Chủ tòa nhà sai phạm 8B Lê Trực kêu cứu để tiếp tục được... sai

Mới đây, chủ tòa nhà 8B Lê Trực vừa có văn bản cầu cứu Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội xin không bị phá dỡ phần sai phạm, khẩn thiết “xin đừng đánh người chạy lại”.
Chủ tòa nhà sai phạm 8B Lê Trực kêu cứu để tiếp tục được... sai

Sau khi tòa nhà 8B Lê Trực bị phát hiện sai phạm, chủ tòa nhà đã thực hiện cam kết tự phá dỡ phần sai phạm. Nhưng cam kết này lại được thực hiện theo kiểu “chảy” của... giọt cafe đen. Chính vì sự chậm trễ cố ý này khiến cơ quan chức năng Hà Nội phải đưa ra biện pháp dứt điểm hơn, yêu cầu chủ tòa nhà phải thực hiện phương án cuối cùng, không phá dỡ không được.

Đừng trước tình thế “tiến thoái lưỡng nan”, chủ tòa nhà đã gửi văn bản cầu cứu Thủ tướng Chính phủ, Bí thư Thành ủy Hà Nội đề xuất xin không bị phá dỡ phần sai phạm, với những lý do hết sức “cảm động”. Lý do đầu tiên được đưa ra là việc phá dỡ sẽ gây ra những rung chấn, ảnh hưởng xấu đến kết cấu tầng 1 và toàn bộ hệ thống tòa nhà.

Chủ tòa nhà sai phạm 8B Lê Trực kêu cứu để tiếp tục được... sai ảnh 1

Tòa nhà 8B Lê Trực ngang nhiên xây dựng sai phép, giờ lại còn dùng “chiêu bài” kêu cứu để tiếp tục được... sai.

“Hiện tượng rung chấn mạnh do quá trình phá dỡ này ảnh hưởng nặng nề đến khả năng an toàn chịu lực và tuổi thọ của công trình còn lại sau khi đưa vào sử dụng, mang đến những nguy cơ gây sự cố nghiêm trọng cho người sử dụng mà không ai có thể lường trước, không thể biết sự cố sẽ xảy ra bất cứ lúc nào.

Hiện tượng rung chấn mạnh này cũng đã gây ra những nguy cơ mất an toàn cho khu cư dân liền kề, xung quanh công trình; nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông và người đi đường Trần Phú trong suốt thời gian phá dỡ”, văn bản của Công ty Cổ phần may Lê Trực biện minh.

Một lý do “cảm động” khác mà chủ đầu tư đưa ra là việc phá dỡ phần sai phạm sẽ gây lãng phí của cải vật chất. Trong khi đó, đất nước đang rất cần những cơ sở có ích cho xã hội. Để “bảo trợ” cho những lý do đưa ra là chính đáng, chủ đầu tư đã đề xuất 3 phương án, thứ nhất là chấp nhận chịu phạt hành chính như nhiều công trình sai phạm khác và xin được giữ nguyên phần sai phạm.

Phương án 2 là dừng việc phá dỡ phần công trình vi phạm đang thực hiện để nhà nước, thành phố dùng phần công trình xây dựng này vào mục đích công ích có lợi cho cộng đồng hoặc phục vụ công tác đảm bảo an ninh, quốc phòng. Và phương án thứ 3 rất “nhân văn”: cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực được chủ động liên hệ với Hội Chữ Thập Đỏ để dùng phần công trình xây dựng sai phép vào mục đích từ thiện.

Để “cảm hóa” sự nghiêm minh của pháp luật, chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực bày tỏ, “đã nhận thức rất rõ sai phạm của mình và đang phải trả giá rất đắt bằng những gì khủng khiếp đã, đang trải qua và đánh kẻ chạy đi chứ không ai đánh người chạy lại”. Xem qua những lý do và phương án mà chủ đầu đưa ra thật khiến cho... đá cũng phải mềm.

Trong khi trước đó, ông Đỗ Thế Hùng – Giám đốc Ban Quản lý dự án 8B Lê Trực từng giải thích lý do vì sao tiến độ phá dỡ giai đoạn 1 (tum và toàn bộ tầng 19) bị chậm, là do công trình được thi công với bê tông chất lượng tốt, mác 400 nên việc phá dỡ sao cho ít ảnh hưởng đến chất lượng công trình nhất sẽ không hề đơn giản. Đơn vị nhà thầu phải dùng máy nén khí để khoan rỉa từng mảng bê tông nhỏ cho hở cốt thép. Sau đó, dùng máy cắt sắt thép cắt rời từng mảng, ít tạo ra chấn động nhất.

