Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào

Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào

 
Anh: Di động và tai nghe được sử dụng triệt để

Các giám thị ở Anh đã phát hiện 42% trường hợp gian lận liên quan đến các tiện ích của công nghệ như điện thoại di động và tai nghe giấu kín kể từ năm 2012 đến 2016 (từ 148 trường hợp gian lận năm 2012 lên 210 trường hợp năm 2016). Thực tế, ngày càng có nhiều sinh viên đại học Anh đang gian lận trong các kỳ thi với sự trợ giúp của các thiết bị công nghệ như điện thoại di động, đồng hồ thông minh và tai nghe ẩn.

Năm ngoái, 1/4 số sinh viên bắt vì gian lận thi cử đã sử dụng thiết bị điện tử. Trong số những vụ vi phạm tồi tệ nhất ở Anh phải kể đến sinh viên Đại học Queen Mary London, nơi có 54 trường hợp gian lận – 2/3 trong số đó liên quan đến công nghệ. Tại Đại học Surrey, 19 sinh viên đã bị bắt vào năm 2016, 12 trong số họ có sử dụng thiết bị công nghệ. Đại học Newcastle, một trong số những trường có số vụ vi phạm lớn đã báo cáo 91 trường hợp gian lận  và 43% trong số đó có liên quan đến công nghệ.

Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 1

Cảnh trèo tường ném phao thi trong một kỳ thi ở Ấn Độ.

Ít nhất 17 sinh viên đã bị bắt gian lận trong các kỳ thì đã sử dụng đồng hồ thông minh và trường hợp học sinh sử dụng tai nghe ẩn hoặc máy ảnh thu nhỏ đã được báo cáo tại nhiều trường đại học. Một số trường đại học báo cáo là không có trường hợp gian lận nào trong 4 năm nhưng theo một chuyên gia, điều đó là “rất khó”.

Thomas Lancaster, phó giáo sư tại Đại học Staffordshire và một trong những chuyên gia hàng đầu của Anh về gian lận nói: “Những con số này chỉ cho thấy những gì được phát hiện và những sinh viên gian lận tinh vi sẽ không bị bắt, đặc biệt là có rất nhiều thiết bị mini hỗ trợ nên rất khó để phát hiện”.

Nhiều chuyên gia đồng tình, con số thực sự có thể cao hơn rất nhiều vì mức độ tinh vi cao trong các tiện ích mà học sinh sử dụng như máy ảnh mini, tai nghe nhỏ - có nghĩa là không phải tất cả các gian lận đều bị bắt.

"Rõ ràng công nghệ đeo ẩn chứa tiềm năng cho phép sinh viên không trung thực và lừa dối. Chúng tôi đang xem xét điều này và sẽ lưu ý với nhóm các chuyên gia đang giúp chỉ đạo công việc xử lý gian lận thi cử”.

          Cơ quan quản lý chất lượng giáo dục Anh

Irene Glendinning, quản lý sinh viên tại Đại học Coventry đồng ý rằng, một số thiết bị hiện đại được sử dụng để gian lận gần như không thể phát hiện. “Tôi đã biết một trường hợp một học sinh sử dụng một cái tai nghe ẩn và cách duy nhất mà chúng được tìm thấy là khi các học sinh khác báo cáo lại giáo viên. Học sinh có mái tóc dài, che khuất thì không có cách nào chúng ta có thể phát hiện được”, cô nói.

Nhiều trang web công khai giao bán các thiết bị giúp sinh viên học sinh có thể tận dụng để gian lận. Một người bán hàng ở eBay đã giao bán một tai nghe micro không dây và cho biết nó có thể được sử dụng cho các nhà điều tra tư nhân, cán bộ thực thi pháp luật và sinh viên. Nó có giá $ 13,99 (£ 11).

Một công ty khác, Monorean, quảng cáo tai nghe vô hình để gian lận trong các kỳ thi. Người đứng sau công ty bật mí: “Đối tượng bán hàng chính của chúng tôi  chủ yếu là sinh viên, nếu không muốn nói phần lớn là sinh viên. Hầu hết trong số họ đều phát ốm, mệt mỏi với hệ thống giáo dục, họ muốn qua các cấp học nhưng họ lại không thể nào “tiêu hóa” nổi các kỳ thi”. Ông cho biết những sinh viên ở Anh, Đức và Tây Ban Nha là một trong số những khách hàng tiềm năng của họ: “Chúng tôi bán được hơn 200 sản phẩm một năm cho Vương quốc Anh, một con số tương đối cao vì đây là sản phẩm tiện ích”.

Nhiều giám thị ở Anh đã được một số sinh viên và người điều tra về công nghệ “mách nước” về công nghệ. “Các thiết bị công nghệ cao đã cho phép nhiều cơ hội gian lận nhiều hơn và tinh vi hơn. Học sinh bây giờ lớn lên với công nghệ. Họ cảm thấy thoải mái sử dụng công nghệ, thoải mái gian lận một cách dễ dàng”.

Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 2

Quy tắc chống gian lận thay đổi từ trung học đến đại học. Một điểm chung ở hầu hết các trường ở Anh là điện thoại di động phải được tắt và đặt ngoài tầm với. Một số trường đại học cũng có các quy tắc cụ thể về đồng hồ thông minh. Ví dụ, trường Đại học Harper Adams ở Shropshire cho biết, trong kỳ thi, các nhà thám tử sẽ ra tay tìm kiếm chúng.

