Giật mình khi cha mẹ dùng tiền dạy nhân cách cho con

Nhiều bậc phụ huynh hiện nay có hướng mang tiền ra để dạy con dạy nhân cách cho con cái. Thậm chí, họ còn đưa ra "hợp đồng làm ăn" với con mình để chúng ăn cơm đúng giờ, học bài, làm việc nhà...
Giật mình khi cha mẹ dùng tiền dạy nhân cách cho con

Lối sống thực dụng này đã tạo cho đứa trẻ suy nghĩ mọi thứ đều mua được bằng tiền và quên đi giá trị của cuộc sống.

Dạy con bằng “hợp đồng” mua - bán

Muốn con ăn ngoan, học tốt, không chơi game, làm việc nhà..., nhiều cha mẹ phải đánh đổi với con cái của chính mình. Họ nghĩ rằng, dùng tiền sẽ giải quyết được mọi việc, cho con có thêm động lực, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Có rất nhiều gia đình khá giả hiện nay tặng thưởng tiền cho con cái vì thành tích học tập. Lại có những ông bố, bà mẹ quá mệt mỏi vì nhắc nhở, tranh cãi nên chọn cách trả tiền cho con khi chúng dọn dẹp phòng ngủ, không cãi cọ với chị em, không chat chít với bạn bè...

Nhưng, họ đâu biết rằng, cách dạy dỗ như vậy chẳng khác nào hại con mình. Điều mà những đứa trẻ nhận được chỉ là sự ích kỷ, không có trách nhiệm với bản thân và những người xung quanh.

Giật mình khi cha mẹ dùng tiền dạy nhân cách cho con

Cha mẹ phải trả tiền để con đi học (ảnh minh họa).

Cách đây không lâu, trên facebook, chị Minh Hiền, Giám đốc marketing của một công ty truyền thông (có trụ sở tại quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã chia sẻ về việc con trai chị mới 14 tuổi tích cóp được món tiền kha khá nhờ làm việc nhà. "Vợ chồng tôi cứ nghĩ việc cho con tiền khi nó làm việc nhà là tốt, là dạy con biết lao động và trân trọng đồng tiền. Tuy nhiên, lâu dần, tôi thấy như "mắc nợ" mỗi khi bảo con làm một việc gì đó.

Một lần, thằng bé hùng hồn tuyên bố rằng: “Mẹ đi làm có tiền lương, con đi học cũng phải có tiền lương. Vì con học cũng là lao động, là cho bố mẹ”. Sau đó, bất kỳ việc gì bố mẹ nhờ, con tôi cũng đòi... thù lao. Tôi không đưa tiền là thằng bé không làm, thậm chí còn không đi học, không ăn, không nói chuyện. Nó cũng không sở như thế nào để kiếm tiền", chị Hiền rầu rĩ tâm sự.

Không chỉ có vậy, con chị Hiền còn nghiện facebook mà không chịu học hành. Và để lôi con ra khỏi các cuộc chat chít với bạn bè, chị cũng dùng tiền. Chị còn tự mình làm một bản "hợp đồng miệng" với con và đưa ra mức giá cho mỗi công việc khi thằng bé đụng tay vào làm. Chị coi việc cho con tiền để giúp cậu bé tiết kiệm tiền. Nhưng đến khi kiểm tra lại thì chị thực sự thấy sốc. Chị Hiền nói: "Tất cả số tiền thù lao nhận từ tôi, nó đều nướng vào việc chơi game, mua đồ chơi trong thế giới ảo. Khi tiêu hết số tiền tích cóp, thằng bé đã ăn cắp tiền của bố mẹ để chơi game".

Cũng giống như chị Hiền, chị Thanh Huyền (tại quận 10, TP. HCM) không giấu được ân hận khi nói đến trường hợp con của mình. Gia đình chị cũng không khá giả gì, nhưng cứ mỗi khi con được điểm cao, chị lại thưởng cho con tiền. Thậm chí, khi cháu không chịu đi học, chị đã phải đi vay tiền mua xe đạp điện để làm động lực cho con. Cứ nghĩ, chu cấp cho con mọi thứ là con học tập tốt nhưng dường như phản tác dụng.

“Tôi thật sự hốt hoảng khi cô giáo chủ nhiệm thông báo con gái mượn tiền của bạn học để mua điện thoại. Thậm chí, con bé còn trộm tiền của tôi để mua bài giải của bạn bè khi có bài tập về nhà. Mỗi khi được 10 điểm, tôi thưởng tiền, cháu thường chia cho bạn đã cho mình chép bài. Thậm chí có hôm, nó còn lập ra bài kiểm tra giả được 10 điểm để về vòi tôi thưởng tiền. Không dừng lại ở đó, nó còn lấy tiền đi nhuộm tóc, làm móng chân móng tay. Khi tôi biết chuyện, về mắng mỏ thì con bé nói rằng: “Ai bảo mẹ cho con tiền?””, chị Huyền kể.

