'Học sinh Việt Nam đang phải đứng ở ngã 10 đường'

“Học sinh bây giờ đang phải đứng ở ngã 10 đường, và chẳng biết nên đi vào đường nào cho đúng nhất, bởi vậy vấn đề hướng nghiệp cho học sinh là điều hết sức cần thiết”.
'Học sinh Việt Nam đang phải đứng ở ngã 10 đường'

Đó là những tâm sự, lo lắng của PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Phó chủ tịch Hiệp hội các trường ĐH-CĐ ngoài công lập Việt Nam, trong cuộc phỏng vấn với Ngày Nay Online.

Chất lượng đào tạo còn nhiều thiếu sót

- Trong diễn từ nhận giải thưởng “Vì sự nghiệp Văn hoá và Giáo dục” năm 2016 của Quỹ Văn hóa Phan Châu Trinh, Giáo sư Pierre Darriulat đã dành một phần lớn để nói về những vấn đề của giáo dục ĐH Việt Nam hiện nay. Trong đó, Giáo sư có nhận xét rằng: “ĐH của chúng ta được mô hình hoá như những ĐH ở các nước phát triển cách đây 50 năm. Tuy nhiên, 50 năm đã qua và chúng ta là một đất nước vẫn đang đấu tranh để phát triển sau nhiều thập kỷ chiến tranh và đói kém với những vết thương vẫn chưa lành”. Ông có đồng ý với nhận xét này?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Lâu nay ĐH Việt Nam chưa có sự đổi mới nào đáng kể, vẫn làm theo những mô hình cũ, cho nên nhận xét của GS Pierre Darriulat là rất đúng. Điều quan trọng bây giờ là giáo dục của Việt Nam cần nhanh chóng tiếp cận với giáo dục của các quốc tế.

Các trường ở Việt Nam, lâu nay vẫn đang phải chịu sự quản lý của các Bộ chủ quản hết sức chặt chẽ, làm gì cũng phải xin, phải thưa, bẩm, nên khó phát triển được. Cần phải giao quyền tự chủ cho các trường, tạo điều kiện để các trường có thể thoát khỏi cái “vòng kim cô” đó thì mới phát triển.

'Học sinh Việt Nam đang phải đứng ở ngã 10 đường' ảnh 1

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT.

- Có nhiều ý kiến cho rằng, chất lượng giảng dạy ở nước ta chưa cao, chủ yếu vẫn là lý thuyết mà rất ít thực hành dẫn đến hiện trạng sinh viên ra trường bị yếu kém về tay nghề. Ông có suy nghĩ gì về điều này?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Trong hệ thống các trường Việt Nam hiện nay, việc nhà nước bao cấp là quá lớn. Trong số 450 trường ĐH, CĐ thì chỉ có 90 trường ĐH CĐ ngoài công lập, bởi vậy số tiền của nhà nước không thể đủ để trang bị các phòng học, trang thiết bị hiện đại để phục vụ cho sinh viên học tập. Học sinh vẫn chủ yếu là học về phần lý thuyết, còn rất ít được thực hành, học mà thực hành ít thì không thể nào đảm bảo chất lượng được.

Chính vì vậy, nhà nước đã có nghị quyết 77 đề nghị các trường phải thực hiện quyền tự chủ. Ngân sách nhà nước chỉ đảm bảo cho một số trường, còn căn bản là đối với đào tạo cần phải tự chủ trong lĩnh vực tài chính, cán bộ, khoa học… Đây sẽ là một lối thoát cho các trường hiện nay.

Khi các trường tự chủ, thì sẽ có thể liên kết với các xí nghiệp để học hỏi, thực hành, thậm chí trong trường cũng có thể mở các xí nghiệp để thực hành ngay. Như vậy chất lượng giáo dục sẽ được nâng cao rõ rệt.

- Cũng có thời lượng đào tạo là như nhau, nhưng so với nhiều nước thì trình độ của cử nhân Việt Nam có sự chênh lệch rất lớn. Vậy theo ông nguyên nhân là gì?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Cách đào tạo của Việt Nam trong thời gian qua là sinh viên đã quen với việc thầy giảng và trò ghi, điều này hạn chế về sự hiểu biết cho sinh viên. Còn ở các nước ngoài, họ thường đi theo hướng chỉ đặt vấn đề và sinh viên sẽ tự đi tìm hiểu, nghiên cứu tại thư viện, trong sách báo, hay mạng xã hội để tự giải quyết vấn đề, sau đó sẽ trở về báo cáo và thảo luận.

