‘Đại ca bến Khuể’ 2 chân cụt sát đùi, và mối tình như mơ

Người thương binh yêu cô gái xinh đẹp: “Ngày mai, tôi sẽ thử sức mình. Nếu tôi tự giật 2 bánh xe này về được tới quê (Hải Phòng) thì có thể tôi vẫn còn khả năng làm chồng. Xin em chờ cho một ngày”!..
‘Đại ca bến Khuể’ 2 chân cụt sát đùi, và mối tình như mơ

Ông là thương binh 1/4, những chuyến đi của ông gắn với chiếc xe lăn bởi đôi chân đã bị “cắt cúp” đến phần đùi, minh chứng của hậu quả chiến tranh. Lập doanh nghiệp từ khi đất nước mới đổi mới, nhiều năm bươn chải, ông giám đốc Phạm Ngọc Kỷ đã có một công ty lớn mạnh hoạt động đa lĩnh vực. Những đóng góp của ông cho xã hội, nhất là công tác tri ân các anh hùng liệt sỹ được nhiều người nhắc đến nhưng có lẽ nhắc đến giám đốc Phạm Ngọc Kỷ, tôi lại bị cuốn hút hơn khi nghe ông kể thời kỳ dẹp loạn bến Khuể, và mối duyên tình trời định...

‘Đại ca bến Khuể’ 2 chân cụt sát đùi, và mối tình như mơ ảnh 1

Thương binh Phạm Ngọc Kỷ tích cực tham gia công tác đền ơn đáp nghĩa.

Giang hồ đất cảng phải... nể

Tôi còn nhớ lần đầu tiên gặp giám đốc Phạm Ngọc Kỷ tại Hải Phòng. Tôi điện thoại cho ông trước nửa tuần, do vậy cứ đúng ngày hẹn tôi lên xe Hoàng Long về Hải Phòng. Xe lăn bánh khá xa Hà Nội, tôi mới gọi điện lại cho giám đốc Kỷ. Ông đang trên đường đi Hải Dương có việc, nghe nói có nữ phóng viên đến nên huỷ cuộc gặp tại Hải Dương. Vừa đến bến xe, tôi đã được ông đón. Câu đầu chào hỏi tôi ông khôi hài: “Vì là nữ phóng viên nên tôi quay lại, chứ là nam thì hôm nay không gặp được tôi đâu. Tôi vốn không bao giờ muốn phái đẹp phải thất vọng về mình”. Lần này, không phải xuống Hải phòng, tôi gặp ông giữa Hà Nội khi ông đến tham gia Hội hỗ trợ Gia đình Liệt sỹ và trao 200 triệu đồng tặng quỹ này.

Ngược lại thời gian, ông Phạm Ngọc Kỷ nhớ lại: “Đúng năm 1978 khi tròn 19 tuổi tôi nhập ngũ. Sau 2 tháng huấn luyện ở miền Bắc, tôi cùng đoàn quân thẳng tiến vào bảo vệ biên giới phía Tây Nam Tổ quốc, thuộc tiểu đoàn 2, Trung đoàn 3 (Đoàn B30, Quân khu 9). Năm 1979, tôi tham gia chiến đấu, giải phóng đất nước Cam-pu-chia khỏi hoạ diệt chủng. Trong một trận chiến đấu tại Công Pông Xpư, tôi bị một mảnh đạn địch găm vào đốt xương ở gần cuối cột sống, làm đôi chân liệt hoàn toàn”.

Sau hơn 3 năm điều trị tại Bệnh viện 121, ông trở về quê hương đất cảng thân yêu. Thời kỳ ấy, kinh tế khắp cả nước còn khó khăn lắm. Năm 1986, Bến Khuể (huyện An Lão, Hải Phòng) quê của ông nổi tiếng là địa bàn phức tạp với đủ các loại tội phạm và tệ nạn xã hội. Cứ vài ngày lại xảy ra vụ thanh toán, tranh giành lãnh địa làm ăn của các đối tượng giang hồ. Người dân (nhất là dân buôn bán) mỗi lần qua bến Khuể đều nơm nớp lo sợ nạn "xin đểu", trấn lột, cướp bóc.

Đầu năm 1986, dân anh chị ở bến Khuể ngạc nhiên khi thấy một thương binh hỏng cả hai chân, ngồi trên chiếc xe lăn cũ kỹ. Trông vẻ mặt hiền lành nhưng nghiêm nghị, người thương binh ấy đã tập hợp lực lượng thiết lập trật tự mới cho bến Khuể. Sau những cuộc đấu sức, đấu trí, bản lĩnh của người thương binh được khẳng định, những tay giang hồ hặc chuyển đi nơi khác hoặc phải tu tâm dưỡng tính, tôn Phạm Ngọc Kỷ thành “đại ca”. Ông không thích mọi người gọi là “đại ca” cũng như sau này thành giám đốc không thích hai chữ “đại gia” bởi theo lý giải của ông nó đậm chất giang hồ. Ông là người nóng tính, lại thấy việc "bất bình chẳng tha", nên đã làm nhiều việc khiến nhân dân cảm phục nhưng cũng gây "chấn động" ở bến Khuể. Ông còn kể chuyện cho một người (tự xưng) là cán bộ của ngành Thể thao- Văn hoá một bài học khi “khộng khệnh” đi qua bến Khuể coi thường anh em thương binh và người dân...

