Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi ở 4 tỉnh miền Trung

(Ngày Nay) - Đây là thông tin do ông Hoàng Văn Thức - phó tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Bộ TN-MT cung cấp tại cuộc họp ngày 25/5. 
Formosa đã khắc phục 52/53 lỗi ở 4 tỉnh miền Trung

Cuộc họp đánh giá tình hình, kết quả triển khai chương trình phối hợp các tôn giáo tham gia bảo vệ môi trường và ứng phó biến đổi khí hậu năm 2016 và thông qua nội dung hoạt động năm 2017 do Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam tổ chức.

Tham dự cuộc họp có đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường và lãnh đạo 40 tổ chức tôn giáo thuộc 14 tôn giáo tại Việt Nam.

Fomosa đã khắc phục 52/53 lỗi

Theo ông Thức, tình hình khắc phục hậu quả do Formosa gây ra cho bốn tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế đã được triển khai rất gấp rút.

Sau một năm xảy ra sự cố, Fomosa đã nỗ lực khắc phục lỗi bằng việc cam kết bồi thường thiệt hại cho đồng bào các tỉnh miền trung chịu thiệt hại là 500 triệu USD. Đến tháng 8/2016, họ đã chuyển xong số tiền này cho Chính phủ Việt Nam.

“Bộ Tài nguyên - Môi trường được giao chủ trì và phối hợp nhiều bộ, ngành khác và các địa phương 4 tỉnh tổ chức giám sát, triển khai một loạt công việc nhằm kiểm soát các hoạt động xả thải của Fomosa.

Theo đó, chúng tôi đã yêu cầu Fomosa khắc phục ngay 53 lỗi đã gây ra. Đến nay đơn vị này đã khắc phục được 52 lỗi. Riêng việc chuyển đổi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô, Fomosa đã cam kết theo lộ trình 3 năm và được Chính phủ Việt Nam cho phép. Dự kiến công nghệ này sẽ hoàn thành vào tháng 6-2019 và sử dụng công nghệ dập cốc hiện đại nhất của Nhật Bản” - ông Thức nói.

Bên cạnh đó, Fomosa phải đầu tư xây mới, bổ sung thêm 7 hạng mục công trình bảo vệ môi trường. Hiện đơn vị này đã đầu tư thêm khoảng 346 triệu USD để khắc phục đầu tư cải tạo các hệ thống công trình bảo vệ môi trường dưới sự giám sát chặt chẽ của Bộ Tài nguyên - Môi trường.

Đặc biệt, trong 7 hạng mục này Fomosa đã lắp đặt 4 trạm quan trắc online tự động nước thải trước khi ra biển với 15 thông số. Bên cạnh đó, đơn vị này đã lắp đặt xong 15/23 ông khói.

Hiện các số liệu của 4 trạm quan trắc và 15 ống khói này đã được kết nối về cho Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Tĩnh và Tổng cục môi trường.

“Trước khi công nghệ dập cốc từ ướt sang khô hoàn thành, chúng tôi yêu cầu Fomosa phải sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn để hơi bốc lên cũng là hơi sạch không chứa vật chất gây ô nhiễm” - ông Thức cho biết.

Tăng cường giám sát

Hiện nay, Bộ Tài nguyên - Môi trường đã cùng UBND tỉnh Hà Tĩnh thành lập tổ giám sát lộ trình hoạt động của Fomosa và thường trực tại đây.

Tổ sẽ phối hợp các bộ ngành khác như Bộ Khoa học công nghệ, chuyên gia, các nhà khoa học hàng đầu của Việt Nam.

Ngoài quan trắc online 24/24 giờ, tổ giám sát sẽ lấy mẫu quan trắc nước thải 3 lần/ngày trước khi cho phép thải ra biển. Hiện nước thải của Fomosa đều đạt quy chuẩn mỗi trường với 17 thông số đưa ra.

Về mặt khí thải, theo ông Thức, ngoài quan trắc, hằng ngày một lần tổ giám sát cũng lấy mẫu phân tích ngay tại hiện trường.

“Còn với thông tin quá trình luyện gang của đơn vị này có thể thải ra khí dioxin, chúng tôi đã đo đạc, xác định ngưỡng nằm trong khả năng cho phép của quy chuẩn môi trường Việt Nam. Riêng về chất thải rắn nguy hại như bùn tại trạm khí thải sinh hóa đều đã được chuyển giao cho các cơ quan chức năng xử lý. Như vậy, cả nước thải, khí thải và chất thải rắn chúng ta đều đã kiểm soát tốt trước khi được thải ra môi trường” - ông Thức khẳng định.

Đã giải ngân 85% số tiền đền bù cho người dân

Sau sự cố, Fomosa đã cam kết bồi thường thiệt hại và chuyển cho Chính phủ Việt Nam 500 triệu USD.

Hiện Chính phủ Việt Nam đã phân bổ hỗ trợ cho người dân chịu thiệt hại ở bốn tỉnh miền Trung khoảng 5.280 tỷ đồng, đạt khoảng 85%.

Dự kiến đến 30/6/2017, sẽ giải ngân toàn bộ số tiền bồi thường thiệt hại của Fomosa để chuyển tới tận tay cho người dân. Đồng thời yêu cầu UBND bốn tỉnh này rà soát những ngườichưa được đền bù thỏa đáng để xem xét hỗ trợ thêm.

Theo Tuổi Trẻ

Ảnh minh họa
WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu mới giám sát virus corona
(Ngày Nay) -  Ngày 27/3, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã ra mắt mạng lưới toàn cầu mới về virus corona CoViNet để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm cũng như chính xác các virus SARS-CoV-2, MERS-CoV và các chủng virus corona mới đe dọa nghiêm trọng sức khỏe cộng đồng.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng
Việt Nam hoan nghênh Nghị quyết về việc ngừng bắn tại Dải Gaza
(Ngày Nay) - Ngày 27/3, trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc thông qua Nghị quyết 2728 về việc ngừng bắn tại Dải Gaza, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Phạm Thu Hằng khẳng định:
Ảnh minh họa
Giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông để lừa đảo
(Ngày Nay) -  Ngày 28/3, ông Bùi Thanh Toàn, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu cho biết, thời gian qua, Sở liên tục nhận được phản ánh có dấu hiệu lừa đảo khi một số đối tượng giả danh cán bộ, công chức Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bạc Liêu gọi điện cho cán bộ lãnh đạo của một số sở, ngành, địa phương và người dân.
UNESCO kêu gọi thúc đẩy giáo dục hòa nhập. Ảnh: UNESCO/Marie ETCHEGOYEN
Tôn vinh và ủng hộ sự hòa nhập trong giáo dục
(Ngày Nay) - Kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Salamanca hồi giữa tháng 3/2024, cộng đồng quốc tế đã cam kết tiếp tục nỗ lực hướng tới môi trường giáo dục hòa nhập và công bằng cho tất cả mọi người.