Đấu tranh với gian lận

[Ngày Nay] - Cảnh sát bao vây khu vực thi, cắt hệ thống internet trên toàn quốc… đó là hai trong nhiều biện pháp cứng rắn hạn chế gian lận thi cử đã được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Cảnh sát Thái Lan công bố những thiết bị thu giữ được từ những thí sinh có hành động gian lận thi cử. ​
Cảnh sát Thái Lan công bố những thiết bị thu giữ được từ những thí sinh có hành động gian lận thi cử. ​

“Gian lận thi cử” không còn là một cụm từ xa lạ. Cái mới ở đây là cách mà những học sinh, sinh viên thế kỉ 21 đã và đang thực hiện. Không phải việc viết câu trả lời lên bàn tay như trước, giờ đây, công nghệ hiện đại đã giúp cho việc gian lận dễ dàng hơn bao giờ hết.

Công nghệ lên ngôi

Thiết bị công nghệ cao đang hiện diện khắp mọi nơi. Nile Nickel – một chuyên gia công nghệ và truyền thông xã hội cho biết: “Theo một báo cáo khảo sát năm 2016, 98% trẻ vị thành niên có điện thoại di động và thành thạo sử dụng điện thoại. Đây chính là một trong những lí do khiến cho tỉ lệ gian lận bằng công nghệ cao tăng lên. Một chiếc điện thoại thông minh có đầy đủ ứng có thể đưa ra lời giải cho mọi vấn đề.”

Đấu tranh với gian lận ảnh 1

Tại Đại học Thomas More ở Antwerp, Bỉ, các giáo viên sử dụng fly cam để theo dõi học sinh trong giờ kiểm tra.

Đơn cử, mùa thi hàng năm của Ấn Độ luôn là sự kiện thu hút quan tâm của dư luận trong nước với hàng chục triệu học sinh tham gia, nỗ lực không ngừng để tìm một vị trí đầy cạnh tranh tại các trường đại học Ấn Độ. Tình trạng gian lận trong thi cử ở Ấn Độ phổ biến đến mức khi các học sinh bước vào kỳ thi cũng là lúc đường dây gian lận thi cử kiếm lời. Vài phút sau khi kỳ thi toán năm cuối ở trường trung học Delhi, Ấn Độ bắt đầu, Raghav đã xin phép giám thị ra ngoài đi vệ sinh và gửi đề bài ra ngoài. Chỉ dăm phút sau, câu trả lời được gửi tới số điện thoại của Raghav. Bà Sunita, mẹ của Raghav đã trả 16.000 rupee (gần 250 USD) cho con trai mình để có được số điện thoại này.

Theo một báo cáo khảo sát năm 2016, 98% trẻ vị thành niên có điện thoại di động và thành thạo sử dụng điện thoại. Đây chính là một trong những lí do khiến cho tỉ lệ gian lận bằng công nghệ cao tăng lên. Một chiếc điện thoại thông minh có đầy đủ ứng có thể đưa ra lời giải cho mọi vấn đề.”

                                                         Nile Nickel

Gaokao - kỳ thi vào đại học khốc liệt của Trung Quốc cũng vừa diễn ra đầu tháng 6. Những hình thức gian lận ngày càng tinh vi hơn, ngay cả khi quốc gia này áp dụng hình phạt nghiêm khắc lên đến bảy năm tù cho các trường hợp vi phạm. Thế nhưng vẫn có những thí sinh cố gắng giành được điểm số bằng cách gian lận, bất chấp việc sẽ phải đi tù bảy năm nếu bị bắt quả tang.

Theo một thống kê của tờ “Sunday Times”, hàng nghìn giáo viên Anh đã bị pơhanh phui “tiếp tay” cho tiêu cực, gian lận thi cử. Gần 2.300 vụ gian lận được thực hiện bởi các nhân viên trong các cơ sở giáo dục cung cấp các kỳ thi từ năm 2012 đến năm 2016. Hơn một nửa số giáo viên bị cáo buộc cung cấp “hỗ trợ không đúng” cho các sinh viên tham gia kỳ thi. Chấn động nhất là vụ bê bối gian lận của một loạt các trường công tại Atlanta, nước Mỹ. Vụ việc liên quan đến 44 trường học và gần 180 giáo viên. Theo đó, vụ bê bối bắt đầu vào năm 2009 khi tờ Atlanta Journal-Constitution công bố báo cáo phân tích các kết quả các bài kiểm tra có điểm hoặc thấp bất thường trong một năm. Điểm số này hé lộ rất nhiều nghi vấn. Một cuộc điều tra vào tháng 7/2011 cho thấy 44 trong tổng số 56 trường của bang đã gian lận trong bài kiểm tra năm 2009. Tổng cộng 178 giáo viên, trong đó có 38 hiệu trưởng đã bị phát hiện sửa các câu trả lời sai của học sinh. Các nhà điều tra kết luận rằng, đây là hành vi sai trái có tổ chức và hệ thống. Việc sửa bài thi của các học sinh được xem là nhằm nâng điểm kiểm tra và “thổi phồng” thành tích của các trường. Quy mô của vụ bê bối đã được mô tả là một trong những vụ bê bối giáo dục lớn nhất trong lịch sử Mỹ.