Tiền làm hỏng con?

Việc những đứa trẻ kiếm được tiền quá dễ dàng từ cha mẹ khiến chúng nảy sinh suy nghĩ có tiền thì ăn, học, làm việc nhà, không có tiền thì thôi hết. Và, với điều kiện để ép bố mẹ thưởng tiền. Hiện nay trên mạng, có những đứa trẻ thành lập hội nhóm khoe với nhau đã kiếm được tiền từ cha mẹ mình như thế nào. Thậm chí, chúng còn bày cách cho nhau để có tiền tiêu xài.

Một bạn trẻ có nick facebook AnDaMan (15 tuổi) cho biết: "Bất cứ việc gì, dù to hay nhỏ phải có tiền mình mới làm. Mà bố mẹ đã nói trả công thì phải hậu hĩnh. Có hôm việc nhà đã làm xong xuôi, nhưng tiền đi chơi cùng bạn bè chưa đủ, mình lại bày đồ đạc ra cho bừa bãi rồi chụp ảnh gửi cho mẹ. Một phút sau là nhận được tin nhắn "con thu dọn đồ đạc giúp mẹ, 100k nhé". Nhiều bạn bè của mình, mỗi lần muốn mua đồ mới, dọa nghỉ học, bố mẹ sợ và phải đáp ứng ngay lập tức. Việc "làm ăn" với bố mẹ quá dễ dàng".

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia tư vấn Thanh Thảo (Trung tâm Tư vấn Linh Tâm) cho rằng: "Việc “mua – bán” với trẻ là một sai lầm lớn của rất nhiều bậc phụ huynh hiện nay. Như vậy là cha mẹ đã hình thành cho trẻ cách sống thực dụng ngay từ nhỏ, sai mục đích học tập, lối sống, nhân cách và đi lệch hướng. Chính vì thế mà người xưa thường có câu "con hư tại mẹ, cháu hư tại bà". Nuông chiều con cái quá mức, muốn gì được nấy khiến chúng không hiểu lòng bao dung, thương yêu và chia sẻ với nỗi đau của người khác mà lúc nào cũng chỉ chăm chăm nghĩ đến tiền".

Cũng theo vị chuyên gia này, từ trước đến nay, nhiều người Việt chỉ quan tâm đến việc dạy con cái về "giá cả" mà bỏ qua "giá trị" của những công việc xung quanh mình. Có thể, điều này khiến cho con cái họ nảy sinh tính ích kỷ, thờ ơ trước những việc người khác đang làm. Vì thế, đừng để đồng tiền chiếm lĩnh mọi giá trị. Cái giá phải trả khi bạn "mua - đổi" với con còn đắt gấp vạn lần. Một ngày nào đó, các bậc phụ huynh không còn khả năng để chi trả cho con cái thì chúng sẽ dựa vào đâu để kiếm tiền? Hãy giúp con bạn biết trân trọng những công việc mình làm và thấy nó có giá trị.

Phản giáo dục!

Theo nhiều chuyên gia xã hội học, tình trạng bố mẹ dùng tiền để giáo dục con cái khá phổ biến trong xã hội hiện đại, nhất là những gia đình có điều kiện. Họ dạy trẻ như vậy là phản giáo dục. Do đó, từ nhà quản lý xã hội cho đến nhà trường và gia đình đều phải "gia cố" tâm lý, nhân cách cho trẻ ngay từ nhỏ.

"Tre non thì dễ uốn", hãy tập cho trẻ bị thất bại, làm quen với lời từ chối, được va vấp trong đời, tập tự đứng lên trên chính sức của mình từ lúc nhỏ thì sau này con cái chúng ta sẽ là một cây to vững vàng trước những cơn gió ngược của cuộc đời. Bởi bản lĩnh của con người sẽ trưởng thành trong bão táp.

Theo Người Đưa Tin

Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
Dùng AI để dự đoán chính xác hơn nguồn gốc các khối u
(Ngày Nay) - Một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc đã thiết kế một công cụ sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) dự đoán nguồn gốc của các khối u khó xác định với độ chính xác ngang bằng hoặc thậm chí vượt qua khả năng phán đoán của các nhà bệnh lý học.
Lên Tinder để tìm việc
Lên Tinder để tìm việc
(Ngày Nay) - Đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp cao và sự cạnh tranh khốc liệt, một bộ phận giới trẻ tại Trung Quốc đang sử dụng Tinder và các ứng dụng hẹn hò khác như một công cụ tìm kiếm cơ hội việc làm.
Những điều cần biết về Met Gala 2024
Những điều cần biết về Met Gala 2024
(Ngày Nay) - Trong vòng ba tuần nữa, các nhà thiết kế cùng những "nàng thơ" thời trang, giới mộ điệu và người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới sẽ quy tụ tại Bảo tàng Nghệ thuật Metropolitan ở Thành phố New York cho đêm hội thời trang có quy mô lớn bậc nhất: Met Gala.
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.