Ví dụ như ở Việt Nam, sinh viên ngày học trên lớp 3, 4 tiếng, nhưng ở Singapore có nhiều buổi học sinh viên chỉ đến lớp nghe vấn đề, sau đó họ tản ra tự tìm thông tin cho mình, đến chiều họ sẽ quay lại báo cáo về những vấn đề đó. Nhờ vậy mà sinh viên có điều kiện đi sâu vào tìm hiểu kiến thức hơn.

- Tháng 1/ 2016, Bộ GD&ĐT đã có tờ trình đề nghị rút ngắn thời gian đào tạo ĐH từ 3 - 4 năm. Liệu việc rút ngắn thời gian như vậy có ảnh hưởng đến lượng kiến thức về chuyên ngành cần đào tạo hay không?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Hiện nay trên thế giới, các ngành học bậc đại học có ngành được đào tạo 4 năm nhưng có những ngành thời gian đào tạo là 3 năm. Ở Việt Nam, cần phải xem xét chương trình tổng thể, nhiều môn học chưa thực sự cần thiết, như hiện nay việc dạy khối kiến thức chung trong các trường là quá nhiều dẫn đến việc ảnh hưởng đến thời gian đào tạo những kiến thức chuyên sâu. Bởi vậy cần xem xét khối kiến thức chung nếu không cần thiết thì có thể lược bỏ bớt cho phù hợp, tạo điều kiện để sinh viên có thể chuyên tâm vào học kiến thức chuyên ngành.

Công tác hướng nghiệp cho học sinh là vô cùng cần thiết

- Hiện nay chúng ta đang đào tạo quá nhiều sinh viên như tiếp thị, ngân hàng và quản lý, trong khi đó nguồn cung cấp lao động cho những ngành nghề thích hợp với xã hội lại bị thiếu hụt. Vậy theo ông, việc thực hiện chính sách hướng nghiệp cho học sinh là có cần thiết hay không?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Đối với vấn đề hướng nghiệp thì cần phải thực hiện nay từ trong quá trình học phổ thông. Việc này trước đây ở nước ta có thực hiện, nhưng trong những năm gần đây gần như ngành giáo dục đã lơ là với việc này. Điều này thể hiện trong những chính sách tuyển sinh vừa qua. Học sinh hiện nay đang phải đứng "ở ngã 10 đường", và chẳng biết nên đi vào đường nào cho đúng nhất. Bởi vậy vấn đề hướng nghiệp cho học sinh là điều hết sức cần thiết.

Đối với mỗi một con người, ngay từ khi còn nhỏ đã có những thích thú riêng về một nghề nghiệp. Thể hiện bằng việc học sinh mầm non, học sinh tiểu học hay chơi các trò chơi liên quan đến ngành nghề mà chúng yêu thích, như bác sĩ, giáo viên, công nhân, bộ đội, phi công…. Từ năng khiếu đó của các em, cần phải được phát hiện và tạo điều kiện cho sự hứng thú về nghề nghiệp có cơ hội được phát triển đúng hướng.

'Học sinh Việt Nam đang phải đứng ở ngã 10 đường' ảnh 2

Vấn đề hướng nghiệp cho học sinh là điều hết sức cần thiết.

Về công tác hướng nghiệp cho học sinh thì các trường phổ thông mang nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Phải tạo điều kiện cho học sinh được tiếp cận với các ngành nghề, cho các em “lăn xả” vào thực tế, vào chính những ngành nghề mà mình yêu thích. Như đưa học sinh đến tìm hiểu về môi trường làm việc của ngành y tế, các nhà máy xí nghiệp, hay doanh trại bộ đội… Như vậy tự khắc học sinh sẽ có một định hướng, một niềm đam mê và mơ ước lớn hơn với nghề nghiệp mà mình muốn lựa chọn. Sau đó mới định hướng cho học sinh những nhóm trường đào tạo các ngành nghề phù hợp, như nhóm trường về sư phạm, nhóm trường đào tạo ra bác sĩ, kỹ sư cơ khí, quân đội, …

Khi vào cấp III, học sinh cần phải phân hóa một cách mạnh mẽ, để các em có thể xác định chắc chắn được hướng mình cần đi theo như nghiên cứu, thực hành hay ứng dụng.

Tuyển dụng: Cần phải có những chế tài minh bạch, rõ ràng

- Nhiều trường đại học hiện nay tuyển sinh ồ ạt, thậm chí nhiều trường tuyển sinh mang tính chất thương mại, tuyển sinh là để thu tiền. Vậy làm thế nào để có thể siết chặt việc kiểm định chất lượng đào tạo?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Trước hết chất lượng đào tạo cần phải được làm tốt ở giáo dục phổ thông, các kỳ thi phải được diễn ra chất lượng, học sinh phải học một cách toàn diện, có những kiến thức đầy đủ, các môn thi cần phải có cả tự nhiên và xã hội. Từ đó các trường ĐH sẽ chọn lựa được những sinh viên có nền tảng tốt.

