Đưa nhiều cải cách lớn vào Bộ luật Lao động sửa đổi

Sáng 21/6, Bộ LĐ-TB&XH tổ chức Hội thảo lấy ý kiến một số nội dung của Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi), trong đó có những nội dung mới thực hiện theo các nghị quyết của Trung ương Đảng vừa được thông qua.
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Hà Đình Bốn, Vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ LĐTB&XH), cho biết, Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi có 10 nhóm chính sách được đề nghị sửa đổi. Đặc biệt, Dự luật sẽ đưa vào các định hướng chính sách theo các nghị quyết vừa được Trung ương Đảng thông qua mới đây (Nghị quyết 27 về cải cách chính sách tiền lương và Nghị quyết 28 về chính sách bảo hiểm xã hội).

Cụ thể, thực hiện Nghị quyết 27, sẽ có những sửa đổi về chính sách tiền lương tối thiểu ở mức đáp ứng được mức sống tối thiểu của người lao động trên cơ sở sửa đổi khái niệm tiền lương tối thiểu; các tiêu chí xác định lương tối thiểu. Đồng thời, tiếp tục thể chế hóa chính sách tiền lương theo cơ chế thị trường, từng bước mở rộng, tạo quyền tự chủ cho người sử dụng lao động và người lao động trong trả lương. Đặc biệt, Dự luật sẽ xác định rõ khái niệm về tiền lương, với việc đảm bảo “tiền lương của người lao động là mọi khoản tiền mà người lao động nhận được từ việc thực hiện công việc đã được thỏa thuận”. Ngoài ra, các quy định sẽ đảm bảo doanh nghiệp, kể cả doanh nghiệp nhà nước được tự quyết định chính sách tiền lương...

Thực hiện Nghị quyết 28, Dự luật đưa ra các quy định để thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu chung từ năm 2021. Theo đó, thực hiện tăng tuổi nghỉ hưu theo lộ trình, thu hẹp dần khoảng cách về giới trong quy định tuổi nghỉ hưu; đảm bảo quyền nghỉ hưu sớm hoặc muộn hơn nhưng không quá 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung áp dụng cho những ngành nghề đặc biệt.

Dự thảo cũng đề ra các sửa đổi về chính sách nhằm xóa bỏ lao động cưỡng bức; mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm thêm; mở rộng cơ chế về giải quyết tranh chấp lao động; đảm bảo quyền của người lao động trong việc thành lập, gia nhập và hoạt động trong tổ chức của người lao động...

Ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), cho hay, các doanh nghiệp đã có rất nhiều góp ý cho Dự thảo Bộ Luật Lao động sửa đổi. Tuy nhiên, theo ông Lộc, để tạo khung pháp lý cho doanh nghiệp phát triển nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi người lao động, cần khảo sát, đánh giá tác động chính sách rõ ràng, cẩn trọng. “Một số vướng mắc hiện nay cần được gỡ bỏ để giải phóng thị trường lao động, như các quy định về hợp đồng lao động, tiền lương tối thiểu, giờ làm thêm...”, ông Lộc nói.

Thứ trưởng LĐTB&XH Doãn Mậu Diệp cho biết, quan điểm sửa Bộ luật Lao động là giảm chi phí cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo quyền lợi của người lao động. Qua các sửa đổi, Dự luật hướng tới mục tiêu quan trọng là nâng cao năng suất lao động, chất lượng việc làm. “Việt Nam sẽ điều chỉnh tăng lương không phụ thuộc nhiều thâm niên, mà phụ thuộc vào năng suất, kỹ năng lao động”, ông Diệp khẳng định.

Theo Tiền Phong
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
Tranh truyện Hàng Trống - tinh hoa đất Kinh Kỳ
(Ngày Nay) - Những bức tranh dân gian Hàng Trống với nội dung thể hiện các tích truyện dân gian, được các nghệ nhân khắc họa cầu kỳ, tinh xảo, toát lên nét sinh động, ý nhị, trở thành nét tinh hóa văn hóa của vùng đất Kinh Kỳ.
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
Lượng khách quốc tế tăng, du lịch Hà Nội lấy lại đà tăng trưởng
(Ngày Nay) - Theo Sở Du lịch Hà Nội, quý I/2024, tổng khách du lịch đến Hà Nội ước đạt 6,54 triệu lượt khách, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm trước; trong đó khách du lịch quốc tế ước đạt 1,4 triệu lượt khách, tăng 40%. Tổng thu từ khách du lịch ước đạt 25.487 tỷ đồng, tăng 17,8%.
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
Trùm tiền ảo bị kết án 25 năm tù
(Ngày Nay) - Ngày 28/3, người sáng lập sàn giao dịch tiền điện tử FTX Sam Bankman-Fried đã bị kết án 25 tù vì tội lừa đảo khách hàng và các nhà đầu tư trên nền tảng giao dịch tiền ảo này.
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
Cửa Lò sẵn sàng cho mùa du lịch biển
(Ngày Nay) - Trước thềm mùa du lịch biển, thị xã Cửa Lò (tỉnh Nghệ An) đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng chỉ trang đô thị, nâng cấp cơ sở hạ tầng.
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
Cần tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa thép nhập khẩu và thép trong nước
(Ngày Nay) - Nếu áp thuế chống bán phá giá đối với thép cán nóng (HRC) nhập khẩu sẽ khiến nguồn cung ngày càng khan hiếm và vô hình chung sẽ tạo ra thế độc quyền cho doanh nghiệp sản xuất trong nước. Khi đó, các doanh nghiệp trong ngành tôn mạ và ống thép sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng và trên hết là người tiêu dùng cũng sẽ phải sử dụng thép nội giá cao.