Như vậy, về vấn đề rung chấn mà chủ đầu tư lo lắng hoàn toàn không “ăn nhập” với những gì vị Giám đốc Ban Quản lý dự án 8B Lê Trực từng nói. Nghĩa là, phần sai phạm bị phá dỡ sẽ không gây ảnh hưởng gì đến cho tòa nhà cũng như xung quanh nếu dùng máy nén khí để khoan rỉa từng mảng bê tông nhỏ cho hở cốt thép, rồi dùng máy cắt sắt thép cắt rời từng mảng. Hơn nữa, theo TS Trần Chủng – nguyên Cục trưởng Cục giám định nhà nước về chất lượng công trình xây dựng từng trả lời trước báo giới có ý rằng, việc chủ đầu tư ra phương án phá dỡ trong giai đoạn 1 mất 8 tháng là quá dài. (Đó là chưa nói, đơn vị này muốn an toàn tuyệt đối nên mới xin thời hạn phá dỡ dài như vậy).

TS Trần Chủng cũng nói thêm rằng, việc phá dỡ cần Sở Xây dựng Hà Nội tổ chức thực nghiệm tại công trình và mời các chuyên gia, góp ý của một số công ty phá dỡ, sau đó mới yêu cầu chủ đầu tư làm theo. Như vậy, điều mà chủ đầu tư lo lắng có thể được giải quyết theo cách của TS Trần Chủng. Vì vậy, lý do này được chủ đầu tư đưa ra sẽ khiến cho dư luận nghĩ rằng... “người chạy lại” đang tiếp tục chơi “chiêu bài” giở trò để tiếp tục được... sai?

Còn hai lý do khác, cũng như các phương án mà chủ đầu tư đề xuất có thể được thực hiện trong truyện “cổ tích”. Chỉ có “luật rừng” mới đáp ứng được những gì chủ đầu tư đưa ra?! Nếu như chủ tòa nhà muốn dành một phần công trình để phục vụ xã hội, ngay từ khi bắt đầu thực hiện bản thiết kế và đi vào khởi công xây dựng, thì “lòng tốt” này nên được công bố rộng cho mọi người được biết, chứ không phải đến khi bị cưỡng chế vì xây dựng trái pháp luật mới “thuận tay dắt bò”.

Còn nếu như sự kêu cứu của chủ tòa nhà sai phạm được chấp thuận, thì những công trình sai phạm khác sẽ lại được “nước” để tiếp bước sai phạm. Suy rộng ra, những tên tội phạm sau khi cướp của, nếu bị bắt, sẽ dùng “chiêu bài” từ thiện của công ty Cổ phần may Lê Trực mà biện minh rằng, luật pháp hãy tha cho tôi, tôi sẽ khai ra nơi giấu số tiền vàng, và sẽ dành số tiền này để làm công ích cho xã hội? Vì vậy, nếu cái sai lớn này được chấp nhận thì khác nào pháp luật đang tự “giũa” mình cho vừa khuôn mà chủ đầu tư đã đúc sẵn.

Quang Phú

Nhóm nhạc BTS tích cực quảng bá văn hóa Hàn Quốc. Ảnh: Bighit Entertainment
Giới trẻ châu Á kể chuyện văn hóa dân tộc
(Ngày Nay) - Người trẻ châu Á ngày nay không chỉ năng động, sáng tạo mà còn luôn ý thức gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Họ đang thổi bùng sức sống mới cho văn hóa truyền thống bằng những cách thức độc đáo và đầy cảm hứng.
Ảnh minh họa
Công an Hà Nội cảnh báo 24 thủ đoạn sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm tài sản
(Ngày Nay) - Theo Công an TP Hà Nội, tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản vẫn diễn biến phức tạp, các đối tượng thường xuyên thay đổi phương thức, thủ đoạn hoạt động, lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội, gây thiệt hại đặc biệt lớn về kinh tế-xã hội.
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
Tầng lớp tỷ phú, giàu có tìm nơi tận hưởng cuộc sống “xa xỉ thầm lặng”
(Ngày Nay) -  “Quiet luxury” - sự xa xỉ thầm lặng đang phát triển thành xu hướng sống, phong cách tận hưởng mới của giới thượng lưu. Bắt nguồn từ thời trang, xu hướng này “lấn sân” sang lĩnh vực bất động sản và được giới nhà giàu ưa chuộng. Điều này lý giải vì sao phân khu The Miyabi (thuộc Thành phố đảo Hoàng Gia - Vinhomes Royal Island) được săn đón ngay khi vừa ra mắt .
Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.