Vùng quê xã Chiến Thắng (Anh Lão- Hải Phòng) nể tiếng ông từ ngày ấy cho đến tận bây giờ. Nhà ông Kỷ ở quê ô tô đỗ ngoài cửa, nhà không cần khoá nhưng không một tay trộm chuyên nghiệp hay tên trộm vặt nào dám bén bảng đến. Còn nói về chuyện dẹp loạn Bến Khuể, ông nói: “Có gì to tát đâu, mình thu phục lòng người bằng chính nghĩa và chữ tâm thôi”! Thực tế, bằng lời lẽ thuyết phục đầy chất lính, ông đã khiến trái tim chai đá và tâm hồn cằn cỗi của nhiều tay anh chị ở bến Khuể mềm lòng. Rồi ông được bầu làm Đội trưởng Đội bảo vệ bến Khuể.

‘Đại ca bến Khuể’ 2 chân cụt sát đùi, và mối tình như mơ ảnh 2

Cô gái xinh đẹp ngày nào vẫn nhuận sắc và luôn yêu thương chồng hết lòng.

Mối tình duyên lạ

Dù hai chân không còn nhưng qua bạn ông tôi biết, ông Kỷ có người vợ đẹp như hoa hậu. Điều này khiến tôi tò mò lắm, liệu đây có phải cái kết quả “đại ca” thường lấy được vợ đẹp nhờ “dương oai” hay không? Tìm hiểu ra mới hay, họ đến với nhau là duyên trời định, là sự cảm thông và nghị lực phi thường.

Một ngày tháng 10 năm 1982, ông lăn xe đi thăm bạn bè ở gần Trung tâm điều dưỡng thương binh Duy Tiên (Hà Nam). Trên con đường mòn giữa cánh đồng mới gặt, một cô gái độ tuổi trăng tròn đang chăn trâu đã giúp ông đẩy xe vượt qua chỗ đất gồ ghề khó đi. Lời cảm ơn với ánh mắt cảm phiền của ông làm cho cô gái bối rối...

Chính cái sự bối rối hiện trên cặp mắt cô gái làm sống dậy trong ông ngọn lửa lòng mà ông đã để tắt từ lúc nhận ra đôi chân của mình chỉ còn là một vật thừa. Trong khoảng thời gian ngắn ngủi giữa cánh đồng mới gặt ấy, mọi sự tốt tươi nhen nhóm trong tâm hồn ông đã được cô gái trẻ bảo vệ và chắp cánh một cách thần kỳ. Bằng cái nhìn cảm thông sâu sắc và những lời an ủi đầy tình yêu thương, chân thành đến thánh thiện, cô đã làm ông xúc động tự thốt lên: “Ngày mai, tôi sẽ thử sức mình. Nếu tôi tự giật 2 bánh xe này về được tới quê (Hải Phòng) thì có thể tôi vẫn còn khả năng làm chồng. Xin em chờ cho một ngày”!..

6 giờ sáng hôm sau, ông tự mình lái chiếc xe lăn về An Lão, Hải Phòng. 21 giờ cùng ngày thì tới nơi. Suốt ngày hôm ấy, cô gái đứng ngồi thấp thỏm, chỉ sợ cái quyết định liều lĩnh ấy khiến ông khổ sở dọc đường. Nghị lực ấy khiến cô cảm động, vượt qua sự ngăn cản của gia đình, cô quyết định đi đến hôn nhân cùng người thương binh nặng. Đến nay họ là một gia đình hạnh phúc với bốn người con ngoan, còn ông Kỷ là doanh nhân thành đạt và thiện tâm.

Ông luôn đề cao việc nghĩa hết lòng giúp đỡ những đồng đội còn khó khăn. Nhiều năm gần đây vào dịp lễ -tết, ông cử người đi thăm, tặng quà cho hàng trăm lượt thân nhân liệt sĩ neo đơn, thương binh, bệnh binh khó khăn, trẻ bị nhiễm chất độc da cam/đi-ô-xin ở Hải Phòng. Nghe tin Hội Hỗ trợ giúp đỡ liệt sỹ Việt Nam được thành lập, ông cấp tốc lên tận Hà Nội gặp Ban chấp hành Hội đóng góp tiền gây quỹ.

Bến Khuể giờ đã có cầu, theo thời gian mọi thứ thay đổi nhiều, nhưng ông giám đốc Phạm Ngọc Kỷ thì vẫn gắn bó với chiếc xe lăn và một lòng vì những người thân yêu, hướng tới sự tri ân...

P.V

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.