đầu tiên, có thể chỉ số về vòng ngực sẽ được điều chỉnh nếu các cơ sở khám chữa bệnh có ý kiến. Bộ Y tế sẽ họp với ngành đường sắt Việt Nam, lấy ý kiến, lắng nghe và mong mọi người góp ý mang tính xây dựng. Khi các bên đồng ý thì mới ban hành" - ông  Đống nói.

Trước đó, Bộ Y tế đã tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo lần 1 thông tư quy định tiêu chuẩn sức khỏe của nhân viên đường sắt với 3 nhóm: lái tàu, phụ lái tàu; trưởng tàu, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu, trưởng dồn, nhân viên gác ghi, nhân viên ghép nối đầu máy, toa xe và nhóm nhân viên gác đường ngang, gác cầu chung, nhân viên tuần đường, cầu hầm, gác hầm.

Bộ tiêu chuẩn sức khoẻ gồm 2 nhóm tiêu chí về thể lực và tiêu chuẩn về chức năng sinh lý, bệnh tật, quy định rõ từng tiêu chí cho khám tuyển dụng và khám định kỳ.

Trong bảng phụ lục về tiêu chuẩn thể lực, Bộ Y tế ghi rõ các tiêu chuẩn về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay, lực kéo chân...

Trong đó với lái tàu, phụ lái tàu, tiêu chuẩn tuyển phải cao từ 1m64 trở lên, cân nặng từ 52kg, vòng ngực trung bình từ 80cm, lực bóp tay thuận từ 37kg... Tương tự với nữ là cao từ 1m58, cân nặng từ 47kg, vòng ngực trung bình từ 75cm...

Trong phụ lục về tiêu chuẩn về chức năng sinh lý, bệnh tật, chia thành 13 chuyên khoa: Mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, tim, phổi, máu, hệ tiêu hóa, tâm thần, hệ tuần hoàn, hệ sinh dục, ngoài da - da liễu, nội tiết, u các loại...

Theo đó, các trường hợp bị lác, dị dạng vành tai, viêm mũi mãn tính, viêm mũi dị ứng, nói lắp, răng vẩu (khoảng cách 2 hàm lớn hơn 0,5cm), răng sâu men, ngà trên 3 cái, khớp cắn di lệch, cắt một thận, bệnh tâm thần phân liệt, huyết áp tâm thu từ 130 mmHg hoặc tâm trương từ 85 mmHg trở lên; bệnh giun chỉ, viêm dạ dày, tá tràng, nứt hậu môn, có bệnh trĩ.... đều không đủ điều kiện tuyển.

Đặc biệt, trong chuyên khoa sinh dục, nam giới bị tràn dịch màng tinh hoàn, thiếu tinh hoàn hoặc tinh hoàn ẩn, mắc bệnh niệu đạo, dương vật phải can thiệp... được xếp vào không đủ điều kiện tuyển cho vị trí lái tàu, phụ lái tàu.

Tương tự với vị trí này ở nữ, sẽ loại các trường hợp bị sa âm đạo, tử cung, biểu hiện viêm cạnh tử cung, viêm mạn tính vòi trứng với các cơ quan bên cạnh điều trị không kết quả, rong kinh, băng kinh, đa kinh, mổ lấy thai, u xơ tử cung chưa mổ hoặc đã mổ...

Dự thảo cũng nêu rõ, người có một trong các tình trạng bệnh tật theo bộ tiêu chí về sức khỏe nêu trên là không đủ sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

Quy định này (trong trường hợp thông tư được ban hành) không áp dụng đối với những người đã được tuyển dụng trước ngày thông tư có hiệu lực, theo Vietnamnet.

Tổng hợp

TIN LIÊN QUAN
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.