- Cơ chế tuyển chọn, thi cử diễn ra không minh bạch, như hiện tượng con ông cháu cha, chạy điểm, mua điểm, mua bằng… bất chấp chất lượng về quá trình đào tạo. Phải có những cơ chế tuyển chọn như thế nào để có thể đánh giá một cách thực chất và đúng đắn, thưa ông?

PGS.TS Trần Xuân Nhĩ: Cơ chế tuyển chọn, đánh giá cần phải được diễn ra minh bạch, nhà nước phải có những chế tài rõ ràng, có những biện pháp xử phạt mạnh với những cá nhân hay tập thể vi phạm trong cơ chế tuyển chọn, đánh giá. Những hiện tượng tiêu cực như con ông cháu cha, hiện tượng mua điểm, mua bằng…diễn ra trong xã hội một cách khá phức tạp, tuy nhiên nếu có được những chế tài minh bạch, rõ ràng thì chắc chắn hiện tượng này sẽ được đẩy lùi. Tuy nhiên ta không thể sốt ruột mà cần phải làm một cách từ từ và chắc chắn.

Xin cảm ơn ông về buổi phỏng vấn! Chúc ông thật nhiều sức khỏe!

Quỳnh Mai

Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Thúc đẩy phổ cập công nghệ blockchain và AI
Ngày 24/4, tại Diễn đàn thường niên về Công nghệ chuỗi khối (Blockchain) và trí tuệ nhân tạo (AI): Cuộc cách mạng tương lai, Hiệp hội Blockchain Việt Nam đã ra mắt Viện Công nghệ Blockchain và Trí tuệ nhân tạo (ABAII).
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
WHO: Các loại vaccine cứu 154 triệu mạng người trong 50 năm
Các nỗ lực tiêm chủng trên toàn cầu đã giúp cứu được 154 triệu mạng sống trong 50 năm qua. Đáng chú ý, phần lớn những người được hưởng lợi là trẻ sơ sinh. Đây là kết quả mới được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố ngày 24/4, phản ánh hiệu quả của các chiến dịch tiêm chủng trên toàn cầu trong nhiều thập niên qua.
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Du lịch Thái Lan bội thu từ lễ hội Songkran
Bộ Du lịch và Thể thao Thái Lan cho biết việc kéo dài lễ hội Songkran trong vòng 3 tuần đã giúp tạo ra khoản doanh thu lên tới 140 tỷ baht (3,7 tỷ USD) cho ngành du lịch nước này, thu hút 1,9 triệu khách du lịch nước ngoài đến thăm trong thời gian diễn ra lễ hội.
Hang Táu (Mộc Châu) đem đến hình ảnh một ngôi làng nguyên thủy.
Công nhận Mộc Châu là Khu du lịch quốc gia
(Ngày Nay) - Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL) đã ký Quyết định số 1077/QĐ-BVHTTDL về việc công nhận Khu du lịch Mộc Châu, tỉnh Sơn La là Khu du lịch quốc gia.
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu. Ảnh: UNESCO/S. Ussavasodhi
Bangkok gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu
(Ngày Nay) - Thành phố Bangkok, Thái Lan đã chính thức gia nhập mạng lưới Thành phố học tập toàn cầu (GNLC) của UNESCO vào đầu năm 2024, đánh dấu cột mốc quan trọng trong nỗ lực biến Thủ đô của Thái Lan thành trung tâm giáo dục hàng đầu khu vực và thế giới.
Cuộc thảo luận diễn ra trong bối cảnh có những thay đổi xã hội sâu sắc. Ảnh: Shutterstock
Ứng phó với những thách thức toàn cầu thông qua sáng kiến hợp tác
(Ngày Nay) - Trong bối cảnh những thay đổi xã hội sâu sắc ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, hội thảo “Định hình Chương trình Nghiên cứu Khoa học Xã hội và Nhân văn ở châu Á” sẽ tập trung vào việc xác định các ưu tiên nghiên cứu và các sáng kiến hợp tác để giải quyết các thách thức toàn cầu và khu vực.
Sự kiện "Phổ cập Giáo dục Truyền thông và Thông tin tại Ecuador" đã diễn ra tại thủ đô Quito (Ecuador). Ảnh: UNESCO
Ecuador đẩy mạnh giáo dục truyền thông và thông tin
(Ngày Nay) - Sự kiện nhấn mạnh tầm quan trọng của “Phổ cập giáo dục truyền thông và thông tin tại Ecuador” (MIL) trong việc phát triển công dân kỹ thuật số có trách nhiệm, loại bỏ thứ ngôn từ thù hận và thông tin sai lệch.