Tuy nhiên, một giáo sư ở Anh nghi ngờ rằng không phải 100% học sinh tuân thủ quy định: “Tại một trường đại học nơi tôi làm việc, học sinh không được phép mang điện thoại di động vào kỳ thi. Có những quy định nghiêm ngặt xung quanh việc này, nhưng theo định kỳ, học sinh có thể vào nhà vệ sinh và biến mất một thời gian vào một buồng kín. Khi họ trở lại chỗ ngồi của họ, họ như được thổi thêm sức mạnh và viết điên cuồng. Tôi luôn nghi ngờ rằng học sinh đang sử dụng nhà vệ sinh để tìm kiếm câu trả lời trên một thiết bị ẩn tinh vi nào đó, hoặc nhắn tin cho “người trợ giúp” ở bên ngoài”.

Một cuộc khảo sát tự do trong giới học sinh cho thấy, gian lận phổ biến hơn trong các môn toán và khoa học, chẳng hạn như Kinh tế học ở Anh.

Cơ quan đảm bảo chất lượng cho giáo dục đại học nước Anh cho biết: “Rõ ràng công nghệ đeo ẩn chứa tiềm năng cho phép sinh viên không trung thực và lừa dối. Chúng tôi đang xem xét điều này và sẽ lưu ý với nhóm các chuyên gia đang giúp chỉ đạo công việc xử lý gian lận thi cử. ”

Mặc dù hình thức xử lý gian lận ở Anh phải trả giá khá đắt: Trong một số trường hợp, sinh viên có thể bị đuổi học, rời khỏi đại học mà không có bằng cấp? nhưng tình trạng gian lận vẫn không có chiều hướng thuyên giảm.

Trung Quốc: Xử lý hình sự tội gian lận

Từ năm 2016, gian lận trong thi cử được coi là một hành vi phạm tội hình sự ở Trung Quốc và sinh viên có nguy cơ phải đối mặt với 7 năm tù giam. Một nhà giáo dục hàng đầu Trung Quốc nói với truyền thông địa phương: “Đây là cơ sở để Trung Quốc duy trì công bằng xã hội

Gian lận thi cử không 'chừa' quốc gia nào ảnh 3

Theo Tân Hoa Xã, công việc chống gian lận trong các kỳ thi vào đại học ở nước này rất khó khăn khi mỗi năm, đất nước này có khoảng 10 triệu học sinh trung học chuẩn bị tham gia kỳ thi được gọi là “Gaokao”.

Tại Ruijin, tỉnh Giang Tây của Trung Quốc, cơ quan này cho biết các biện pháp chống gian lận được sử dụng triệt để như: màn hình thử nghiệm, dụng cụ để quét giày của học sinh trước khi vào phòng thi, thiết bị chặn tín hiệu không dây cũng được đưa vào hoạt động… Các nhân viên cảnh sát cũng đang được triển khai tại các trung tâm thử nghiệm trên toàn quốc để tìm kiếm “hành vi nghi ngờ”.

“Bảo vệ sự công bằng trong kỳ thi Gaokao và giáo dục nói chung, là cơ sở để Trung Quốc duy trì công bằng xã hội”. Xiong Bingqi - Phó chủ tịch của Viện nghiên cứu giáo dục thế kỷ 21 tại Bắc Kinh 

Kỳ thi Gaokao rất được coi trọng ở Trung Quốc vì đây là một kỳ thi tiêu chuẩn để sàng lọc và chọn sinh viên cho các trường đại học trong nước. Vì thế, an ninh ở kỳ thi được thắt chặt một cách nghiêm khắc. 

Những năm gần đây, nhiều tổ chức trên thế giới đã kiểm soát chặt chẽ cuộc chiến chống gian lận thi cử, đặc biệt là trong kỷ nguyên internet và thời đại kỹ thuật số.

Tại Mỹ, khoảng 85 sinh viên được báo cáo phải đối mặt với án kỷ luật sau một vụ bê bối gian lận tại Đại học bang Ohio. Theo “The Columbus Dispatch”, một cuộc điều tra của các quan chức đại học đã phát hiện ra các sinh viên thú y đã tìm  cách để chia sẻ câu trả lời về các bài kiểm tra tại nhà.

Trước đó, một nhóm sinh viên y khoa tương lai đã làm “chấn động” tin tức quốc tế sau khi một trường đại học Thái bị buộc phải hủy bỏ một loạt các kỳ thi tuyển sinh khi họ bị gian lận bằng cách sử dụng các tiện ích công nghệ cao. với máy ảnh và đồng hồ thông minh.

Nhiều trường đại học xác nhận rằng sinh viên gian lận được đưa vào danh sách đen, và họ bị đối mặt với một cuộc điều tra của cảnh sát.

Gần hơn, ở Anh, các trường đại học của Anh bùng lên “dịch đạo văn” sau khi một tờ báo của tờ The Times điều tra cho thấy gần 50.000 sinh viên bị bắt gian lận trong ba năm qua. Đại học Kent đứng đầu với số lượng trường hợp hành vi sai trái lớn nhất (1.947). Một phát ngôn viên của trường đại học cho biết họ đã có “hệ thống mạnh mẽ” tại chỗ để phát hiện bất cứ ai có thể đang cố gắng gian lận  và họ “sẽ không tha thứ cho  bất cứ hành vi sai trái nào trong học tập”.

Tại Mỹ, khoảng 85 sinh viên được báo cáo phải đối mặt với án kỷ luật sau một vụ bê bối gian lận tại Đại học bang Ohio. Theo “The Columbus Dispatch”, một cuộc điều tra của các quan chức đại học đã phát hiện ra các sinh viên thú y đã tìm  cách để chia sẻ câu trả lời về các bài kiểm tra tại nhà.

TIN LIÊN QUAN
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.