Không chịu được khổ đừng học múa

[Ngày Nay] - Diễn viên múa không khác gì thợ lò, thợ mỏ, thợ xây hay công nhân, vô vàn khó khăn, vất vả và nhiều đau đớn. Người ngoài thường nghĩ làm nghệ thuật dễ kiếm tiền dưới sánh đèn sân khấu, nhưng họ quá nhầm...
Không chịu được khổ đừng học múa

Đó là những suy nghĩ của Bùi Việt An - nữ diễn viên múa đang công tác tại Đoàn Múa Nhà hát nhạc vũ kịch Việt Nam. Với chị, đời múa có đủ mọi cung bậc thăng trầm, buồn vui, diễn viên múa như hoa nở chóng tàn, học thì khổ luyện đằng đẵng mà được biểu diễn và cống hiến chẳng được lâu.

Muốn lên sàn diễn phải bước qua cái cân

Bùi Việt An vẫn nhớ như in ngày chị chập chững làm quen với múa. Năm đó 12 tuổi, cái tuổi còn mải  ăn mải chơi, chưa biết xác định hướng đi tương lai như thế nào.

“Hồi nhỏ nhà tôi ngay gần cung văn hoá thiếu nhi, một phần nữa do nơi tôi sinh ra, văn hoá văn nghệ là món ăn tinh thần của mọi người, tôi sớm bị nghệ thuật cuốn hút, rồi chẳng biết từ lúc nào, đam mê với nghệ thuật múa từ đó. Ngày bé, tôi tham gia các hoạt động tại cung thiếu nhi rất nhiều, lại tỏ ra có năng khiếu nên mẹ hướng tôi đi theo nghệ thuật. Hồi ấy, tình cờ thấy tivi thông báo trường nghệ thuật Quân đội đang tuyển sinh, mẹ tôi chỉ nghĩ đơn giản, cho tôi học trong môi trường quân đội để được rèn giũa kỉ luật quân đội, uốn nắn tính cách về sau, chứ không nghĩ con gái mình sẽ đi theo nghệ thuật. Đến tôi cũng chẳng bao giờ nghĩ sau khi ra trường, mình sẽ theo đuổi nghệ thuật, vì mọi người nói theo nghệ thuật rất vất vả…” – An kể.

Không chịu được khổ đừng học múa ảnh 1

Ấy vậy mà, đam mê múa cứ dần ngấm vào chị, từ những buổi học gian nan, vất vả và nhiều mồ hôi, nước mắt trong trường học.

Chị kể, ngày vào trường học, vóc dáng mỗi người khác nhau, người thì xương cứng, người thì thon thả, mềm dẻo… Hàng trăm người không ai giống ai nhưng đều bị ép vào khuôn khổ khắc nghiệt. Sau mỗi giờ bị thầy cô “tra tấn” hầu hết đều đau đớn đến chảy nước mắt, thậm chí tối về không ngủ được. Nhưng vài tháng, ai cũng quen dần. Khó hơn cả là chuyện giữ dáng.

“Múa là bộ môn dùng hình thể khá nhiều nên các thầy cô phải rèn cho học sinh từ thế đứng đến dáng đi phải chuẩn. 12 tuổi, tôi làm quen với múa, cái tuổi đang phát triển, đang ham ăn ham chơi mà phải ăn uống khắt khe để giữ dáng. Ai cũng phải vượt qua thử thách… cái cân. Chẳng may béo một chút, lên cân một tí là chúng tôi bị mắng ngay, hoặc bị phạt. Đứa nào đứa nấy đều dặn lòng phải tích cực giảm cân. Chỉ khổ cơ địa bạn gái nào dễ béo, dễ mập thấy thương lắm, đau nhất lúc học là khi thầy cô bắt ép dẻo vào tường, bị bẻ chân, bẻ lưng, nhiều khi vừa học vừa nước mắt lưng tròng” – Bùi Việt An chia sẻ.

Chị nói thêm, với bộ môn múa, yếu tố hình thể đóng vai trò quan trọng nhất. Để trở thành diễn viên tỏa sáng trên sân khấu thì ngoài năng khiếu, nếu không có hình thể cân đối, đẹp hài hòa thì không thể lột tả, truyền tải hết tác phẩm tới khán giả. Chính vì thế, việc giữ cân và ép cân là điều sống còn, lúc nào cũng phải ý thức ăn uống, giữ cân trong tầm kiểm soát. “Chỉ có niềm đam mê và say múa mới có thể làm được điều đó. Phía sau những màn múa đẹp, sau ánh đèn rực rỡ của sân khấu là những giọt mồ hôi...”.

Ngày đó, cô học trò Việt An phải học múa cả tuần, tối đến lại “chạy xô” đi học văn hoá bổ sung kiến thức cơ bản. Chị kể, suốt 5 năm năm học múa, hầu như chị chẳng biết gì ngoài những bài học và ngôi trường của mình. Ngày nào cũng quẩn quanh với bài học ép dẻo, rèn sức bền… “Hồi đó khi nhìn các anh chị lớp trên dáng đẹp múa đẹp, tôi càng có động lực cố gắng múa thật giỏi như các anh chị ấy”.

Thăng hoa với nghề

Sau 5 năm học tại ngôi trường nghệ thuật Quân đội, Bùi Việt An may mắn được công tác tại nhà hát Nhạc Vũ Kịch Việt Nam hơn chục năm. Những ngày này, chị đang bận rộn hoàn thiện nốt 4 năm Đại học Huấn luyện Múa tại ngôi trường chị từng học. Chừng ấy năm, đủ để cho chị nếm trải những thăng trầm của đời múa, muốn theo nghề phải nỗ lực không biết mệt mỏi.

Không chịu được khổ đừng học múa ảnh 2

Với chị An, khổ luyện cực nhọc là một hành trình mệt mỏi và vất vả, nhưng cũng đầy hạnh phúc. Diễn viên múa đồng ý đánh đổi một chuỗi những bền bỉ luyện tập khắc nghiệt và đau đớn để được thăng hoa với những phút giây trên sân khấu. Những giây phút biểu diễn trước công chúng là những giây phút hạnh phúc của người diễn viên múa khi được đặt trọn trái tim và năng lượng của mình vào nghệ thuật. Lúc ấy phiêu và bay bổng vô cùng!

Múa đã trở thành niềm đam mê mà Bùi Việt An theo đuổi đến ngày hôm nay, thấm thoát đã 11 năm. Những vũ đạo, điệu múa vốn đã theo chị hơn chục năm nay như ngấm vào da thịt, tâm trí chị. Chị đã quen mỗi khi ánh đèn sân khấu mờ dần, chương trình kết thúc, đằng sau cánh gà, những diễn viên múa lặng lẽ dọn dẹp trang phục và lặng lẽ ra về. Theo chị, múa là nghệ thuật về hình thể, không thể hát hay lôi cuốn như ca sĩ, không nổi tiếng như ca sỹ, được kẻ đón người đưa nườm nượp. “Mấy ai hiểu được, diễn viên múa chúng tôi phải đánh đổi biết bao giọt nước mắt, giọt mồ hơi trên sàn tập...”- An cười nói. “Chẳng có ngành nghề nào dễ dàng, làm cái gì cũng có vất vả riêng, chỉ là ta có biết thích ứng với công việc hay không thôi”.

Đã có lúc, đam mê trong chị tưởng đã “đứt gánh giữa đường”. Cách đây 4 năm, Việt An bị chấn thương rất nặng, với diễn viên múa, đó là cơn ác mộng, tưởng như mọi thứ sụp đổ dưới chân chị. Chị kể: “Tôi được bác sĩ chẩn đoán thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, cột sống thắt lưng, gia đình ai cũng bắt tôi phải chuyển nghề vì bị như thế không thể theo nghề được. Lúc đó tôi đã suy sụp rất nhiều, tôi sốc, tôi phải nghỉ việc 2 tháng để chữa bệnh. Nhiều lúc thấy ánh sáng như vụt tắt dưới chân mình. Cũng may có bạn bè đồng nghiệp luôn ở bên động viên giúp đỡ, tôi lấy được nghị lực vượt qua”. Việt An không mổ mà kiên trì điều trị vật lý trị liệu. Nỗi đau vì tập luyện, điều trị kéo dài hàng tháng trời, đau đớn có, mệt mỏi có, nhưng dừng lại đồng nghĩa với việc quay về vạch xuất phát, nên chị không cho phép mình gục ngã.

Không chịu được khổ đừng học múa ảnh 3

Sau cú sốc ấy, chị lại quay lại với nghề, đam mê với những bài múa như chưa từng rời xa chúng. Chị kể: “Đôi khi múa nặng quá khiến cơ thể đau đớn, tôi cố gắng chịu đựng, để bản thân không ảnh hưởng tới tiết mục biểu diễn. Sau ánh đèn sân khấu, tôi lại tự chịu đau một mình, tự chữa trị, tự thích nghi để không làm ảnh hưởng đến ai khác… “Tôi không nỡ bỏ múa, tôi tiếc nuối khoảng thời gian học và phấn đấu gian khổ suốt thời thanh xuân. Nghề múa xưa nay vốn lắm gian nan, không phải ai yêu nghề cũng có thể theo được. Những khó khăn, thách thức của nghệ thuật múa có lẽ chỉ những người trong cuộc mới có thể cảm nhận rõ”- chị nói.

Không chỉ đau một lần

Múa đã trở thành niềm đam mê mà Bùi Việt An theo đuổi đến ngày hôm nay, thấm thoát đã 11 năm. Những vũ đạo, điệu múa vốn đã theo chị hơn chục năm nay như ngấm vào da thịt, tâm trí chị. Chị đã quen mỗi khi ánh đèn sân khấu mờ dần, chương trình kết thúc, đằng sau cánh gà, những diễn viên múa lặng lẽ dọn dẹp trang phục và lặng lẽ ra về. Theo chị, múa là nghệ thuật về hình thể, không thể hát hay lôi cuốn như ca sĩ, không nổi tiếng như ca sỹ, được kẻ đón người đưa nườm nượp. “Mấy ai hiểu được, diễn viên múa chúng tôi phải đánh đổi biết bao giọt nước mắt, giọt mồ hơi trên sàn tập...”- An cười nói. “Chẳng có ngành nghề nào dễ dàng, làm cái gì cũng có vất vả riêng, chỉ là ta có biết thích ứng với công việc hay không thôi”.

Nước mắt trên sân tập, nỗi đau bị thoát vị đĩa đệm… đó chưa phải là tất cả nỗi nhọc nhằn, vất vả của đời múa. Với chị An, nghề múa có rất nhiều khó khăn bủa vây. “Múa là nghề học thì dài mà được “hành” chẳng bao lâu. Diễn viên múa, mỗi khi thấy thân hình ngày càng khô cứng, cái tuổi nó đuổi xuân đi thì bao nỗi niềm trăn trở lại trào lên vì nguy cơ không được múa vì tuổi tác. Tuổi nghề của người diễn viên múa rất ngắn và thiệt thòi không như các ngành nghề khác, chỉ khoảng đến tầm 35-40 tuổi là cơ thể không còn dẻo dai hay gương mặt không còn trẻ để có thể bước lên sân khấu. Hết tuổi nghề, tùy từng điều kiện, khả năng của mỗi người mà có người tiếp tục học biên đạo, huấn luyện múa để xin dạy ở các trung tâm, câu lạc bộ, có người làm kinh doanh, hoặc tìm một công việc nào đó phù hợp…” – chị An chia sẻ.

Nói thêm về nghề múa, Bùi Việt An chia sẻ: “Đối với Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Múa nói riêng,  phải thực sự đam mê khổ luyện mới dám theo và đi được con đường dài cùng nghề. Với nghề múa, không có sự cố gắng, không chịu được vất vả, khổ cực mà chỉ có đam mê thôi thì không đủ”.

Sau 11 năm cống hiến trong nghề, sau những chương trình hào nhoáng, chị nhen nhóm tình yêu nghề, trao lửa đam mê múa cho những thế hệ trẻ tiếp nối. Chị An vừa bám nghề, vừa trở thành giáo viên dạy múa tại một số trung tâm nghệ thuật ở Hà Nội. Chị hi vọng, chị sẽ trao tình yêu nghệ thuật, đam mê múa cho thế hệ măng non để nghệ thuật múa không bị mai một…

Đối với Nghệ thuật nói chung và nghệ thuật Múa nói riêng,  phải thực sự đam mê khổ luyện mới dám theo và đi được con đường dài cùng nghề. Với nghề múa, không có sự cố gắng, không chịu được vất vả, khổ cực mà chỉ có đam mê thôi thì không đủ.Bùi Việt An

Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
Tạo hành lang pháp lý cho ứng dụng trợ lý ảo phát triển
(Ngày Nay) - Theo ông Nguyễn Phú Tiến, Phó Cục trưởng Cục Chuyển đổi số Quốc gia (Bộ Thông tin và Truyền thông), tiến trình nghiên cứu quy định pháp lý liên quan đến trợ lý ảo nói riêng và các ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) nói chung tại Việt Nam đã và đang tiến hành tích cực.
Khai quật, khảo cổ học hệ thống nền móng điện Cần Chánh trong Đại Nội Huế.
Thừa Thiên-Huế: Sẵn sàng khởi công phục dựng Điện Cần Chánh
(Ngày Nay) - Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế Hoàng Việt Trung cho biết, dự án Tu bổ, phục hồi và tôn tạo di tích Điện Cần Chánh đang được trình Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch thẩm định. Sau khi hoàn thành các thủ tục, dự kiến dự án sẽ được khởi công trong quý IV năm 2024.
Ban tổ chức tặng sách cho các thư viện công cộng, thư viện trường học, tủ sách tư nhân có phục vụ cộng đồng; các trại giam, trại tạm giam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Ngày Sách Việt Nam: Khơi dậy khát vọng cống hiến của tuổi trẻ
(Ngày Nay) - Ngày 19/4, tại Thư viện Tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh phối hợp với Đại học Huế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Viện Nghiên cứu phát triển tỉnh tổ chức khai mạc Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam; giới thiệu 2 ấn phẩm mới của Tủ sách Huế và phát động cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024.
Không giữ giới có năm điều suy hao
Không giữ giới có năm điều suy hao
(Ngày Nay) - Sống ở đời ai cũng mong muốn gia đạo bình an, sự nghiệp ổn định và phát triển. Tuy vậy, không nhiều người biết rằng nền tảng của những mong ước thiện lành đó chính là phước đức.
Đức Phật và những di huấn sau cùng
Đức Phật và những di huấn sau cùng
(Ngày Nay) - Theo kinh Đại bát Niết-bàn (Trường bộ kinh), trước lúc viên tịch, Thế Tôn an cư mùa mưa tại Baluvā, bị bệnh trầm trọng, rất đau đớn. Nhưng Ngài giữ tâm chánh niệm, tỉnh giác, chịu đựng cơn đau ấy, không một chút ta thán.
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
Người xuất gia cần tránh những cơ hiềm, tổn hại cho đạo
(Ngày Nay) - Người tu không nên bất cẩn, mà phải luôn quan tâm đến cơ hiềm của thế gian, tránh để người đời đánh mất niềm tin vào Tam bảo. Phật dạy: “Luôn luôn tự thức tỉnh và tự dò xét, không để lầm lỗi có thể có được, như thế là trong Chánh pháp của Như Lai, người ấy có khả năng thực hiện giải thoát”.
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
Bảy pháp tôn kính làm cho Chánh pháp tăng trưởng
(Ngày Nay) - Tôn kính là sự kính trọng cao tột. Khi tôn kính điều gì thì điều ấy trở thành thiêng liêng, là ngọn đuốc sáng soi đường, là biểu tượng cao cả để hướng đến. Mỗi người có đối tượng tôn kính khác nhau để dẫn lối cho cuộc đời.
Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam yêu cầu quán bar H2 Club không được tổ chức các hoạt động biểu diễn, sau khi dư luận phản ánh việc quán bar này tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang vào tối ngày 6/4/2024 trước đó. (Ảnh cắt từ clip)
Vụ mặc áo cà sa trong quán bar: Tỉnh Hà Nam yêu cầu dừng các hoạt động biểu diễn
(Ngày Nay) - Liên quan đến vụ việc quán bar H2 Club (phường Duy Hải, thị xã Duy Tiên, tỉnh Hà Nam) tổ chức cho nhân viên mặc trang phục Phật giáo biểu diễn nhảy múa dung tục cùng các vũ nữ ăn mặc hở hang; Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hà Nam đã lập tức vào cuộc và có văn bản yêu cầu quán bar này không được tổ chức hoạt động biểu diễn.