Khẩn cấp khai quật tàu chở cổ vật đắm ở vùng biển Quảng Ngãi

(Ngày Nay) -  Trong lúc nạo vét luồng lạch cảng Hào Hưng, đơn vị thi công phát hiện nhiều cổ vật gốm sứ và mảnh ván tàu cổ. Nhận tin báo, Quảng Ngãi yêu cầu cơ quan chức năng khai quật khẩn cấp.
 
 
Cổ vật gốm sứ cổ phát hiện ở khu vực nạo vét, thông luồng cảng biển Hào Hưng. Ảnh: Minh Hoàng.
Cổ vật gốm sứ cổ phát hiện ở khu vực nạo vét, thông luồng cảng biển Hào Hưng. Ảnh: Minh Hoàng.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trần Ngọc Căng vừa ký gửi văn bản hỏa tốc chỉ đạo Sở Văn hóa, Thể thao & Du lịch chủ trì phối hợp các cơ quan chức năng khẩn cấp khai quật tàu cổ bị đắm ở vùng biển Dung Quất.

Vị trí tàu cổ đắm ở khu vực cảng Hào Hưng thuộc địa phận thôn Tuyết Diêm 3, xã Bình Thuận (huyện Bình Sơn), Khu kinh tế Dung Quất.

Cuối tháng 7, khi thi công nạo vét, thông luồng cảng biển và luồng quay tàu ở cảng Hào Hưng, đơn vị thi công phát hiện nhiều cổ vật gốm sứ dưới biển.

Các chuyên gia nhận định số hiện vật gốm sứ này thuộc thời nhà Minh, niên đại thế kỷ XVI, chìm dưới biển sâu 9 m. Nhiều khả năng tàu chở cổ vật gốm sứ đi qua vùng biển Quảng Ngãi thì gặp nạn, đắm nơi đây.

Lãnh đạo Bảo tàng tổng hợp Quảng Ngãi cho hay sau khi phát hiện tàu cổ chở gốm sứ và thu được mảnh ván gỗ tàu cổ, đơn vị đã gửi văn bản báo cáo cơ quan chức năng. Ngay sau đó, UBND tỉnh chỉ đạo lực lượng biên phòng, công an khoanh vùng bảo vệ hiện trường trước khi khai quật.

Tiến sĩ Ðoàn Ngọc Khôi, Phó giám đốc Bảo tàng Tổng hợp Quảng Ngãi, nhận định nhiều thế kỷ trước, các đoàn tàu của thương gia phương Bắc trên đường hành trình về phương Nam, mỗi khi họ gặp gió bão thường ghé vào vùng biển Quảng Ngãi neo đậu, trao đổi mua bán, tiếp tế lương thực, nước ngọt…

Vùng biển Bình Sơn không chỉ có Bình Thuận phát hiện tàu đắm, Bình Châu từ lâu cũng nổi danh là "nghĩa địa tàu cổ đắm". Giới khảo cổ cho hay các tàu nằm lại nơi đây đều bị cháy trước khi chìm. Có thể do thủy thủ sơ ý gây hỏa hoạn hoặc do cướp biển tấn công.

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Chuyên gia khảo cổ học dưới nước, cho biết, vùng biển Bình Châu tích hợp nhiều giá trị di sản. "Khu vực này không chỉ có di sản biển phong phú được ví là 'nghĩa địa tàu cổ đắm', với nhiều niên đại khác nhau, mà còn có di sản địa chất về trầm tích núi lửa ở vùng biển gần bờ độc đáo, hiếm hoi của thế giới", ông Lâm nói.

Theo Zing
Đại tá Nguyễn Hữu Tài và Đại tá, PGS, TS Nguyễn Mạnh Hà tham gia buổi giao lưu, tọa đàm.
70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên
(Ngày Nay) - Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), ngày 16/4, tại Hà Nội, Thư viện Quân đội (Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam) tổ chức giao lưu, tọa đàm với chủ đề “70 năm - Vang mãi bản hùng ca Điện Biên”.
Ảnh minh hoạ.
Xác thực trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu giữa Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm và dân cư
(Ngày Nay) - Thông tin về triển khai Đề án 06 (Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh BHXH Việt Nam cho biết, thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu, đến nay, trên 96,4 triệu thông tin nhân khẩu có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm đã được xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, trong đó có khoảng 87,7 triệu người đang tham gia, thụ hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.
Ảnh minh hoạ.
Thêm một cây xanh – thêm một hành động bảo vệ môi trường
(Ngày Nay) - Triển khai Đề án “Trồng một tỷ cây xanh giai đoạn 2021-2025” của Thủ tướng Chính phủ, năm 2024 Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp tục giao cho các đơn vị chức năng phối hợp tổ chức trồng cây phục hồi hệ sinh thái rừng, rừng đầu nguồn, khu bảo tồn, rừng cây chắn sóng… với số lượng cây dự kiến trên 250.000 cây.