Các quốc gia này đã làm thế nào để ngăn chặn gian lận?

Trong vòng 3 năm gần đây, Ấn Độ đã quyết định điều lực lượng cảnh sát cùng tham gia giám sát tại các địa điểm thi mỗi khi mùa thi đến. Có một số nơi, cảnh sát đã phải nổ súng để giải tán đám đông người nhà thí sinh đang bu kín xung quanh địa điểm thi và có hành động quá khích.

Đấu tranh với gian lận ảnh 2

Ở Đại học Kasetsart Thái Lan, giáo viên cho học sinh đội những chiếc mũ như thế này để chống gian lận trong giờ kiểm tra.

Kết quả là số vụ gian lận thi cử bị phát hiện ngày càng nhiều. Thậm chí, ở bang Bihar, hồi năm ngoái, nhà chức trách còn cho bắt giữ 1.000 người trong kỳ thi tuyển dụng cảnh sát khi phát hiện gian lận bằng cách đối chiếu vân tay trên bài thi và dấu vân tay người đăng ký dự tuyển.

Những hình thức gian lận trong thi cử của Trung Quốc ngày càng tinh vi hơn, vì thế chính quyền Trung Quốc phải luôn cập nhật các chiến thuật và công nghệ mới để bắt kịp và ngăn chặn các hành vi gian lận. Trung Quốc cũng huy động cả lực lượng cảnh sát đặc nhiệm nhằm bảo vệ an toàn cho các thí sinh cũng như giúp bắt giữ những thành phần gian lận trong thi cử.

Đấu tranh với gian lận ảnh 3

Thí sinh nữ phải kiểm tra máy dò kim loại ở cả những vùng nhạy cảm.

Năm nay, cơ quan quản lý giáo dục ở khu tự trị Nội Mông, Trung Quốc đã sử dụng hệ thống sinh trắc mạch máu ngón tay để nhận dạng các thí sinh tham gia kỳ thi Gaokao. Hệ thống sinh trắc mạch máu ngón tay được cho là có kết quả chính xác và đáng tin cậy hơn nhiều so với hệ thống kiểm tra dấu vân tay truyền thống. Biện pháp này nhằm phát hiện và ngăn chặn các trường hợp thi hộ, kể cả trường hợp anh chị em sinh đôi đi thi hộ nhau.

Tại tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc, cảnh sát sẽ kiểm tra tất cả những ngôi nhà ở gần các trường thi, đặc biệt là những nơi có thể để cho thuê trong ngắn hạn, nơi các thông tin về đề thi và đáp án có thể được trao đổi ra ngoài bằng các thiết bị truyền sóng không dây.

Các máy dò tìm kim loại cũng được đưa vào sử dụng, thậm chí có một địa điểm thi tại Trung Quốc còn cấm thí sinh nữ mặc áo lót có gọng kim loại đi thi đề phòng trường hợp thí sinh mang các vật dụng như điện thoại di động và các thiết bị điện tử vào trong phòng thi.

Trong thời gian kỳ thi diễn ra, các trường đại học ở khu vực Khu Tự trị Ninh Hạ cũng cấm các sinh viên rời trường mà không xin phép giảng viên để ngăn chặn họ đi thi hộ. Các sinh viên được phép ra ngoài phải báo cáo địa điểm mà họ sẽ đến ở ngoài khuôn viên trường đại học.

Tuy nhiên, kỳ thi đại học không phải kỳ thi duy nhất mà các thí sinh gian lận nhắm tới ở Trung Quốc. Các thiết bị gian lận cải tiến đã được phát hiện trong nhiều kỳ thi quan trọng khác trên khắp đất nước.

Tại Iraq, chính quyền đã quyết định cắt internet trên cả nước trong vài giờ đồng hồ, đồng thời cấm thí sinh sử dụng điện thoại di động trong phòng thi hoặc dùng các thiết bị gây nhiễu sóng ở khu vực thi. Tuy nhiên, việc cúp mạng internet gây ảnh hưởng không nhỏ đến các cá nhân, doanh nghiệp trên cả nước ở Iraq.

Giống Iraq, chính quyền Algeria quyết định cắt toàn bộ mạng dây, sóng di động trong thời gian thi cử. Nhà chức trách nước này sẽ tạm tắt tất cả loại hình internet trên toàn quốc trong một giờ đồng hồ diễn ra kì thi, bắt đầu vào ngày thứ Tư (20/6) kéo dài đến thứ Hai (25/6). Thời gian ngắt mạng là 1 tiếng và thực hiện 11 lần trong suốt kỳ thi.

