Càng một mình càng… bận

(Ngày Nay) - Ở ngoại thành Hà Nội, cứ ngỡ chỉ những người đàn bà thuần nông đã có gia đình, một nách dăm ba đứa con mới đầu tắt mặt tối, hóa ra tôi lầm. Dì tôi năm nay đã ngoài 50 tuổi, không lấy chồng, mỗi lần về quê tôi đều thấy dì tất bật chạy chợ, làm rượu, nuôi lợn, trồng rau… chẳng ngơi tay phút nào.
Dì Sơn đã ngoài 50 nhưng không lấy chồng
Dì Sơn đã ngoài 50 nhưng không lấy chồng

Làm việc quên cô đơn

Đến bây giờ, không ai còn đặt câu hỏi vì sao dì chưa lấy chồng. Thời của dì, ở trong làng này, phần lớn vẫn là lệ cha mẹ tìm mối, ướm hỏi, dạm ngõ cho con. Họ thường mang trầu cau đến tận nhà gái để dạm ngõ, nhà nào ưng thì gả. Chẳng có chuyện cưa cẩm tán tỉnh nhau “gãy lưỡi” như bây giờ. Ngày ấy, dì cũng chẳng thua kém ai về ngoại hình, dì lại hiền lành, chịu thương chịu khó. Thế mà lại… ế.

Dì Sơn sinh thứ tư trong một gia đình 7 anh chị em ở ngoại thành Hà Nội. Dì có chị em sinh đôi là dì Hà. Ngặt nỗi cả dì Sơn và dì Hà đều chẳng “chịu” lấy chồng. Anh chị em dựng vợ gả chồng hết thảy, hai chị em dì Sơn ở riêng biệt cùng mẹ già trong một con ngõ cụt gần bờ ao hợp tác xã. Cách đây chừng 3-4 năm, dì Hà đột ngột qua đời sau một trận ốm nặng. Ngôi nhà rộng thênh thang chỉ còn lại dì Sơn và mẹ già. Nhà bớt đi một người, nhưng công việc vẫn nhiều như cũ. Đàn lợn vẫn đông đúc hàng chục con, lịch đi chợ bán rượu vẫn đều đặn mỗi ngày…

Càng một mình càng… bận ảnh 1Dì Sơn cặm cụi trong căn bếp nhỏ của mình

Năm nay dì đã hơn 50, mẹ già hơn 90 tuổi, hai số phận bước vào cái dốc bên kia của tuổi trẻ cùng nương tựa vào nhau giữa mái nhà trống hơ trống hoác. Dì Sơn ngày nào cũng dậy sớm, nổi lửa nấu cơm rượu, nấu cám lợn, chặt củi, chăm sóc mẹ già. 

Cái tên nghe khá nam tính dường như “vận” vào cuộc đời dì Sơn, bắt dì lúc nào cũng phải nỗ lực, độc lập như nam giới, lúc nào cũng phải cáng đáng mọi việc gia đình, làm chỗ dựa cho mẹ ruột. Có những ngày dì đi chợ xuyên trưa, không ngại mưa dầm gió bấc… Ngày xưa dì quảy quang gánh, đi bộ đến chợ. Giờ, dì đi xe đạp. Dì chịu thương chịu khó nên dù chẳng có chồng, một mình làm lụng dằn lưng, dì vẫn tích cóp được số vốn kha khá. Những buổi chợ ở mãi tận Mê Linh, ngoại thành Hà Nội giúp dì xây được ngôi nhà tầng cao ráo, căn bếp đầu tư hệ thống bioga hiện đại, cái sân lát phẳng lì, cổng nhà cũng… hoành tráng. Nhìn ngoài, người ngoài làng dễ nghĩ là cơ ngơi của hai vợ chồng nào đó có kinh tế dư dả.

Càng một mình càng… bận ảnh 2

Đồ đạc trong nhà cũng chẳng thiếu thốn gì: bếp ga, tủ lạnh, giường tủ… Duy chỉ có cái bếp củi dành nấu rượu, nấu cám lợn là không thay đổi, sáng nào cũng bập bùng nổi lửa. Mỗi lần về quê gặp dì, câu chuyện của chúng tôi lúc nào cũng gần cạnh bếp lửa, vì lúc nào dì cũng luôn tay luôn chân dưới bếp, vừa nói chuyện vừa làm việc.

Ngày dì đào móng xây nhà, nhiều người xì xào: nhà tầng đẹp nhưng rộng quá, phí! Nhưng mấy ai biết dì đã nỗ lực như nào, muốn nhìn thành quả của những năm tháng tuổi trẻ bươn trải của mình đến thế nào… Công sức cả đời của dì là ở đấy chứ đâu, dì còn ai để trông đợi, còn gì để vun vén ngoài ngôi nhà?

Nhưng dù nhà cửa đã đầy đủ rồi, dì vẫn không bỏ buổi chợ nào. Dì bảo, càng ở một mình càng muốn làm nhiều, sểnh ra một lúc là buồn vì trống trải, cô đơn.

Không là gánh nặng của ai

Trong làng dì tôi, không ít người ở vậy đến già. Mỗi người một hoàn cảnh, chẳng ai giống ai. “Nổi bật” nhất có lẽ là trường hợp 3 cụ bà-3 chị em gái trong một gia đình đều đã đến tuổi nghỉ hưu và đều… không chồng. Ngồi ở quán nước gần ngã ba đê, tôi hỏi bà hàng nước, bà đã nói một tràng dài không ngớt về sự… vô phúc của ngôi nhà có 3 người đàn bà chẳng lấy được chồng. Không lấy được chồng là chẳng được nước non gì (?!).

Với người dân ngoại thành, nhất là những vùng quê xa xôi còn nặng hủ tục, lạc hậu, thì những người đàn bà không chồng thường bị dị nghị, điều tiếng như thế. Họ không thể lấy được chồng chứ không bao giờ là không thích lấy chồng.

Nhưng cuộc sống của ba người phụ nữ độc thân không vì điều tiếng mà… lận đận, khó khăn. Ba người phụ nữ cùng xây nhà, ở chung với nhau nương tựa tuổi già. Họ ngày ngày buôn bán, làm nông nghiệp, kinh tế ổn định. Không chỉ có số tiền dối già, 3 cụ bà còn giúp anh em họ hàng nuôi nấng, chu cấp đầy đủ cho mấy đứa cháu. Khả năng tài chính ấy, đâu phải người đàn ông trưởng thành nào cũng làm được?

Gặp cụ nào ngoài đường cũng thấy cụ cười tươi, tâm trạng tươi tỉnh và dáng vẻ khỏe mạnh. Cả ba cụ bà đều chăm chỉ làm việc, vẫn tập thể dục và tìm những thú vui khác trong cuộc sống. Không phải người phụ nữ nào cũng “giỏi” như thế, nhưng tôi luôn thấy những phụ nữ độc thân có cách riêng để cân bằng những giá trị trong cuộc sống của mình.

Nhiều người không thể chịu đựng được nỗi cô đơn khi phải ở một mình, không biết làm gì cho hết buổi tối, cuối tuần càng sốt ruột... Nhưng với những người phụ nữ độc thân sống tích cực như dì tôi, như 3 cụ bà cùng làng, thì họ biết cách tạo ra niềm vui khi chỉ có một mình. Khi bất đắc dĩ rơi vào cảnh một mình, dì tôi biết, con đường đi của những phụ nữ độc thân không được phép có khái niệm bi quan, gục ngã...

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.