Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại?

Tuy học trực tuyến (học online hoặc e-learning) vẫn tồn tại một số hạn chế nhưng loại hình học này đang đem lại hứng thú cho một bộ phận không nhỏ học viên…
Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại?

Học trực tuyến được biết đến từ lâu tại Việt Nam, tuy nhiên, đến những năm gần đây, học trực tuyến như một xu hướng mới đối với học sinh, sinh viên, thậm chí cả người đi làm muốn kiếm thêm tấm bằng.

Theo nhận xét của nhiều sinh viên đã và đang theo học loại hình này, khi học trực tuyến, mọi thành phần, không phân biệt trình độ, giới tính, độ tuổi, vùng miền đều có thể tìm cho mình một hướng tiếp cận khác nhau với vấn đề mà không bị ràng buộc trong một khuôn khổ cụ thể nào.

Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? ảnh 1

Học trực tuyến tạo ra nhiều hướng tiếp cận khác nhau cho người sử dụng. Ảnh minh họa.

Chị Nguyễn Nhật Ánh học viên Trung tâm học tập trực tuyến (thuộc Trường Cao đẳng Sư phạm Quảng Trị) chia sẻ, vì công việc khá bận rộn nên chị không có thời gian học trên lớp (lớp Chính trị - Triết học). Chỉ cần một máy tính, một Ipad hoặc điện thoại thông minh kết nối mạng Internet, chị có thể học trực tuyến ngay cả khi đang nghỉ trưa, thậm chí là khi làm việc nhà.

"Nhiều người băn khoăn học trực tuyến làm giảm tính tương tác nhưng nhóm thảo luận của mình còn có bạn ở tận Bến Tre, Đắk Lắk,… Các bạn ấy cũng bận công việc, nhưng chưa bao giờ chúng mình bỏ bất kì bài tập thảo luận nào cả", chị Ánh nói. "Ngược lại, tham gia lớp học trực tuyến, mình chủ động hơn trong học tập và mạnh dạn hơn trong trao đổi".

Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? ảnh 2
Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? ảnh 3

Chỉ cần một Ipad, một máy tính, học viên có thể tham gia học trực tuyến ở bất cứ nơi đâu. Ảnh minh họa.

Còn Nguyễn Ngọc Linh (học viên Trung tâm Học Toán cùng thủ khoa) cho biết lý do chọn loại hình học này vì chi phí học tập thấp, chỉ 500.000 đồng/khóa học 9 tháng (bồi dưỡng kiến thức Toán). Hơn nữa, có thể chọn khóa học, giáo viên dạy phù hợp và được giao lưu, hợp tác với nhiều bạn bè trong nhóm để thảo luận bài tập về nhà,…

Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? ảnh 4

Học trực tuyến vẫn đảm bảo sự tương tác giữa các thành viên trong nhóm. Ảnh minh họa.

Theo cô Ngô Thị Thùy Trang, giáo viên tiếng Anh (Trung tâm Cadasa), bên cạnh hệ thống bài giảng, học liệu và các phương pháp hỗ trợ học tập tốt được sử dụng để nghiên cứu, thiết kế bài giảng phù hợp với từng học sinh, kèm theo đó là những nhận xét của giáo viên, giúp phụ huynh biết khả năng tiếp thu bài của con mình ra sao.

Tuy nhiên, bên cạnh những tính năng khác biệt, học trực tuyến cũng có những mặt hạn chế khó tránh.

Anh Nguyễn Công Minh (Tây Hồ, Hà Nội) lo lắng, học qua mạng Internet sẽ làm mất đi kỹ năng giao tiếp của con với mọi người xung quanh, nguồn tài liệu mà các con tham khảo có chính thống không, trung tâm mà các con theo học có chất lượng không…

Chị Trần Thị Hương Thắm (TP. Hưng Yên) bày tỏ: "Cá nhân tôi luôn ủng hộ phương pháp học tập mới này. Nhưng việc thiếu trang thiết bị học tập cho các cháu cần được giải quyết sớm. Nếu Bộ Giáo dục kết hợp với các doanh nghiệp, nhà hảo tâm,… hỗ trợ học sinh, sinh viên vượt khó học tập tốt phương tiện như: máy tính, điện thoại thông minh, tivi riêng thì loại hình này sẽ phát triển hơn nữa".

Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? ảnh 5

Phụ huynh Trần Thị Hương Thắm (TP Hưng Yên) mong muốn học sinh, sinh viên vượt khó học tập tốt được hỗ trợ phương tiện học tập. Ảnh Kim Cúc.

Để phát huy hơn nữa ưu thế và khắc phục nhược điểm của học trực tuyến, Bộ Giáo dục & Đào tạo, các trường đại học và cao đẳng, các cơ sở giáo dục cần xác định học trực tuyến là một chiến lược trong giáo dục mới hướng tới xã hội học tập. Cần tuyên truyền, nhân rộng học trực tuyến, tăng cường hợp tác doanh nghiệp trong việc xây dựng các Website học trực tuyến của cả nước.

Thường xuyên tập huấn, đào tạo về phương pháp, kĩ năng, sử dụng tổng hợp nhiều hợp phần để xây dựng bài giảng. Đầu tư trang thiết bị, hỗ trợ kinh phí cho giáo viên, giảng viên trong việc tạo bài giảng.

Bùng nổ trào lưu học trực tuyến: Lợi hay hại? ảnh 6

Tổ chức tập huấn, đào tạo kĩ năng xây dựng các giáo án điện tử cho giáo viên, giảng viên. Ảnh minh họa.

Để nâng cao chất lượng dạy và học, các trường có thể đầu tư vào việc bổ sung thêm lĩnh vực học trực tuyến nhằm tạo phương thức học mới cho học viên.

Học trực tuyến đang là xu hướng chung của thế giới. Bởi vậy, việc triển khai trong giáo dục Việt Nam là điều tất yếu nhằm đưa giáo dục Việt Nam tiến gần hơn với nền giáo dục thế giới.

Học trực tuyến là thuật ngữ dùng để mô tả việc học tập, đào tạo sử dụng các công cụ hiện đại như máy tính, mạng vệ tinh, mạng Internet,… trong đó nội dung học có thể thu được từ các website, đĩa CD, băng video, audio,… thông qua một máy tính hay tivi; người dạy và người học có thể giao tiếp với nhau qua mạng dưới hình thức như: thư điện tử (email), thảo luận trực tuyến (chat), diễn đàn (forum), hội thảo, video…

Kim Cúc

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.