Còn tại Mỹ, sau một vài vụ gian lận thi cử nghiêm trọng liên quan đến các du học sinh nước ngoài, chính quyền Washington đã yêu cầu Bộ Nội vụ thiết lập một đơn vị điều tra riêng về việc này. Nhiều chiến dịch chống gian lận thi cử đã được thực hiện một cách thành công, trong đó đáng chú ý là vụ bắt giữ 21 đối tượng tham gia đường dây gian lận thi cử. Những kẻ này đã giúp 1.000 du học sinh kéo dài thời gian học và được ở lại nước này. Để gài bẫy và tóm gọn chúng, các điều tra viên của Bộ Nội vụ Mỹ đã tạo ra một trường đại học giả mang tên Đại học Bắc New Jersey. Trường học có văn phòng đặt tại Cranford, New Jersey, với các đặc vụ sắm vai ban quản trị song không có giảng viên cũng như các lớp học…

Vì sao thí sinh liều mạng gian lận?

Mỗi mùa thi đến, câu chuyện gian lận trong thi cử lại “nóng” lên. Hành vi gian lận là sai trái, nhưng nếu nhìn nhận vấn đề này ở một khía cạnh khác, nhiều người đưa ra vấn đề khác, tại sao học sinh, sinh viên phải quay cóp, phải bỏ ra một số tiền không nhỏ để mua sắm các thiết bị công nghệ cao cho thi cử? Tại sao gian lận thi cử ngày nay lại trở nên “phổ biến” như thế?

Bệnh thành tích của nhà trường, sự kì vọng quá cao của phụ huynh, thêm vào đó là chương trình học quá nặng là nguyên nhân khiến học sinh có suy nghĩ gian lận trong kiểm tra, thi cử. Điều mà học sinh luôn bị ám ảnh là kiếm được bảng điểm thật đẹp, thật nhiều thành tích để bố mẹ khỏi cằn nhằn, la mắng…

Ở Hàn quốc, người ta quan niệm: Nếu đạt được điểm cao thì sẽ có cơ hội vào trường đại học danh giá. Điều này cũng đồng nghĩa với việc con em họ sẽ không phải chật vật lao vào cuộc chiến tìm việc làm khắc nghiệt. Do đó, nhiều cha mẹ luôn nghĩ ép con học là việc tốt và nên làm. Theo một thống kê được đăng trên NCBI, tỷ lệ tử tự của Hàn Quốc đứng đầu trong nhóm những quốc gia hợp tác kinh tế và phát triển (OECD), trong đó trẻ em và thanh thiếu niên là hai bộ phận dễ tự tử nhất. Đa số học sinh tự tử đều chọn cách nhảy lầu tại nhà.

Ở Mỹ, Paul J. Barreira - Giám đốc Trung tâm Y tế Harvard cho biết, năm 2011, tỷ lệ sinh viên trường tự tử là 5 trên 100.000 người, thấp hơn mức 6,18 trên 100.000 người của sinh viên trên cả nước. Theo thống kê của Đại học Emory, bang Georgia, hàng năm, Mỹ có khoảng 1.000 sinh viên tự tử vì áp lực học hành. Tại MIT, tỷ lệ tự tử trong thập kỷ qua là 10,2 trên 100.000 sinh viên.

Khách tham quan triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”.
Khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống”
(Ngày Nay) - Lễ khai mạc Triển lãm “Tranh truyện Hàng Trống” đã diễn ra chiều 18/3 tại Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam (số 36, Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội). Triển lãm do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Họa sỹ Phan Ngọc Khuê, nhà nghiên cứu nghệ thuật các dân tộc Việt Nam tổ chức.
Chương trình hòa tấu nhạc cụ dân tộc tại lễ hội.
Thanh Hoá: Nhiều hoạt động đặc sắc tại lễ hội Mường Xia
(Ngày Nay) - Tối 18/3, tại xã Sơn Thủy, huyện miền núi Quan Sơn (Thanh Hóa), Lễ hội Mường Xia đã diễn ra với sự tham gia của hàng nghìn đồng bào dân tộc Thái và người dân nước bạn Lào ở khu vực biên giới miền Tây Thanh Hóa và tỉnh Hủa Phăn (Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào).
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
Những quan điểm cần “gác qua một bên”
(Ngày Nay) - Sinh thời, khi được hỏi về các vấn đề siêu hình thì Thế Tôn im lặng, “gác qua một bên”. Sau khi Thế Tôn nhập diệt, một số người đã đến hỏi Tôn giả A-nan vấn đề này. Hiện nay, các quan điểm này vẫn đang được đặt ra.
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
Bầu trời Iceland rực đỏ vì núi lửa phun trào
(Ngày Nay) - Đài truyền hình RÚV của Iceland đưa tin, hiện tượng núi lửa phun trào ở Bán đảo Reykjanes đã buộc người dân sống xung quanh Vũng biển Blue nổi tiếng và thị trấn Grindavik gần đó phải sơ tán khẩn cấp.
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
Tràn lan nội dung độc hại do AI sáng tạo trên TikTok
(Ngày Nay) - Theo báo cáo của tổ chức phi lợi nhuận Media Matters, người dùng TikTok đang có xu hướng kiếm tiền từ các video đưa ra những thông tin vô căn cứ về những “thuyết âm mưu” liên quan đến ngày tận thế của thế giới.
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
Khai mạc Lễ hội Nữ tướng Lê Chân
(Ngày Nay) - Tối 17/3, tại Tượng đài Nữ tướng Lê Chân, UBND quận Lê Chân (thành phố Hải Phòng) khai mạc Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân năm 2024.