Buộc Facebook, Google đặt máy chủ ở Việt Nam để chống 'nói xấu, xuyên tạc'

(Ngày Nay) -Việc yêu cầu các doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet phải có máy chủ ở Việt Nam mới được kinh doanh có thể khiến họ rời bỏ thị trường.
 
Dự luật An ninh mạng đang đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet như Facebook, Goolge... phải đặt máy chủ ở Việt Nam.
Dự luật An ninh mạng đang đặt ra yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet như Facebook, Goolge... phải đặt máy chủ ở Việt Nam.

Trả lời VnExpress bên lề họp báo Chính phủ chiều 3/11, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ - Mai Tiến Dũng cho biết, việc doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông nhưng lại đặt hệ thống máy chủ ở nước ngoài khiến công tác quản lý gặp khó khăn "khi các tổ chức cá nhân lợi dụng các mạng để nói xấu chế độ, bôi nhọ xuyên tạc". 

"Chúng ta rất dân chủ công khai nhưng cũng cần đảm bảo an toàn an ninh quốc gia. Vì thế phải có cơ quan quản lý Nhà nước là đầu mối chịu trách nhiệm về vấn đề này. Chứ nếu anh ở đâu đó nói xấu chế độ, xuyên tạc bôi nhọ, tạo ra ảnh hưởng không tốt tới tình hình an ninh đất nước thì cũng cần xem xét", ông nói. 

Trước đó văn bản góp ý của Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) gửi Uỷ ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội, cơ quan này cho rằng việc yêu cầu doanh nghiệp nước ngoài khi cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet tại Việt Nam đặt cơ quan đại diện, máy chủ quản lý dữ liệu tại Việt Nam là chưa hợp lý. Điều kiện này, theo VCCI, hiện trái với các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA). 

Riêng với quy định "phải đặt máy chủ ở Việt Nam mới được kinh doanh", đại diện Ban Pháp chế VCCI cho rằng, nếu quy định này được áp dụng thì các nhà cung cấp dịch vụ như Google, Facebook, Yahoo hay Viber... đều sẽ phải đầu tư hệ thống máy chủ khổng lồ tại Việt Nam. 

"Một số nhà cung cấp dịch vụ họ cho rằng, thà bỏ thị trường Việt Nam chứ không chấp nhận đặt máy chủ tại Việt Nam. Lúc đó sẽ không còn Gmail, Facebook hay Youtube... nữa", ông vị này lo ngại.

Tại văn bản góp ý dự luật này, VCCI cũng dẫn chiếu quy định về Thương mại điện tử tại Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP) đã được Việt Nam ký kết hồi tháng 2/2016, trong đó nêu "không bên nào yêu cầu đối tượng áp dụng được sử dụng hoặc lựa chọn địa điểm lắp đặt các cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin trong phạm vi lãnh thổ của bên mình để xem đó như là điều kiện để triển khai công việc kinh doanh trong lãnh thổ đó...".

Ông Hoàng Quang Phòng - Phó chủ tịch VCCI cho rằng, dù TPP chưa được Quốc hội phê chuẩn nhưng Việt Nam và 10 nước còn lại trừ Mỹ vẫn tiếp tục đàm phán để đưa ra quyết định cuối cùng. Do đó, VCCI cho rằng cần hết sức cân nhắc và không nên đặt ra quy định pháp luật trong nước đi ngược lại hướng của TPP.

Cũng theo VCCI, dự Luật An ninh mạng đang theo hướng bổ sung một số thủ tục hành chính nữa đối với cung cấp sản phẩm, dịch vụ lĩnh vực này. Thực tế kinh doanh trong lĩnh vực an toàn thông tin là ngành, nghề kinh doanh có điều kiện, gồm kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin được xác định tại Luật Đầu tư và Luật An toàn thông tin mạng (Bộ Thông tin & Truyền thông chủ trì soạn thảo). 

"Cùng một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lại chịu 2 lần thẩm định về điều kiện và năng lực ở 2 thời điểm khác nhau tại 2 cơ quan quản lý. Cần cân nhắc kỹ để tránh chồng chéo giữa các Luật, gây khó khăn cho doanh nghiệp", VCCI nêu quan ngại.

Dự Luật An ninh mạng lần đầu được Bộ trưởng Công an Tô Lâm thừa uỷ quyền của Thủ tướng trình Quốc hội vào ngày 25/10 vừa qua. 

Theo Vnexpress
TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
Khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024
(Ngày Nay) - Tối 18/4, tại Quảng trường Bình Minh, Thị xã Cửa Lò, UBND tỉnh Nghệ An tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch Cửa Lò năm 2024 chủ đề “Cửa Lò - Khát vọng tỏa sáng”.
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
AI làm gián đoạn kế hoạch ra mắt iPhone 16
(Ngày Nay) - Apple đã nỗ lực tách biệt dòng iPhone thường và iPhone Pro để biện minh cho việc tăng giá của dòng Pro mà không làm giảm tiềm năng của dòng cơ bản. Tuy nhiên, sự khác biệt giữa hai loại này có thể thay đổi vào cuối năm nay nhờ công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI).